Download miễn phí Tác động của quảng cáo đến việc phát triển sản phẩm mới





 

Lời nói đầu 1

1. Phần lý thuyết : 2

1.1 Các khái niệm liên quan : 2

1.1.1 Chu kì sống của sản phẩm và các giai đoạn của chu kì sống: 2

Mức Tiêu Thụ 3

1.1.2. Giá trị, giá trị mới, sự thoả mãn, sản phẩm hiện tại, sản phẩm mới : 3

1.1.3. Quá trình chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng : 4

1.2 Những lý do một doanh nghiệp quyết định đưa ra thị trường sản phẩm, dịch vụ mới : 6

1.3 Những yếu tố doanh nghiệp cần chuẩn bị khi quyết định tung ra thị trường sản phẩm và dịch vụ mới : 8

1.3.1 ý tưởng về sản phẩm ( dịch vụ ) mới : 8

1.3.2 Hình thành một cơ cấu tổ chức thực kế hoạch phát triển sản phẩm mới : 9

1.3.3 Thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường : 10

1.3.4 Soạn thảo chiến lược maketing cho sản phẩm mới : 13

1.4 Quảng cáo và những tác động của quảng cáo đến việc phát triển sản phẩm mới : 13

1.4.1 Khái niệm quảng cáo ? phương tiện quảng cáo ? 13

1.4.2 Những phương tiện truyền thông được sử dụng để phát triển sản phẩm mới : 13

1.4.3 : Ưu thế của quảng cáo so với những công cụ marketing khác trong việc hỗi trợ sự phái triển của sản phẩm mới : 15

1.4.5 Những yếu tố cần xác định cho chương trình quảng cáo phát triển sản phẩm mới : 18

2.Liên hệ thực tiễn : Phân tích tác động của quảng cáo đến việc phát triển sản phẩm mới của OMO. 21

2.1 Tóm tắt quá trình phát triển và đặc điểm của sản phẩm OMO: 21

2.2 Những yếu tố làm cho omo liên tiếp tung ra thị trương những sản phẩm mới : 25

2.3 Đánh giá hiệu quả những chương trình quảng cáo cho những sản phẩm đã qua của omo : 26

2.3.1 Những phương tiện quảng cáo omo đã lựa chọn : 26

2.3.2 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của những chương trình quảng cáo trước đây của omo : 28

3.Một số ý tưởng nhằm hoàn thiện những chương trình quảng cáo : 29

Kết luận : 29

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


những nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua các cuộc thăm dò khách hàng , trắc nghiệm chiếu hình , trao đổi nhóm tập trung và những thư góp ý và khiếu nại của khách hàng . Nhiều ý tưởng hay nhất nảy sinh khi yêu cầu khách hang trình bày những vấn đề của mình lien quan đến những sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp .
+ Ý tưởng sản phẩm mới từ những nhà khoa học các kĩ sư những người thiết kế và các công nhân viên khác : những công ty thành công đã xây dựng nề nếp của công ty khuyến khích mọi công nhân viên tìm kiếm ý tưởng mới để cải tiến sản xuất , sản phẩm và dịch vụ của công ty . Ví dụ : Toyota công bố rằng hàng năm công nhân viên của họ đã đưa ra 2 triệu ý tưởng , tức là mỗi người có 35 ý kiến , và hơn 85% số ý kiến đó được thực hiện . Kodak và một số công ty mỹ tặng thưởng tiền và bằng khen cho những công nhân viên nào đề xuất được ý tưởng hay nhất trong năm .
+ Ý tưởng sản phẩm mới qua khảo sát sản phẩm và dịch vụ đối thủ cạnh tranh : chúng ta có thể tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh đang làm gì , có kế hoạch gì đó là 1 nghệ thuật trong kinh doanh để có thể phát hiện ra khách hang thích những gì ở sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh . Từ những kết quả thu thập được , trải qua quá trình phân tích chúng ta có thể làm ra những sản phẩm mới tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh .
+ Ý tưởng sản phẩm mới từ các thay mặt bán hàng và những người trung gian : Họ có điều kiện mắt thấy tai nghe những nhu cầu và phàn nàn của khách hang , họ thường hay biết được trứơc tiên những diễn biến cạnh tranh . Ngày nay nhiều công ty huấn luyện và khen thưởng các thay mặt bán hang , người phân phối và các đại lý của mình về việc tìm kiếm những ý tưởng mới
+ Ban lãnh đạo tối cao đưa ra ý tưởng về sản phẩm mới .
Những ý tưởng sản phẩm mới cũng có thể có những nguồn khác như những sáng chế , những người có bằng sang chế , các phòng thí nghiệm , các trường học , các công ty quảng cáo , các công ty nghiên cứu maketing …
Kết thúc quá trình hình thành các ý tưởng ban lãnh đạo công ty đối mặt với việc đánh giá và sang lọc ý tưởng . Phải xây dựng đựợc 1 hệ thống đánh giá trong đó thể hiện được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ý tưởng . Việc đánh giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : các điều kiện của nội bộ doanh nghiệp các điều kiện thuộc môi trường bên ngoài đối thủ canh tranh sản phẩm hiện có của doanh nghiệp … kết thúc của giai đoạn này chúng ta quyết định lựa chọn những ý tưởng khả thi nhất và lập kế hoạch thực hiện .
1.3.2 Hình thành một cơ cấu tổ chức thực kế hoạch phát triển sản phẩm mới :
Yếu tố then chốt trong công tác phát triển sản phẩm mới là xây dựng một cơ cấu tổ chức có hiệu lực . các công ty quản trị việc phát triển sản phẩm mới theo một số cách :
-Người quản trị sản phẩm : Nhiều công ty giao trách nhiệm về sản phẩm cho những người quản trị sản phẩm . Trong thực tế hệ thống này có một số thiếu sót , người quản trị sản phẩm thường quá quan tâm quản trị chủng loại sản phẩm của mình nên ít nghĩ tới sản phẩm mới ngoài việc cải biến hay mở rộng nhãn hiệu , họ cũng thiếu nghiệp vụ chuyên môn và hiểu biết cần thiết để phê phán và phát triển sản phẩm mới .
-Người quản lý sản phẩm mới : Chuyên trách về chức năng sản phẩm mới , song họ có xu hướng chỉ nghĩ đến việc cải biến sản phẩm và mở rộng chủng loại trong phạm vi thị trường của mình .
-Ban sản phẩm mới : Hầu hết các công ty đều có ban quản lý cấp cao chịu trách nhiệm rà soát và phê duyệt những đề án sản phẩm mới .
-Phòng sản phẩm mới : Những công ty lớn thường lập một phòng sản phẩm mới đặt dưới quyền của một người quản trị có quyền hạn lớn và làm việc với ban lãnh đạo tối cao . Những trách nhiệm chủ yếu của phòng này là đề xuất và xem xét những ý tưởng mới , làm việc với phòng nghiên cứu và phát triển tiến hành thử nghiệm sản phẩm và thương mại hoá .
-Tổ thăm dò sản phẩm mới : làm nhiệm vụ chủ yếu là tìm hiểu và cập nhật thông tin về sản phẩm mới : về doanh số bán , những ưu và nhược điểm, phàn nàn của khách hang , khúc thị trường nào tiêu thụ được nhiều nhất…
1.3.3 Thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường :
Sau khi ban lãnh đạo hài long với những kết quả về chức năng và tâm lý của sản phẩm thì có thể xác định cho sản phẩm đó tên nhãn hiệu , bao bì và một chương trình maketing sơ bộ để thử nghiệm nó trong điều kiện xác thực hơn đối với người tiêu dung . Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều biết việc thử nghiệm trên thị trường có thể cung cấp những thong tin có giá trị về người mua , các đại lý , hiệu qủa của chương trình maketing , tiềm năng của thị trường và những vấn đề khác . Nhưng vấn đề chính là sẽ thử nghiệm trên thị trường bao nhiêu lần và cách thử nghiệm như thế nào ?
Số lần thử nghiệm trên thị trường chịu ảnh hưởng 1 bên là chi phí rủi ro của vốn đầu tư và 1 bên là sức ép thời gian và chi phí nghiên cứu . Những sản phẩm có vốn đầu tư , rủi ro cao cần được thử nghiệm trên thị trưởng với mức độ đủ để không phạm sai lầm , chi phí thử nghiệm trên thị trường sẽ bằng 1 tỷ lệ % không đáng kể trong tổng chi phí của dự án . Những sản phẩm có rủi ro lớn tức là sản phẩm tạo ra những loại sản phẩm mới hay có những tính chất mới cần được thử nghiệm trên thị trường nhiều hơn những sản phẩm cải tiến . Sức ép về thời gian , thời vụ hay các đối thủ canh tranh sắp tung ra sản phẩm của mình làm cho doanh nghiệp đẩy nhanh việc thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường .
- Một số phương pháp thử nghiệm trên thị trường đối với sản phẩm mới :
+ Nghiên cứu đợt bán hang : khi nghiên cứu đợt bán hàng , những người tiêu dung lúc đầu đã dung thử sản phẩm miễn phí đã được chào bán lặp lại sản phẩm hay sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có giá giảm đôi chút , họ có thể chào bán lặp lại sản phẩm đó từ 3 đến 5 lần và công ty sẽ theo dõi xem có bao nhiêu khách hàng đã lựa chọn sản phẩm của công ty lần nữa với mức độ thoả mãn của họ .
+ Maketing thử nghiệm có kích thích : Việc bày bán sản phẩm mới có đi kèm với các hình thức khuyến mại. Khách hang thường do dự khi quyết định sử dụng thử sản phẩm mới khi chúng ta có những biện pháp kích thích họ mua hang họ sễ chấp nhận dung thử sản phẩm mới . Khi bán hay giới thiệu sản phẩm mới chúng ta có thể kèm theo những hình thức tặng quà khách hang hay tậng phiếu mua hang hay những dịch vụ hậu mãi sau mua .
+Thị trường thử nghiệm : Thị trường thử nghiệm là một cách để thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường , sản phấm sẽ được bán theo đúng các điều kiện sẽ gặp phải khi tung ra thị trường thật . Thường thì bộ phận marketing sẽ lựa chọn một khu vực nào đó có những điều kiện giống với thị trường chính rồi cho sản phẩm mới được bày bán thử trên một đoạn thị trường nhỏ đó . Kết quả thu được từ thị trường thử có thể chưa phản ánh được hết những điều kiện trên thị trường chính nhưng nó cũng sẽ cho doanh nghiệp phần nào...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top