Giorgio

New Member

Download miễn phí Tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và Công ty cổ phần (về những điều kiện hoạt động kinh doanh)





Phần I: lời mở đầu 1

Phần II. Nội dung 2

A.Cơ sở khoa học và kinh nghiệp cổ phần hoá doanh nghiệp

 Nhà nước 2

I. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là sự lựa chọn tất yếu. 2

1.Thực chất của cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước 2

2.Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong

 giai đoạn hiện nay 3

II. Kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN của một số nước 5

1. Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Nhật Bản 5

2. Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Hàn Quốc. 7

3. Một số điểm rút ra từ kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước

 trên thế giới 10

B.Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam và thực trạng của nó 16

I.Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước trong bước chuyển sang

 nền kinh tế thị trường 16

II. Tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam 19

1. Bốn năm đầu thí điểm cổ phần hóa (1992-996) 19

c. Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cổ phần hoá DNNN

đến năm 2000 31

I. Tạo môi trường pháp đầy đủ, đồng bộ về cổ phần hoá

DNNN. 31

II.Xây dựng tiến trình cổ phần hoá 33

1. Lựa chọn doanh nghiệp cổ phần hoá: 33

2. Phân loại doanh nghiệp Nhà nước nhằm mục tiêu

cổ phần hoá. 35

III.Tạo sân chơi bình đẳng giữa DNNN và Công ty cổ phần (về những điều kiện hoạt động kinh doanh). 36

IV.Một số biện pháp tạo lập môi trường thuận lợi cho việc

 hình thành và phát triển công ty cổ phần 37

1.Hình thành công ty đầu tư 37

2.Ổn định tiền tệ, giảm tốc độ lạm phát 37

3.Chính sách tài chính 38

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện vai trò điều tiết

quản lý vĩ mô về mặt tiền tệ 38

5.Tăng cường và hoàn thiện công tác kiểm tra 38

Phần III. Tài liệu tham khảo 40

Mục lục 41

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


việc này tỏ ra thích hợp với cả Chính phủ đang cần thời gian để nắm bắt và kiểm soát cũng như công chúng đang cần có thời gian để tin vào sự ổn định lâu dài về chính sách của Chính phủ. Riêng đối với nhiều nước đang phát triển và Đông Âu, nơi mà các điều kiện để cổ phần hoá còn rất thiếu như kinh tế thị trường chưa phát triển, thị trường chứng khoán chưa hình thành khu vực kinh tế tư nhân còn rất yếu ớt.. thì tính chất lâu dài, nhiều giai đoạn và phải thực hiện trong nhiều năm là điều không thể tránh khỏi,. Tính quá trình càng được nhấn mạnh khi các Chính phủ lưu ý đến quan hệ tác động nhân quả giữa cổ phần hoá với các điều kiện cho phép thực hiện để thúc đẩy tiến trình cải cách nền kinh tế. Mặt khác nó còn bao hàm cả một quá trình được tiến hành thường xuyên liên tục để di chuyển sở hữu Nhà nước sang các lĩnh vực khác nhau nhằm cơ cấu lại nền kinh tế giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp.
Cần xác định việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam sẽ là một quá trình lâu dài, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và có những bước đi cụ thể. Trong hoàn cảnh còn thiếu điều kiện quan trọng để cổ phần hoá như ở nước ta thì đây là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải thực hiện trong nhiều năm. vì vậy việc quán triệt quan điểm quá trình. Trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là cần thiết để chỗng những tư tưởng và biểu hiện nóng vội, chủ quan duy ý chí, muốn hoàn thành công việc này trong một lần, trong thời gian ngắn.
Thứ năm: môi trường pháp lý của việc thực hiện cổ phần hoá
Với những tính chất cổ phần hoá đã được nêu ở trên, các mức đều phải tạo ra môi trường pháp lý cần thiết để tiến hành công việc này. Đó là các bộluật quan trọng có ý nghĩa là những điều kiện xác lập và ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra khung khổ pháp lý cho sự chuyển hoá và hoạt động của các doanh nghiệp được cổ phần hoá và các công ty nói chung. Hệ thống những văn bản luật ở nhiều nước có những tên gọi khác nhau nhưng đều tập trung giải quyết một số vấn đề chung như Luật công ty, Luật về thị trường chứng khoán, luật phá sản, Luật lao động và bảo hiểm. Luật doanh nghiệp Nhà nước … khác với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, sự không ổn định trong môi trường kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển và đông Âu đang gây cản trở lớn cho quá trình tiến hànhcn cũngnhư thu hút vốn đầu tư cổ phần của nước ngoài. Nhiều chinh sách đang trong quá trình thay đổ khó đoán trước về lãi suất, tỷ giá hối đoái, thuế quan, thị trường lao động càng tăng thêm sự rủi ro và tính không chắc chắn đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào các doanh nghiệp được cổ phần hoá. Điều đó khiến các nước này khẩn trương xác lập một hệ thống pháp luật tạo khung khổ cho sự hoạt động ổn định của nền kinh tế thị trường nói chung và quá trình tư nhân hoá nói riêng. Hiện nay trong quá trình cải cách các nước Đông Âu đã ban hành nhiều bộluật trong đó có Luật tư nhân hoà và thực hiện hàng loạt các chính sách về tự do hoá giá cả, lãi xuất, tỷ giá hối đoái…để từng bước tạo lập những điều kiện pháp lỹ cho sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, góp phần thực hiện thànhcông quá trình cổ phần hoá ở các nướcnày.
ở Việt Nam, để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và đổi mới cơ chế kinh tế nói chung không thể không có vấn đề về môi trường pháp lý và ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều bộ luật nhằm xác lập và hoàn thiện môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước. Hiện nay, cần có sự bổ sung, sửa đổi và ban hành các bộ luật quan trọng như Luật công ty, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật thương mại, Luật phá sản, luật lao động và bảo hiểm… để từng bước tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam thực hiện có kết quả.
Thứ sáu: phí tổn của quá trình thực hiện cổ phần hoá.
Để thực hiện chơơng trình cổ phần hoá thành công, thực tiễn ở các nước đều cho thấy Nhà nước cần chịu một khoản phí tổn nhất định. Điều này nói lên sự khác nhau cơ bản giữa Nhà nước và tư nhân. Đối với tư nhân, sau khi đã bán cổ phần của mình để thu lợi và không còn trách nhiệm gì đối với doanh nghiệp thì ngược lại Nhà nước vẫn phải quan tâm những vấn đề của doanh nghiệp sau khi đã cổ phần hoá, cũng như những vấn đề nảy sinh như là hậu quả của quá trình này. Khoản phí tổn đó được Chính phủ quan niệm và xử lý khác nhau. Nó có thể là sự ưu đãi cổ phiếu khi bán hay những chi phí cho việc bảo hiểm trợ cấp thời gian đào tạo lại nghề và tìm việc mới với những người lao động bị mất việc làm trong các doanh nghiệp được cổ phần hoá hay những chi phí cho bọ máy thẹ hiện và cơ quan môi giới, tư vấn, quảng cáo cho việc thực hiện quá trình này…Những khoản chi phí này canà thiết và có tác dụng đảm bảo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội cho việc thực hiện một chương trình có tầm quan trọng lâu dài trong quá trình cải cách kinh tế ở các nước.
Đối với nước ta cũng cần có sự lưỡng định những khoản phí tổn không thể cắt giảm được, nhất là các ấn đề về việc làm mới và đào tạo lại bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp được cổ phần hoá, các vấn đề về tư vấn, kiểm toán, quảng cáo, môi giới đầu tư trong và ngoài nước… đối với vấn đề cổ phần hoá. Điều nay là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo thực hiện chơơng trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đạt được kết quả ở nước ta.
Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam và thực trạng của nó
Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước trong bước chuyển sang nền kinh tế thị trường
ở nước ta, cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thực hiện mô hình kế hoạc hoá tập trung, lấy việc mở rộngvà phát triển khu vực kinh tế Nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm mục tiêu cho công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy khu vực kinh tế Nhà nước đã được phát triển một cách nhanh chóng, rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mang lại, trong đó phải kể đến sự ra đời tràn lan của các doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý. Sau đây tui xin trình bầy một số thực trạng doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay.
ở Việt Nam, trước dây chúng ta có hơn 12000 doanh nghiệp Nhà nước sau nghị định 388/HĐBT và chỉ thị 500/Ttg số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm xuống 6000 doanh nghiệp chiếm hơn 40% GDP. Hầu hết các doanh nghiệp còn nhỏ bé và dàn trải, chồng chéo về ngành nghề.
Đến nay cả nước vẫn còn tới 5280 doanh nghiệp Nhà nước vốn bình quân mỗi doanh nghiệp Nhà nước chỉ trên 18 tỷ đồng (khoảng 1,2 triệu USD). Trong đó số doanh nghiệp Nhà nước có vấn 5 tỷ đồng trở xuống chiếm 65,445%, số doanh nghiệp Nhà nước vốn trên 10 tỷ đồng chỉ dưới 21%...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top