daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang)
Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay (nghiên cứu trường hợp huyện yên thế, tỉnh bắc giang)
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 11
4. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 11
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu............................................. 12
5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 12
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 12
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 13
8. Khung phân tích........................................................................................ 16
9. Kết cấu của luận văn................................................................................. 17
NỘI DUNG CHÍNH...................................................................................... 18
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................. 18
1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 18
1.1.1. Khái niệm “ Điện thoại di động” và “Điện thoại thông minh”......... 18
1.1.2. Khái niệm “Học sinh trung học phổ thông” ...................................... 19
1.1.4. Khái niệm “Tác động” ......................................................................... 20
1.1.5. Khái niệm “Tương tá c xã hôị ”............................................................ 20
1.1.6. Biến đổi tương tác xã hội..................................................................... 23
1.2. Lý thuyết tiếp cận................................................................................... 24
1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội...................................................................... 24
1.2.2. Lý thuyết xã hội hóa ........................................................................... 25
1.2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng ............................................................ 27
1.2.4. Lý thuyết hệ thống................................................................................ 28
Tiểu kết chƣơng 1:......................................................................................... 30
Chƣơng 2. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn........................................................................... 31
2.1. Vài nét về địa bàn điều tra .................................................................... 31
2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội huyện Yên Thế.............................................. 31
2.1.2. Một số đặc điểm của các trường trung hoc̣ phổ thông trên địa bàn
nghiên cứu...................................................................................................... 31
2.2. Thực trạng sử dụng điêṇ thoaị thông minh......................................... 35
2.2.1. Số học sinh sử dụng điêṇ thoaị thông minh....................................... 35
2.2.2. Loại điêṇ thoaị thông minh được học sinh trung hoc̣ phổ thông sử
dụng................................................................................................................. 37
2.2.3. Thời gian sử dụng ................................................................................ 40
2.2.3. Thời điểm sử dụng ............................................................................... 42
2.2.5. Chức năng thường sử dụng................................................................. 43
2.2.6. Mục đích sử dụng điêṇ thoaị thông minh........................................... 45
2.2.7. Chi phí sử dụng .................................................................................... 48
Tiểu kết chƣơng 2:......................................................................................... 49
Chƣơng 3. Biến đổi tƣơng tác xã hội của học sinh trung học phổ thông
trong quá triǹ h sử dụng điện thoại thông minh......................................... 50
3.1. Nhận định của học sinh về tác động của việc sử dụng điêṇ thoaị thông
minh đến tƣơng tác xã hội ............................................................................. 50
3.1.1. Tác động dương tính............................................................................ 50
3.1.2. Tác động âm tính................................................................................ 53
3.1.3. Tác động ngoại biên............................................................................. 58
3.2. Biến đổi tƣơng tác xã hội của học sinh trung học phổ thông............. 60
3.2.1. Biến đổi trong hệ triết lý của học sinh học sinh trung hoc̣ phổ thôn....... g 60
3.2.2. Biến đổi trong hệ quan điểm của học sinh học sinh trung hoc̣
phổ thông ..........................................................................................62
3.2.3. Biến đổi trong hệ khái niệm của học sinh học sinh trung hoc̣
phổ thông ..........................................................................................65
3.2.4. Biến đổi trong hệ chuẩn mực của học sinh học sinh trung hoc̣
phổ thông ..........................................................................................66
3.3. Một số biện pháp từ quan điểm của gia đình và nhà trƣờng và học
sinh trung hoc̣ phổ thông.............................................................................. 70
Tiểu kết chƣơng 3:......................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 73
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 77
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đang hàng ngày hàng giờ thay đổi
tư duy nhân loại. Các thành quả khoa học và công nghệ đã làm cho loài người xích
lại gần nhau hơn để tiếp nhận những gì mới lạ đến từ ngoài lãnh thổ. Trong đó phải
kể đến những thành tựu của công nghệ viễn thông, những thành tựu này đã mang đến
cho thế giới những thay đổi lớn lao, tạo những thuận lợi ngày càng to lớn cho sự phát
triển của con người. Ở nước ta, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đời sống
của người dân nói chung và người dân ở nông thôn nói riêng ngày càng được nâng
cao. Sự phát triển của công nghệ viễn thông làm ĐTDĐ đã và đang trở thành phương
tiện thông tin khá phổ biến đối với người dân, kể cả những người dân ở vùng sâu
vùng xa. Nếu như trước đây ĐTDĐ chỉ giành cho tầng lớp giàu có, thì hiện nay,
ĐTDĐ đã trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân. Mọi đối tượng trong xã hội
ngày nay đều có thể sử dụng ĐTDĐ từ thành thị đến nông thôn, từ cán bộ, công -
nhân viên chức đến những người nông dân, những học sinh, sinh viên... ĐTDĐ giúp
con ngườ i trao đổi thông tin nhanh và tiện duṇ g , đáp ứng nhu cầu kết nối thông tin
liên lạc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại... Các loại ĐTDĐ ngày càng
đa dạng, đa chức năng, bên cạnh những điện thoại thông thường với các chức năng
chủ yếu là nghe gọi thì hiện nay, ĐTTM cũng đã khá phổ biến với nhiều các dịch vụ
đa dạng hơn. Nghe gọi dường như không còn là chức năng quan trọng nhất của ĐTTM,
nhiều chức năng thông minh khác được tích hợp và được sự đón nhận đặc biệt của giới
trẻ như ghi âm, chụp hình, kết nối mạng internet, nghe nhạc và xem phim…Cùng với
chiếc ĐTTM, người dùng có thể tiếp cận với một lượng thông tin khổng lồ, đa dạng và
tham gia vào một mạng lưới xã hội rộng lớn.
Học sinh THPT thuộc lứa tuổi thanh niên. Đây là lứa tuổi được xem là thế hệ
rường cột của quốc gia, là nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Thanh niên luôn mang trong mình tính đa dạng của thế hệ đang lớn lên, là biểu
tượng của sự trẻ trung, mạnh mẽ, giàu hoài bão, ước mơ, thích tiếp xúc với cái mới, cái
lạ và luôn nhanh nhạy trong tiếp thu những thành quả của khoa học và công nghệ. Theo
nghiên cứu của Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2009 ghi nhận ngẫu nhiên
trên 10.000 thanh thiếu niên tại 63 tỉnh/thành Việt Nam, có đến 80% thanh thiếu niên
sử dụng điêṇ thoaị di đôṇ g (riêng khu vực thành thị chiếm 97%) [38]. ĐTDĐ đã trở
nên phổ biến và gần gũi, gắn liền trong đời sống hàng ngày đến mức nhiều học sinh
hiện nay coi điện thoại như một “vật bất li thân”.
ĐTDĐ, đặc biệt là ĐTTM với sự phát triển lớn mạnh của nó đã có những tác
động lớn đến đời sống của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay. Bên cạnh những
mặt tích cực như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của học sinh, hỗ trợ học
sinh trong các tương tác xã hội, giúp mở rộng mối quan hệ giao tiếp,...việc sử dụng
ĐTTM đang tạo ra những biến đổi tiêu cực trong chính đời sống xã hội của học
sinh. Học sinh THPT là lứa tuổi đang có những thay đổi lớn cả về thể chất và tư
duy, vì thế cần có những định hướng đúng đắn, phù hợp tạo điều kiện cho sự phát
triển hài hòa và toàn diện cho các em. Nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của việc sử
dụng ĐTDĐ đến học sinh THPT ở nông thôn là hết sức quan trọng và cần thiết. Vì
vậy, chúng tui thực hiện đề tài: “Tác động của việc sử dụng ĐTTM đến sự biến
đổi tƣơng tác xã hội của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay. Nghiên cứu
trƣờng hợp tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” nhằm làm sáng tỏ những tác
động của mối quan hệ này và chỉ ra mặt tích cực, tiêu cực của nó đến các mối quan
hệ xã hội của học sinh, từ đó đưa ra những khuyến nghị thích hợp. Cùng với sự phát
triển và thay đổi của nền kinh tế nói chung, của khoa học và công nghệ nói riêng,
chắc chắn xu hướng sử dụng ĐTTM sẽ tiếp tục tăng, những vấn đề giải quyết trong
đề tài sẽ trở nên hết sức cần thiết và đòi hỏi có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu
hơn nữa về vấn đề này trong tương lai.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nước ngoài
Cùng với sự phát triển của khoa học, đời sống của con người ngày càng được
nâng cao, nhu cầu đảm bảo sức khỏe được quan tâm không chỉ là sức khỏe thể chất
mà cả sức khỏe tinh thần. Trong điều kiện đó nhiều nghiên cứu được thực hiện
nhằm tìm hiểu xem tác động của ĐTDĐ đến đời sống xã hội của người sử dụng như
thế nào. Nhiều nghiên cứu về những nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong đời sống xã
hội đã chỉ ra vai trò của ĐTDĐ, phương tiện thông tin liên lạc mớ i hiêṇ nay …. Một
số nghiên cứu điển hình như:
Cuốn The Cell Phone's Impact on Society (Kết nối ĐTDĐ: Tác động của
ĐTDĐ trong xã hội) của Rich Ling (2004) được đánh giá là một cuốn sách mà bất
cứ ai quan tâm đến việc đánh giá các tác động xã hội của việc sử dụng ĐTDĐ cần
nghiên cứu và tìm hiểu. Cuốn sách của Ling, thông qua những mô tả chi tiết và
phân tích của một số nghiên cứu, cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc có giá trị vào
việc tác động của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi động lực xã hội của người
dân trong đời sống công cộng, chỉ ra cách ĐTDĐ đã làm thay đổi cách mọi người
giao tiếp. ĐTDĐ không chỉ là một sự đổi mới kỹ thuật đơn giản hay mốt xã hội,
0,01 nên độ tin cậy của kiểm định là 99%. Như vậy, chúng ta có thể bác bỏ H0 và
kết luận rằng có sự thay đổi về hình thức giao tiếp khi học sinh sử dụng điện thoại
thông minh.
Trước khi sử dụng ĐTTM, có 68.4 % học sinh được hỏi lựa chọn liên lạc với
thầy cô bằng hình thức gặp trực tiếp. Trong khi đó, sau khi có ĐTTM, chỉ có 34.4%
học sinh ưu tiên hình thức này. Hình thức liên lạc được ưu tiên nhất được học sinh
sử dụng là gọi điện cho thầy cô (chiếm 68.8 %), sau đó là nhắn tin văn bản (chiếm
46,4%), thứ 3 là liên hệ qua mạng xã hội bằng ĐTTM (chiếm 37.2%). Như vậy có
thể thấy, các cách thức liên lạc thông qua điện thoại được học sinh quan tâm hơn.
Có thể thấy có sự thay đổi đáng kể trong cách thức liên lạc của học sinh trong
nghiên cứu trước và sau khi sử dụng ĐTTM. Sau khi sử dụng ĐTTM, học sinh có
nhiều lựa chọn cách thức liên hệ hơn trước, học sinh được hỗ trợ công cụ giao tiếp
cả về ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh một cách phong phú, việc giao tiếp, liên lạc,
cung cấp thông tin cũng trở nên đơn giản và nhanh nhạy hơn. Hình thức giao tiếp
được hỗ trợ thông qua mạng xã hội được học sinh trong nghiên cứu quan tâm hơn,
chúng có thể liên lạc với người khác ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ về việc gì, bất
cứ lý do nào. Giao tiếp trở nên đơn giản và thuận lợi vô cùng. Tuy nhiên hình thức
gửi email qua mạng lại không hề nhận được sự quan tâm của những học sinh trong
nghiên cứu, có thể do tính chất trao đổi thông tin qua mail, nhất là bằng mail trên
điện thoại, khó soạn thảo hơn, cách thức trao đổi mang tính chất khép kín, bí mật,
có tính chất công việc, còn học sinh lại quan tâm đến những mối quan hệ mở, đơn
giản và dễ dàng trong thao tác, có thể thao tác bất cứ lúc nào, ở đâu hơn.
Trước khi có điện thoại, hình thức giải trí được học sinh trong nghiên cứu ưu
tiên lựa chọn đầu tiên là chơi đùa với các thành viên trong gia đình chiếm 38,4%,
sau đó là đi chơi với bạn bè chiếm 34,8% và chơi điện tử hay tham gia mạng xã
hội trên máy tính chiếm 25,2%.
Trong khi đó, khi sở hữu ĐTTM, khi được hỏi lựa chọn hình thức giải trí mình
ưu tiên nhất, học sinh ưu tiên hơn cả là hình thức chơi điện tử hay tham gia mạng
xã hội bằng điện thoại, có 40,8% học sinh trong nghiên cứu lựa chọn, có 23,2% học
sinh chơi điện tử, hay tham gia mạng xã hội trên điện thoại là hình thức mình ưu
tiên nhất để giải trí, có 18,4% học sinh lựa chọn hình thức đi chơi với bạn bè là hình
thức ưu tiên nhất.
Có thể thấy có sự thay đổi đáng kể trong cách thức liên lạc của học sinh trong
nghiên cứu trước và sau khi sử dụng ĐTTM. Sau khi sử dụng ĐTTM, học sinh có
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top