tctuvan

New Member
Tải miễn phí nghiên cứu khoa học

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Lý do chọn đề tài:
Ngành nuôi và chế biến cá tra ở Việt Nam là một ngành mũi nhọn đối với Việt Nam.
Thế nhưng, ngành thế mạnh này lại càng ngày bị suy giảm. Bên cạnh đó, Việt Nam gia
nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hứa hẹn sẽ
mở ra những thị trường đầy triển vọng đối với nước ta sau này.
 Mục tiêu nghiên cứu:
Liệu rằng việc gia nhập TPP sẽ tạo nên những cơ hội và thách thức như thế nào cho
ngành này, và cái nào sẽ nhiều hơn. Từ đó đưa ra các giải pháp, đề xuất cho ngành xuất
khẩu cá Việt Nam tận dụng các cơ hội và chuẩn bị trước những thách thức đó.
 Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên các số liệu thực tế, các nhận xét khách quan từ các chuyên gia. Sau đó, sử
dùng công cụ SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong ngành cá tra; những
cơ hội và thách thức mà TPP sẽ đem đến cho ngành cá của Việt Nam.
 Nội dung nghiên cứu: Bài nghiên cứu gồm 3 phần chính:
Phần 1: Nghiên cứu về TPP, tập trung phân tích kỹ các điều luật có tác động trực tiếp
và gián tiếp đến ngành cá tra.
Phần 2: Tập trung nghiên cứu về một chuỗi cung ứng cá tra, từ khâu nuôi giống, nuôi
trồng, chế biến và xuất khẩu.
Phần 3: Từ những điều đã phân tích ở phần 2 và phần 3, kết hợp sử dụng SWOT .Từ
đó đề xuất dự án để phát triển toàn diện chuỗi cá tra Việt Nam.
 Đóng góp của đề tài:
Bài nghiên cứu hướng tới việc đưa ra các giải pháp, đề xuất hành động cho các doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra ở Việt Nam có thể đón đầu thách thức và tận dụng cơ hội mà
TPP đem đến.
 Hướng phát triển của đề tài:
Hiện tại, chúng em đã có những dự án phát triển bền vững chuỗi cung ứng. Mong
muốn sẽ áp dụng dự án vào thực tế.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ............................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 1
3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 2
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 2
CHưƠNG 1 ............................................................................................................ 3
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LưỢC XUYÊN THÁI BÌNH
DưƠNG .................................................................................................................. 3
TRANS – PACIFIC STRATEGIC ECONOMIC PARTNERSHIP
AGREEMENT (TPP) ............................................................................................ 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ TPP ................................................................................ 3
1.1.1. TPP LÀ GÌ? ..................................................................................................... 3
1.1.2. Ý NGHĨA CỦA HIỆP ĐỊNH ................................................................................ 3
1.2. MỤC TIÊU CỦA CÁC NưỚC KHI KÝ TPP ............................................ 4
1.2.1. CÁC NưỚC PHÁT TRIỂN .................................................................................. 4
1.2.2. CÁC NưỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ....................................................................... 8
1.3. NỘI DUNG MỘT VÀI ĐIỀU KHOẢN CỦA TPP ..................................... 8
1.3.1. CHưƠNG 3: THưƠNG MẠI HÀNG HÓA (TRADE IN GOODS) ........................... 8
1.3.2. CHưƠNG 4: NGUYÊN TẮC XUẤT XỨ .............................................................. 9
1.3.3. CHưƠNG 6: BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THưƠNG MẠI (TRADE REMEDIES). ..... 11
1.3.4. CHưƠNG 7: CÁC BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT ........................ 12
1.3.5. CHưƠNG 8: HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THưƠNG MẠI .......................... 13
1.3.6. CHưƠNG 10: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ......................................................... 15
1.3.7. CHưƠNG 11: MUA SẮM CHÍNH PHỦ ............................................................ 17
1.3.8. CHưƠNG LAO ĐỘNG .................................................................................... 18
1.3.8.1. CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM: ............................................................................... 18
1.3.8.2. KẾT LUẬN: ..................................................................................................... 19
1.4. TÓM TẮT CHưƠNG ................................................................................ 19
CHưƠNG 2 .......................................................................................................... 21
CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA VIỆT NAM ....................................................... 21
2.1. SẢN XUẤT CÁ TRA GIỐNG TẠI VIỆT NAM ....................................... 21
2.1.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÁ TRA GIỐNG TẠI VIỆT NAM: ........................... 21
2.1.1.1. TỶ LỆ HAO HỤT CÒN CAO: ............................................................................... 21
2.1.1.2. DỊCH BỆNH NHIỀU HƠN TẠI CÁC KHU ưƠNG GIỐNG: ........................................ 21
2.1.1.3. CHẤT LưỢNG GIỐNG CÁ GIẢM: ........................................................................ 22
2.1.2. VẤN ĐỀ ưƠNG CÁ GIỐNG Ở VIỆT NAM ........................................................ 22
2.1.2.1. PHÁT TRIỂN KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH: ................................................................. 22
2.1.2.2. CHưA QUẢN LÝ ĐưỢC CHẤT LưỢNG CÁ TRA GIỐNG: ........................................ 23
2.1.2.3. KỸ THUẬT NUÔI CÒN YẾU KÉM: ....................................................................... 23
2.1.3. NỖ LỰC CỦA CHÍNH PHỦ: ............................................................................. 24
2.2. CƠ SỞ NUÔI CÁ VÀ VÙNG NUÔI ......................................................... 24
2.2.1. CÁC TIÊU CHUẨN: ........................................................................................ 24
2.2.2. THỨC ĂN: ...................................................................................................... 26
2.2.3. VẬN CHUYỂN: ............................................................................................... 27
2.3. SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN: ........................................................................... 27
- MSC COC: ............................................................................................................ 27
- ISO 22000: ........................................................................................................... 28
- HACCP: ............................................................................................................... 28
- GMP: ................................................................................................................... 29
2.4. CƠ SỞ PHÂN PHỐI VÀ BÁN LẺ ............................................................ 29
2.4.1. CÁC THỊ TRưỜNG LỚN NHẬP KHẨU CÁ VIỆT NAM (SỐ LIỆU) .................... 29
2.4.1.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM, NĂM 2009-
2013 .............................................................................................................. 29
2.4.1.2. CÁC THỊ TRưỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM, TỪ
THÁNG 1/2013 ĐẾN THÁNG 11/2013: .............................................................. 30
2.4.2. CÁC KÊNH PHÂN PHỐI .................................................................................. 34
2.4.3. TÌM KIẾM VÀ TIẾP CẬN NGưỜI MUA HÀNG: ................................................ 36
2.4.4. QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TẠI THỊ TRưỜNG EU, MỸ… ........ 37
2.5. TÓM TẮT CHưƠNG ................................................................................ 38
CHưƠNG 3 ......................................................................................................... 39
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐỐI VỚI CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ
BASA VIỆT NAM – GIẢI PHÁP ....................................................................... 39
3.1. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ
BASA VIỆT NAM ............................................................................................... 39
3.1.1. ĐIỂM MẠNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM ............. 39
3.1.2. ĐIỂM YẾU CỦA CHUỔI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM ................ 43
3.1.3. CƠ HỘI NẾU VIỆT NAM KÝ HIỆP ĐỊNH TPP ............................................... 48
3.1.4. THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM KÝ HIỆP ĐỊNH TPP ...................................... 51
3.2. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHẤT LưỢNG SẢN PHẨM CÁ TRA VIỆT
NAM 55
3.2.1. LÝ DO PHẢI “CẢI TIẾN CHẤT LưỢNG”: ....................................................... 55
3.2.2. MÔ HÌNH CHUNG: ......................................................................................... 56
3.2.3. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA HAI CƠ QUAN:.......................... 59
3.2.3.1. SẢN XUẤT GIỐNG CÁ: ...................................................................................... 59
3.3. KẾT LUẬN CHưƠNG .............................................................................. 71
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 75


1. Lý do chọn đề tài:
Ngành nuôi trồng và chế biến cá tra ở Việt Nam là một ngành mũi nhọn đối với
nước nông nghiệp như chúng ta. Chỉ trong vòng 12 năm, ngành cá tra Việt Nam đã đạt
những thành tựu đáng kể trên thị trường Thế giới, cụ thể là Việt Nam đã từng là nước
xuất khẩu và cung cấp cá tra lớn nhất trên thị trường Thế giới (chiếm hơn 90% thị phần
trên toàn thế giới). Thế nhưng trong 5 năm gần đây, ngành thế mạnh này lại càng ngày
bị suy giảm. Con cá tra không còn là một khoản đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà chế
biến và xuất khẩu thủy sản khi mà nó liên tục vướng phải sự chống đối và bảo vệ
thương mại gay gắt từ các thị trường xuất khẩu chủ lực (Mỹ và Châu Âu), điển hình là
hàng loạt vụ kiện chống bán phá giá cho đến các rào cản kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực
phẩm ngày càng được thiết lập một cách dày đặt và tinh vi khiến cho mặt hàng này
không còn sức để vươn lên. Nhưng thực tế, đây hoàn toàn không là dấu chấm hết cho
ngành cá tra đầy triển vọng của Việt Nam, vì nếu xét trên nhiều khía cạnh khác, có rất
nhiều yếu tố đã, đang và sẽ tiếp tục ưu đãi cho ngành cá tra phát triển như thiên nhiên,
con người, công nghệ- kỹ thuật,…
Bên cạnh đó, một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm đó chính là Việt Nam
gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP). Trải qua rất nhiều vòng
đàm phán với mức ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, với nhiều đối tác
tiềm năng lớn hứa hẹn sẽ là những bạn hàng, những thị trường đầy triển vọng đối với
nước ta sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên nhóm đã chọn đề
tài “Tác động của Hiệp Định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của Việt Nam và
giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Bằng cách kết hợp 2 khía cạnh nói trên: thứ nhất, Việt Nam gia nhập TPP và thứ
hai, tương lai ngành cá tra Việt Nam, chúng em muốn phân tích và nghiên cứu rõ hơn
những tác động của TPP lên ngành cá tra Việt Nam. Liệu rằng việc gia nhập TPP sẽ tạo
nên những cơ hội và thách thức như thế nào cho ngành này, và cái nào sẽ nhiều hơn.

Từ đó đưa ra các giải pháp, đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận
dụng các cơ hội và chuẩn bị trước những thách thức đó.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp nghiên cứu định tính và quy nạp với dữ liệu thứ cấp thu được từ
Internet và sách, báo chuyên ngành. Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh, tham khảo ý kiến từ các nhận xét khách quan của những chuyên gia trong lĩnh
vực xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá tra để kết hợp phân tích từ đó làm rõ hơn nội
dung đề tài.
Sử dụng công cụ SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong ngành cá tra;
những cơ hội và thách thức mà TPP sẽ đem đến cho ngành cá của Việt Nam. Từ đó,
đưa ra các đề xuất hành động thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá
tra.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung, diễn biến các vòng đàm phán, những điều luật trong Hiệp định Đối tác
Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Mối quan hệ của Việt Nam với các nước
thành viên của Hiệp định và những tác động đến ngành cá tra Việt Nam.
Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá tra ở Việt Nam
Phân tích tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương đến ngành cá tra và đề xuất một số giải pháp để khắc phục và giải quyết vấn đề.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài mang đến cái nhìn tổng quan về các vấn đề tồn tại liên quan đến chuỗi cung
ứng cá tra Việt Nam.
Từ việc phân tích mô hình chuỗi cá tra kết hợp với phân tích Hiệp định Đối tác
Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, bài nghiên cứu hướng tới việc đưa ra các
giải pháp, đề xuất hành động cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở Việt Nam trong
giai đoạn Việt Nam đang tiến tới đàm phán với các nước thành viên khác trong TPP.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top