rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ
THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƢƠNG MẠI 10
1.1. KHÁI NIỆM THẨM QUYỀN DÂN SỰ THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI. 10
1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƢƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN THEO LOẠI VIỆC 17
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN DÂN SỰ THEO LOẠI
VIỆC CỦA TÒA ÁN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
THƢƠNG MẠI 22
1.4. CƠ SỞ VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ
THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH THƢƠNG MẠI 26
1.4.1 Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại của Tòa án phải xuất phát từ chủ trương của Đảng về chiến
lược cải cách tư pháp. 26
1.4.2. Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại của Tòa án xuất phát từ tính chất quan hệ pháp luật nội
dung mà Tòa án cần giải quyết. 28
1.4.3. Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại của Tòa án xuất phát từ quyền định đoạt của các đương sự29
1.4.4. Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại của Tòa án phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước và xuất phát từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp 29
1.5. SƠ LƢỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƢƠNG MẠI. 31
1.5.1 Giai đoạn trước năm 1994. 32
1.5.2. Giai đoạn 1994 đến 2004 34
1.5.3. Giai đoạn 2004 đến nay 34
1.6 PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI.36
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN
SỰ HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA
ÁN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI 40
2.1. THẨM QUYỀN DÂN SỰ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƢƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN THEO LOẠI VIỆC 40
2.1.1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau 41
2.1.2 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau 46
2.1.3 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 52
2.1.4 Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định 56
2.2. PHÂN BIỆT THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI TRONG
VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI. 57
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THẨM QUYỀN DÂN SỰ THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI 64
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TTDS VỀ
THẨM QUYỀN DÂN SỰ THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI. 64
3.1.1 Bất cập trong quy định khoản 1 Điều 29 BLTTDS 66
3.1.2 Bất cập do quy định về chủ thể trong quan hệ kinh doanh, thương mại
còn chưa đầy đủ 70
3.1.3 Bất cập trong quy định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS 72
3.1.4 Bất cập trong quy định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS 74
3.1.5 Bất cập trong quy định tại khoản 4 Điều 29 BLTTDS 77
3.1.6 Bất cập về vấn đề phân định thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài 77
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM
QUYỀN DÂN SỰ THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI. 79
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN
DÂN SỰ THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH THƢƠNG MẠI. 82
3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự liên quan
đến khoản 1 Điều 29 BLTTDS và vấn đề chủ thể trong quan hệ kinh doanh,
thương mại 82
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS 84
3.3.3. Kiến nghị hoàn thiện các quy định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS 85
3.3.4. Kiến nghị hoàn thiện quy định tại khoản 4 Điều 29 BLTTDS 87
3.3.5. Kiến nghị hoàn thiện quy định về phân định thẩm quyền giữa Tòa án và
trọng tài 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

một cách công phu và nghiêm túc nhằm đề ra những giải pháp cho việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề này.
Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 ra đời đã có rất nhiều khóa luận
tốt nghiệp, luận văn, luận án, bài viết về các vấn đề liên quan đến giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại, trong đó ít nhiều đề cập đến thẩm quyền
dân sự của tòa án theo loại việc về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại. Chẳng hạn như:
- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đào Văn Hội với đề tài: “Giải
quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” bảo
vệ năm 2003
- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh với đề tài
“Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường tòa án ở Việt
Nam” bảo vệ năm 2003
- Bài viết “Xác định thẩm quyền theo vụ việc của Tòa án” của Tiến sĩ
Phan Chí Hiếu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2 năm 2004.
Sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 ra đời nay là Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLTTDS cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu, luận
án, luận văn, bài viết đề cập những khía cạnh về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại:
- Tác giả Viên Thế Giang với bài: “Thẩm quyền giải quyết kinh doanh
theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2004” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 12 năm 2005.
- Tiến sĩ Phan Chí Hiếu với bài “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
kinh doanh theo Bộ luật Tố tụng dân sự và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn
thi hành” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10 năm 2005 và bài
“Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam” đăng
trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12 năm 2005.
thức phù hợp để giải tỏa mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên. Tùy thuộc vào
từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, mức độ hoàn thiện của pháp luật, sự
ảnh hưởng của văn hóa dân tộc ....của các quốc gia khác nhau có thể xây dựng
các cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại khác nhau. Theo
quy định của pháp luật Việt Nam, một tranh chấp kinh doanh, thương mại
phát sinh thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện ra Tòa án hay yêu cầu
Trọng tài thương mại giải quyết theo các thủ tục tố tụng khác nhau. Vì vậy,
cần có cơ sở để phân định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh
doanh, thương mại của Tòa án và Trọng tài thương mại. Cơ sở để phân định
thẩm quyền đó chính là thỏa thuận Trọng tài giữa các bên tranh chấp. Điều 6
Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Trong trường hợp các bên
tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà
án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hay thoả
thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện
– một nguyên tắc cốt lõi trong tố tụng trọng tài, sự hình thành trọng tài là do ý
chí tự nguyện của các bên đương sự và trong quá trình tố tụng trọng tài đều
nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự. Việc quy định như trên nhằm
mục đích tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, tránh được sự chồng chéo về
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại giữa Trọng tài
và Tòa án. Vì vậy, Tòa án đóng vai trò duy trì công lý, bảo đảm sự tôn trọng
thỏa thuận trọng tài và ý chí của các bên trong việc đưa vụ tranh chấp ra
Trọng tài. Đó là trách nhiệm từ chối thụ lý vụ tranh chấp, nếu một bên cố ý
đưa nó ra Tòa án, trừ trường hợp xét thấy giữa các bên không có thỏa thuận
trọng tài hay thỏa thuận trọng tài là vô hiệu.
Như vậy, việc dựa vào các đặc điểm chung về thẩm quyền dân sự của
Tòa án và các đặc thù cần xác định trong loại việc tranh chấp kinh doanh,
thương mại sẽ là cơ sở, nền tảng pháp lý quan trọng giúp cho việc xác định
chính xác thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án về giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại.
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN DÂN SỰ THEO
LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH THƢƠNG MẠI
Thẩm quyền của toà án là một trong những chế định quan trọng trong
pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng. Việc quy
định này không chỉ có ý nghĩa đối với nhà nước mà còn có ý nghĩa với các
bên đương sự và các đối tượng có liên quan. Việc quy định thẩm quyền dân
sự theo loại việc của tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
cũng có ý nghĩa như vậy.
Thứ nhất: Xác định đúng, hợp lý thẩm quyền dân sự theo loại việc của
Tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là công cụ để nhà
nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân.
Kể từ khi Đại hội Đảng VI với chủ trương: Xóa bỏ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp tồn tại gần ba mươi năm, xây dựng và
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương đó đã
được thể chế tại Điều 52 Hiến pháp sửa đổi năm 2013: “Nhà nước xây dựng
và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các
quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý
nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền
kinh tế quốc dân.”. Cho tới nay nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh
tế thị trường. Nền kinh tế thị trường bao giờ cũng có tác động ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực. Xác định đươc điều đó Đại hội Đảng VIII đã nhấn mạnh:
“Tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích
cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của
cơ chế thị trường. Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật
của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế”.
Để làm được điều này thì phải sử dụng đến công cụ là pháp luật và việc
quy định thẩm quyền dân sự theo loại việc của tòa án về giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại là không thể thiếu. Bởi trong nền kinh tế thị trường
thì không phải lúc nào lợi ích của các chủ thể cũng có thể thống nhất với nhau
và tranh chấp kinh doanh, thương mại xảy ra là điều tất yếu. Các tranh chấp
này có thể do mâu thuẫn về mặt lợi ích hay do các nguyên nhân chủ quan,
khách quan khác gây nên. Dù do nguyên nhân nào thì các tranh chấp này vẫn
có nguy cơ gây mất ổn định nền kinh tế, làm gián đoạn các hoạt động sản xuất
kinh doanh và đi lệch so với định hướng của nhà nước. Vì vậy để giải quyết
các vấn đề trên thì đương nhiên phải quy định thẩm quyền dân sự theo loại
việc của tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Thứ hai: Tạo ra một cơ chế pháp lý hữu hiệu để giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại. Các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại của Tòa án là cơ sở pháp lý để Tòa án thụ lý, giải
quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh trong xã hội.
Thương trường với mục đích tối cao là lợi nhuận chắc chắn sẽ tạo ra
nhiều tranh chấp gay gắt và quyết liệt. Các bên tranh chấp sẽ phải tìm ra cho
mình một cách giải quyết các vấn đề này một cách nhanh chóng hiệu
quả và có lợi cho mình nhất mà vẫn giữ được uy tín trên thương trường và
bảo đảm giữ được bí quyết kinh doanh. Đương sự có rất nhiều phương án để
lựa chọn như thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hay tòa án. Và tất
nhiên, không phải khi nào họ cũng có thể thương lượng hòa giải được với
nhau đồng thời nếu có thể thương lượng, hòa giải được thì trong quá trình
thực thi cũng là điều khó khăn vì không có tính cưỡng chế. Khi đó tòa án với
tư cách là một cơ quan công quyền và những ưu điểm của nó vẫn được các


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của tòa án nhân dân Luận văn Luật 0
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
D Bài giảng Giải quyết xung đột thẩm quyền dân sự quốc tế Luận văn Luật 0
T Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới. T Luận văn Luật 0
N Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện : Luậ Luận văn Luật 0
T Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư p Luận văn Luật 0
C Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các tòa án : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
K Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong tố tụng dân sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
D Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân qua thực tiễn Huế Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top