kura_ngo

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Về sự tác động của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Hà Nội
I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 3
II. NỘI DUNG: 5
1. Khái niệm : 5
2. Thực trạng : 7
3. Giải pháp: 21
Một số giải pháp trước mắt: 22
Về lâu dài : 23
III. KẾT LUẬN: 25
Tài liệu tham khảo : 26


I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Từ 1990 đô thị Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Từ đó đến nay, đặc biệt là vài năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa càng diễn ra nhanh chóng. Những năm đầu 1990 tỷ lệ đô thị hóa hàng năm chỉ đạt khoảng 17-18% nhưng nay mức độ đô thị hóa đã tăng lên 27%/năm.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và trước các tác động của tiến trình toàn cầu hoá, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Trong tiến trình đó, văn hoá đô thị Việt Nam đang có những thay đổi theo hướng hiện đại.
Đây là giai đoạn có những thay đổi và phát triển toàn diện về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của Hà Nội, đô thị hoá của Hà Nội có sự phát triển vượt bậc :
- Dân số Hà Nội tăng mạnh, lượng người nhập cư vào Hà Nội tăng cao trong đó lượng người nhập cư vì lý do kinh tế chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cũng khẳng định tính tích cực của quá trình đô thị hoá của Hà Nội hiện nay, sự tăng tốc độ đô thị hoá đi liền với tăng trưởng kinh tế, hạn chế được hiện tượng đô thị hoá giả tạo.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao trong nhiều năm, thu nhập bình quân trên đầu người của người dân thành phố ngày càng được cải thiện. Đời sống người dân tăng, nhu cầu nhà ở bùng nổ là một nguyên nhân làm quá trình xây dựng phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo của đô thị.
- Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của thành phố đã tác động đến vùng ven một cách mạnh mẽ, làm thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của vùng ven đô Hà Nội, đồng thời trong quá trình phát triển cũng đã hình thành nên các khu đô thị mới vùng ven.
- Do yêu cầu tất yếu của quá trình đô thị hóa, nhiều quận mới được thành lập, địa giới hành chính khu vực nội đô có nhiều biến động.
- Hà Nội ngày càng củng cố vai trò là trung tâm chính trị lớn nhất cả nước. Các tính chất tạo thị khác như kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch, văn hoá cũng tác động đến quá trình đô thị hoá. Sức hút của các nhân tố công nghiệp hiện đang là chủ đạo thể hiện đặc trưng của giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, tuy nhiên sức hút của các yếu tố khác như thương mại , dịch vụ, văn hoá đang ngày càng tăng.
- Quá trình đô thị hoá của Hà Nội cũng đang nảy sinh nhiều yếu tố bất cập
- Đô thị hoá của Hà Nội diễn ra theo đúng quy luật.
- Những biến động phức tạp, tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá gần đây cũng cho thấy các khái niệm đô thị hoá còn chưa phản ánh được quá trình đô thị hoá trong bối cảnh đặc thù của đô thị Hà Nội.
- Xu hướng đô thị hoá trên khía cạnh vùng là đặc điểm mang tính tất yếu giai đoạn hiện nay, tuy nhiên các nghiên cứu về xu hướng này còn mờ nhạt, chưa làm rõ được những quan hệ có tính quy luật của Hà Nội với các vùng lân cận.
Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang từng ngày làm đổi thay diện mạo đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng, ở một bình diện khác, làn sóng đô thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái..., gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển của đất nước.

II. NỘI DUNG:
1. Khái niệm :
Tuỳ theo mỗi quốc gia mà đô thị được định nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam,theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị:
Đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau:
Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập;
Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hay một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hay vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hay tiểu vùng trong huyện.
Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km².
Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá.
Các quá trình đô thị hóa gồm:
Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn.
Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hay như là sự nhập cư đến đô thị
Sự kết hợp của các yếu tố trên.
Một khu đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Các đô thị có thể là thành phố, thị xã, hay vùng đô thị nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp.
Các đô thị được thành lập và phát triển thêm qua quá trình đô thị hóa. Đo đạt tầm rộng của một đô thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở rộng đô thị, và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị.
Không như một đô thị, một vùng đô thị không chỉ bao gồm đô thị mà còn bao gồm các thành phố vệ tinh cộng vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ về kinh tế xã hội với thành phố đô thị cốt lỏi, tiêu biểu là mối quan hệ từ công ăn việc làm đến việc đáp xe hàng ngày ra vào mà trong đó thành phố đô thị cốt lỏi là thị trường lao động chính. Thật ra, các đô thị kết hợp và phát triển như trung tâm hoạt động kinh tế/dân số trong một vùng đô thị lớn hơn.
Các vùng đô thị thường thường được định nghĩa bằng việc sử dụng các quận hay các đơn vị chính trị cấp quận làm đơn vị nền tảng. Quận có chiều hướng hình thành các ranh giới chính trị bất di bất dịch. Các kinh tế gia thường thích làm việc với các thống kê xã hội và kinh tế dựa vào các vùng đô thị. Các đô thị được dùng để thống kê thích hợp hơn trong việc tính toán việc sử dụng tỉ lệ đất quân bình trên đầu người và mật độ dân cư (theo Dumlao & Felizmenio 1976)

2. Thực trạng :

Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang từng ngày làm đổi thay diện mạo đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng, ở một bình diện khác, làn sóng đô thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái..., gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển của đất nước.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tuanprogl

New Member
Re: [Free] Về sự tác động của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Hà Nội

gui cho minh voi nhe
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tác động của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Hà Nội

Link download của bạn đây
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top