daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi khi nói đến “Đất nước mặt trời mọc” [16, tr.11], quốc gia nổi tiếng
với nghệ thuật trà đạo, người ta nghĩ ngay tới đất nước Nhật Bản. Nhật Bản là
một trong những quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á có lịch sử phát triển lâu đời
và ngày nay Nhật Bản là một trong các cường quốc kinh tế đứng hàng đầu thế
giới.
Trong quá trình lịch sử ở Nhật Bản chế độ Mạc phủ kéo dài từ 1192
đến 1868, đó là thời kỳ mà chế độ phong kiến Nhật Bản có hai chính quyền
song song tồn tại: chính quyền của Thiên hoàng chỉ còn là hình thức và chính
quyền Mạc phủ do tướng quân (shogun) đứng đầu nắm thực quyền. Trong quá
trình phát triển đó thời kỳ Mạc phủ Tokugawa là thời kỳ phát triển đỉnh cao
của chế độ phong kiến Nhật Bản.
Thời kỳ Mạc phủ Tokugawa kéo dài gần 3000 năm, bắt đầu từ khi
Tokugawa Ieyasu được thiên hoàng phong làm Shogun và kết thúc khi cuộc
cải cách Minh Trị bắt đầu. Đây là thời kỳ Nhật Bản tương đối ổn định chứng
kiến những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ở các thời kỳ tiếp theo. Một đặc
điểm nổi bật thời kỳ này là sự lên ngôi của Nho giáo. Nếu như ở các thời kỳ
trước mặc dù đã được du nhập nhưng Nho giáo chỉ tồn tại rất mờ nhạt, chiếm
vị trí khiêm tốn trong xã hội và đời sống văn hóa của cư dân Nhật. Đến thời
kỳ này Nho giáo đã phát triển sâu rộng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống
xã hội, được sự bảo trợ của các lãnh chúa, trên hết nó trở thành nền tảng tư
tưởng chính thống của chế độ phong kiến Nhật Bản thời kỳ này. Đồng thời
ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…Nhật Bản. Tại sao
dưới chế độ Mạc phủ Tokugawa Nho giáo lại vươn lên phát triển mạnh mẽ
như vậy? sự phát triển của nó biểu hiện như thế nào? Tác động của Nho giáo
đối với đời sống của cư dân Nhật Bản và chính quyền phong kiến thời kỳ
Tokugawa ra sao?... Để trả lời cho những câu hỏi đó cần tìm hiểu sâu và toàn
diện quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Nhật Bản, đặc biệt dưới
thời kỳ Mạc phủ Tokugawa. Qua đó thấy được những điểm khác biệt của Nho
giáo Nhật Bản với Nho giáo của các nước trong khu vực.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên tui chọn đề tài “Sự phát triển
của Nho giáo Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa (1603 - 1868)” làm đề
tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thời kỳ Mạc phủ Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản là thời kỳ thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Trong
đó, giới nghiên cứu không chỉ quan tâm dến sự phát triển ổn định, thịnh
vượng của kinh tế, chính trị, xã hội thời kỳ này; mà có rất nhiều sự quan tâm
hướng tới vấn đề tôn giáo, đặc biệt là Nho giáo. Trong đó có một số cuốn
sách tiêu biểu đề cập đến vấn đề Nho giáo thời kỳ này như:
Cuốn “Lược sử văn hóa Nhật Bản” tập2, của tác giả G.Sansom xuất
bản năm 1990. Cuốn sách viết khái quát những nét tiêu biểu trong văn hóa
Nhật Bản, trong đó có đề cập đến quá trình tiếp thu phát triển Nho giáo ở
Nhật Bản.
Cuốn “Lịch sử Nhật Bản” tập 3 1615 - 1867, tác giả Sansom, xuất bản
năm 1995. Trình bày về quá trình lịch sử Nhật Bản từ 1615 đến năm 1867 về
tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội… Trong đó cũng bước đầu cho ta
những hiểu biết về Nho giáo thời kỳ Mạc phủ Tokugawa, sự phát triển và ảnh
hưởng của Nho giáo trong xã hội. Qua đó tiếp cận được với những trường
phái, tư tưởng của các trường phái Nho giáo thời kỳ Edo. Cuốn “Tại sao Nhật Bản thành công? Công nghệ phương tây và tính
cách Nhật Bản” đã trình bày về tiền đề, nội dung của các cuộc cải cách lớn
trong lịch sử Nhật Bản, qua đó rút ra nguyên nhân thành công của các cuộc
cải cách đó. Một trong những nguyên nhân đó là do ảnh hưởng của tư tưởng
Nho giáo, tác giả rút ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Nho giáo
Trung Hoa và Nho giáo Nhật Bản. Làm sáng tỏ những điểm tiếp thu, những
điểm cải tiến của Nhật Bản khi đến với Nho giáo, đồng thời nêu lên, một số
tác động của Nho giáo đối với xã hội Nhật bản.
Tiếp theo trong bài viết “Cơ cấu xã hội thời cận thế” của tác giả
Nguyễn Thị Hồng Vân, tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 (98), 4-2009: đã
nêu lên ảnh hưởng của Nho giáo đối với tình hình giáo dục thời kỳ Mạc phủ
Tokugawa, đồng thời nhấn mạnh một thực tế là Nho giáo thời Tokugawa đã
trở thành hệ tư tưởng chính thống của chính quyền phong kiến.
Như vậy các tác phẩm trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau
của vấn đề Nho giáo Nhật Bản nói chung và Nho giáo thời kỳ Mạc phủ
Tokugawa nói riêng. Tuy nhiên, chưa có tác phẩm nào đi sâu một cách toàn
diện tình hình Nho giáo và sự tác động của nó đến các mặt kinh tế, chính trị,
xã hội…dưới thời kỳ Mạc phủ Tokugawa. Như vậy vấn đề mà đề tài đặt ra
còn mới mẻ, trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được tác giả đi sâu
nghiên cứu nhằm góp một ý kiến, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nền văn hóa Nhật
Bản nhất là Nho giáo thời kỳ Mạc phủ Tokugawa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu tình hình phát triển của Nho
giáo thời kỳ Mạc phủ Tokugawa để thấy được tác động của nó đến sự phát
triển thần kỳ của Nhật Bản, thấy được sự khác biết giữa Nho giáo Nhật Bản
với Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo các nước trong khu vực. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu về sự ra đời và phát triển
của Nho giáo, quá trình du nhập và truyền bá Nho giáo đến Nhật Bản, sự phát
triển và những tác động của Nho giáo thời kỳ Mạc phủ Tokugawa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tui đã sử dụng kết hợp các phương
pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: sử dụng phương pháp này trên cơ sở
nghiên cứu các tài liệu, sự vật cụ thể. Bao gồm các thời kỳ có liên quan đến
Nho giáo Nhật Bản, nhất là Nho giáo thời lỳ Mạc phủ Tokugawa như: tài liệu
về văn học, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa…
Phương pháp thống kê: phương pháp này dùng để thống kê, phân loại
các tư liệu đã thu thập được, giúp người nghiên cứu nhìn nhận, phân tích đánh
giá được vấn đề mà đề tài đặt ra.
Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình
nghiên cứu để có cái nhìn một cách toàn diện về nền văn hóa Nhật Bản từ đó
đi sâu vào vấn đề Nho giáo.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng kết hợp phương pháp logic và phương pháp
lịch sử. hai phương pháp này có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giúp người
nghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách logic khoa học trong việc sử lý tài liệu,
so sánh, đối chiếu theo hệ thống thông tin đã thu thập được. Dưạ trên cơ sở đó
để giải thích, đánh giá rút ra những kết luận đúng mang tính khách quan.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển của Nho giáo Nhật
Bản dưới thời mạc phủ Tokugawa từ năm 1603 đến năm 1868.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: quá trình nghiên cứu đề tài đã góp phần làm sáng tỏ
quá trình du nhập của Nho giáo vào Nhật Bản, sự phát triển của Nho giáo
Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa cũng như các thời kỳ trước. Đặc biệt
góp phần nghiên cứu những tác động của Nho giáo đến mọi mặt kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa…của thời kỳ Tokugawa.
Ý nghĩa thực tiễn: những kết luận, tổng hợp và chọn lọc nguồn tư liệu
sự phát triển của Nho giáo Nhật Bản dưới thời Mạc phủ Tokugawa, có thể sử
dụng làm tài liệu phục vụ quá trình học tập và giảng dạy.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
khóa luận được kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Quá trình truyền bá và phát triển của Nho giáo Nhật Bản
trước thời kỳ Mạc phủ Tokugawa.
Chương 2: Nho giáo Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa (1603 -
1868)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



xem thêm
SỰ CHUYỂN BIẾN VĂN HÓA NHẬT BẢN THỜI KỲ MẠC PHỦ TOKUGAWA (1600 1868)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Sự tồn tại và phát triển của khách hàng chính là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững Khoa học Tự nhiên 0
D Ảnh hưởng của học thuyết Keynes đối với sự vận động và phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
D ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối c Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top