Download Luận văn Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân

Download miễn phí Luận văn Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ƯỚC START 8
1.1. Vũ khí hạt nhân và vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân 8
1.1.1. Vũ khí hạt nhân 8
1.1.2. Phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân 13
1.2. Tổng quan về các Hiệp ước START 16
1.2.1. Hiệp ước START I 17
1.2.2. Hiệp ước START II 22
1.2.3. Định hình Khuôn khổ Hiệp ước START III 25
CHƯƠNG 2. HIỆP ƯỚC START MỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀ CHỐNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN 28
2.1. Cơ sở ký kết Hiệp ước START mới 28
2.1.1. Nguy cơ phổ biến VKHN sau chiến tranh lạnh 28
2.1.2. Những hạn chế của quá trình cắt giảm VKHN 34
2.1.3. Chính sách chống phổ biến VKHN của Nga và Mỹ thời hậu Chiến tranh lạnh 38
2.1.4. Lợi ích của Nga và Mỹ trong START mới 42
2.2. Quá trình ký kết và nội dung Hiệp ước START mới 45
2.2.1. Quá trình ký kết 45
2.2.2. Nội dung Hiệp ước START mới 55
2.3. Những tác động ban đầu của Hiệp ước START mới 62
2.3.1. Thúc đẩy cải thiện quan hệ Mỹ - Nga 63
2.3.2. Tăng cường tính ổn định hạt nhân chiến lược 66
2.3.3. START mới và Quy chế chống phổ biến hạt nhân NPT trên thế giới 68
2.3.4. Thúc đẩy giải quyết một số vấn đề quốc tế và khu vực 70
2.3.5. Thúc đẩy ký kết, thực thi các văn kiện pháp lý khác 73
CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC START MỚI 76
3.1. Những khó khăn trong quá trình phê chuẩn Hiệp ước START mới 76
3.1.1. Về phía Mỹ 76
3.1.2. Về phía Nga 79
3.2. Tương lai của Hiệp ước START mới 81
3.2.1. Một số hạn chế của Hiệp ước START mới 81
3.2.2. Triển vọng hợp tác trong khuôn khổ Hiệp ước START mới và vấn đề chống phổ biến VKHN 87
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

khoản trong NPT, cũng như phải thể hiện vai trò đi đầu của mình trong tiến trình chống phổ biến loại vũ khí này. Sự nghiêm chỉnh chấp hành các điều ước quốc tế giúp cả hai nước thể hiện vai trò nước lớn có trách nhiệm của mình trên thế giới, và nâng cao uy tín chính trị trên chính trường quốc tế. Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế cũng chi phối quá trình cắt giảm VKHN của hai nước. Khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008, kéo theo suy thoái toàn cầu đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Mỹ và Nga. Trong bối cảnh đó, việc duy trì, bảo đảm an ninh cho kho vũ khí chiến lược lớn cũng tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ. Do đó, việc cắt giảm kho vũ khí này sẽ giúp hai bên giảm bớt được gánh nặng tài chính.
Cuối cùng, hiệp ước START mới sẽ mở đầu cho những đối thoại, hợp tác sâu rộng hơn giữa Mỹ và Nga, hay nói cách khác, hiệp ước mới giúp cải thiện quan hệ Nga – Mỹ vốn khá căng thẳng từ sau chiến tranh lạnh. Cả Mỹ và Nga đều bị thách thức bởi sự nổi lên của Trung Quốc Hiện tại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lớn nhất thế giới với 2.45 nghìn tỷ USD và năm 2010 vừa qua, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sự phát triển của lực lượng quân đội Trung Quốc cũng gây ra e sợ cho Mỹ - Nga.
, đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu hay các vấn đề từ quan hệ Mỹ - Liên minh Châu Âu – Nga… Không thể phủ nhận là cả Mỹ và Nga đều cần nhau trong việc giải quyết một số vấn đề quốc tế và khu vực như chống phổ biến VKHN, chống khủng bố...
2.2. Quá trình ký kết và nội dung Hiệp ước START mới
2.2.1. Quá trình ký kết
2.2.1.1. Giai đoạn 2006 - 2008
Vào tháng 9 năm 2006, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và Nga là Robert Joseph và Sergei Kislyak đã cùng đưa ra sáng kiến tổ chức các đối thoại song phương mới về chiến lược an ninh của hai nước. Mục tiêu của cuộc đối thoại này là nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước, trong đó bao gồm việc tìm kiếm một giải pháp thay thế cho Hiệp ước START I sắp hết hiệu lực. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề ưu tiên trên bàn nghị sự. Đến cuộc đối thoại lần 2 diễn ra vào tháng 12/2006, cả hai bên mới đưa ra những quan điểm của mình về một hiệp ước giải trừ vũ khí mới. Mỹ và Nga đều nhất trí không mở rộng hiệp ước START mới theo khuôn khổ của START cũ, do một vài điều khoản trong hiệp ước này đã bắt đầu ảnh hưởng đến các chương trình quân sự của hai bên.
Về phía Nga, Nga muốn thay thế START I bằng một hiệp định mới có thể cắt giảm hơn nữa lực lượng hạt nhân được triển khai trong khi vẫn giữ nguyên cách định nghĩa và quy tắc “đếm” số lượng đầu đạn hạt nhân của START cũ. Đồng thời, đưa ra gợi ý thành lập “nhóm làm việc thường xuyên” với các cuộc họp ở cấp Trợ lý Bộ trưởng để xây dựng chi tiết Hiệp ước mới. Về phía chính quyền Bush, Mỹ “không có tham vọng đối với những văn bản lớn và quy mô” [103; 14], hay nói cách khác, chính quyền Bush không muốn đàm phán cho một hiệp ước mới; thậm chí nhấn mạnh: Mỹ và Nga không còn cần đến những hiệp định kiểm soát VKHN để tăng cường mối quan hệ chiến lược của mình. Mỹ cũng không muốn thiết lập “nhóm làm việc” hay “nhóm đàm phán” cho Hiệp ước mới sau START I, mà thay vào đó nên tập trung bàn bạc ở tầm chiến lược rộng hơn. Mặc dù có những điểm khác biệt, song Mỹ và Nga đều đồng ý họ sẽ tiếp tục thực hiện một vài điều khoản về quản lý và kiểm tra của START sau khi hiệp định này hết hiệu lực.
Mỹ liên tục từ chối đề nghị của Nga về một khuôn khổ pháp lý chính thức nhằm hạn chế số lượng VKHN của hai nước, và cho rằng mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Nga không cần đến “những thủ tục thẩm tra và những hạn chế, cắt giảm vừa rõ ràng lại vừa tốn kém của một mối quan hệ hạt nhân chiến lược (giữa Mỹ) với Liên Xô cũ” [22]. Còn quan chức của Nga, cũng từ chối đề xuất của phía Mỹ về một chế độ thông báo không chính thức về tình trạng lực lượng hạt nhân của nhau. Tổng thống Bush và Putin đã thất bại trong việc phá vỡ thế bế tắc trong đàm phán cho một văn kiện pháp lý chính thức sau START I. Mặc dù họ đã ký kết một Khuôn khổ chiến lược mới, trong đó cam kết cắt giảm VKHN “đến mức thấp nhất có thể, phù hợp với yêu cầu an ninh quốc gia và những cam kết với đồng minh của mình”, nhưng họ đã không thành công trong việc lựa chọn hướng đi cho mối quan hệ kiểm soát hạt nhân của mình. Nga vẫn tiếp tục muốn đàm phán một Hiệp ước dựa trên khuôn khổ của START I, còn Mỹ chỉ cần hệ thống hóa một số biện pháp thẩm tra [23]. Trong bài phát biểu vào ngày 10/10/2008, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã nói: “Nga thực sự quan tâm đến việc ký kết một hiệp định mới, có tính ràng buộc pháp lý với Mỹ về vấn đề giải trừ quân bị” để thay thế START, “điều mà chúng ta cần là một Hiệp ước, không phải là một Tuyên bố” như khuôn khổ lỏng lẻo của Hiệp định Mát-xcơ-va (Hiệp định SORT).
Nga, Mỹ cùng thay mặt từ Ukraine, Belarus, và Kazakhstan đã nhóm họp từ ngày 13/11 đến ngày 21/11/2008 nhằm quyết định liệu có nên gia hạn cho START I. Tuy nhiên, họ đã không đạt được thỏa thuận nào; quyết định sẽ để lại vấn đề này cho nhiệm kỳ Tổng thống Obama. Vậy, tại sao những thỏa thuận về một hiệp ước mới lại thất bại trong giai đoạn 2006 – 2008, dưới thời kỳ Tổng thống Bush?
Thứ nhất, trong khi Nga mong muốn một cơ chế hợp tác rõ ràng – một hiệp định chính thức có tính ràng buộc pháp lý như START I thì Mỹ lại cho rằng một hiệp định như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong việc sử dụng lực lượng hạt nhân, nói cách khác, chính sách của Mỹ về chống phổ biến VKHN thời kỳ Bush có tính chất đơn phương hơn. Học thuyết đánh đòn phủ đầu nhấn mạnh: trong trường hợp cần thiết, Mỹ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công trước và không chỉ để đáp lại một cuộc tấn công bằng hạt nhân mà cả bằng các vũ khí khác. Mỹ giải thích cho về “tấn công phủ đầu”, “sử dụng vũ khí hạt nhân” này là do những thách thức đến từ một thế giới với nguy cơ phổ biến WMD/ VKHN rộng rãi, các quốc gia “bất hảo” và những kẻ khủng bố có thể sẵn sàng tấn công theo phương cách phi truyền thống, chọn lựa WMD/ VKHN là thứ vũ khí tối ưu. Do đó, Mỹ cần tăng tính chủ động, thậm chí có thể tấn công trước [4; 49]. Trong bối cảnh mới, việc Mỹ tự do hành động để triển khai lực lượng hạt nhân sẽ tốt hơn việc tìm kiếm và ràng buộc trong một hiệp định cắt giảm với Nga.
Thứ hai, Mỹ cho rằng Nga không còn là “kẻ thù”, một mối đe dọa thường trực của nước Mỹ như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, một hiệp ước kiểm soát vũ khí chiến lược toàn diện như START I là không cần thiết trong một thế giới đầy nguy cơ về khủng bố quốc tế, các quốc gia phổ biến hạt nhân – những nguy cơ này đáng quan tâm hơn nỗi lo đối đầu giữa Washington và Mát-xcơ-va. Thay vào đó, Mỹ dựa vào các cơ chế như kiểm soát xuất khẩu, ngặn chặn và trừng phạt kinh tế nhằm đảm b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top