daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta
PHẦN MỞ ĐẦU
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục với nhiều thành tựu xuất sắc trên mọi lĩnh vực, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
Nói đến triết học Trung Hoa cổ trung đại không thể không nói tới Khổng Tử và trường phái triết học Nho Gia mà ông là người sáng lập. Hơn hai nghìn năm qua, tư tưởng Nho gia ảnh hưởng đối với Trung Quốc không chỉ về chính trị, văn hoá… mà còn thể hiện trong hành vi va cách tư duy của mỗi con người Trung Quốc. Đến nay, học thuyết của Khổng Tử vẫn còn để lại nhiều giá trị. Đặc biệt trong hệ thống tư tưởng của con người. Trong bài tiểu luận này, tui đề cập đến vấn đề: “Triết học của Khổng Tử, nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta”. Bài tiểu luận sẽ đi sâu vào tìm hiểu những tư tưởng quá trình hình thành, phát triển và sự kế thừa của học thuyết Nho gia của Khổng Tử. Đồng thời, đề cập đến sự ứng dụng của học thuyết trong sự phát triển kinh tế xã hội ngày nay.
Do sự hạn chế về trình độ, cũng như chưa tìm hiểu được nhiều tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. tui rất mong được sự đóng góp từ thầy cô giáo.
tui xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Doãn Thị Thanh Huyền
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ
I.Khái quát về cuộc đời, thời đại của Khổng Tử
1. Cuộc đời Khổng Tử:
Khổng Tử (551 – 497 TCN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ. Cha ông vốn là một võ quan của nước Lỗ can đảm và có chút chiến công nhưng nghèo. Mẹ là vợ bé, Khổng Tử 12 tuổi thì mồ côi cha. Ngay từ thời niên thiếu ông đã ham học hỏi, Khổng Tử là người suốt đời tự học, đi đâu thấy cái gì lạ, không hiểu ông cũng phải hỏi.
Sau khi trưởng thành Khổng Tử có ra làm quan cho nước Lỗ song không được trọng dụng. Ông cũng rời Lỗ qua Tống, Vệ, Trần, Thái. Cuối cùng, chán nản ông bỏ về nước dạy học. Ông ngày càng có nhiều học trò, Khổng Tử bắt đầu xây dựng học thuyết của mình và truyền bá. Năm 73 tuổi ông mất ở nước Lỗ .
2.Thời đại của Khổng Tử:
Khổng Tử sống vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc lúc này xã hội Trung Quốc có nhiều chuyển biến trọng đại. Nhà Chu được thành lập vào khoảng năm 1027 TCN. Thiên tử đầu tiên của nhà Chu là Chu Vũ Vương đã dẫn quân đi diệt nhà Thương và xây dựng nên triều đại nhà Chu. Sau khi Chu Thành Vương kế vị do nhỏ tuổi không điều hành được đại cục do chú là Chu Công Đán nhiếp chính. Chu Công sau khi ổn định nội chính đã dẫn quân chinh đông dẹp yên phiến loạn. Dưới sự điều hành của Chu Công lại áp dụng một loạt biện pháp củng cố những thành quả thắng lợi. Thời Chu Thành Vương và Chu Khang Vương nhiếp chính được các nhà sử học gọi là “Thành Khang chí trị”. Thời Xuân Thu bắt đầu từ năm 770 TCN đến năm 476 TCN cùng với sự phát triển của kinh tế và sự tăng trưởng của dân số giữa các nước đã có những cuộc giành giật quyết liệt quyền bá chủ. Trong xã hội cũng có nhiều biến đổi quan hệ sản xuất cũ suy vong, quan hệ sản xuất mới đang được hình thành, trật tự quản lý xã hội bị băng hoại, trật tự quản lý xã hội đang được hình thành. Giai đoạn này cũng bắt đầu hình thành các trường phái “ bách gia ”, các nhà tư tưởng của Trung Quốc tranh nhau đề xuất con đường, phương châm, chiến lược và sách lược trị vì quốc gia. Đây cũng là thời kỳ học thuật sôi nổi, từ đó hình thành nên những hệ thống triết học đồ sộ và sâu sắc. Nho gia cũng là một trong những trường phái của “bách gia tranh minh”. Khổng Tử mong muốn dùng học thuyết của mình để cải tạo xã hội giữ gìn kỷ cương cho xã hội. Ông muốn dựa vào mối quan hệ phép tắc giữa người với người để điều chỉnh hành vi của họ. Từ đó Nho học hình thành và trở thành hệ tư tưởng phong kiến trong suốt lịch sử trung đại của Trung Quốc.
II. Quá trình hình thành tư tưởng của Khổng Tử
Nho học là sự kết tinh những tư tưởng của Khổng Tử sự hình thành của Nho học xuất phát từ yếu tố chủ quan là tính cách cũng như gia đình ông cũng như yếu tố khách quan như thời đại mà Khổng Tử sống. Trong chương này tui sẽ đi tìm hiểu những yếu tố này để làm rõ quá trình hình thành của Nho học.
1. Yếu tố chủ quan:
1.1. Hoàn cảnh gia đình: Khổng Tử sinh ra trong một gia đình quý tộc nhưng đã suy. Thời trẻ ông sống cuộc đời giữa quý tộc và bình dân, chỉ làm một chức vụ nhỏ, nếp suy tư của quý tộc nhưng cũng dễ gần gũi, bình dân, có thiện cảm với bình dân, bênh vực bình dân, giúp họ thăng tiến. Do vậy, ông chỉ là bạn của bình dân. Những tư tưởng của Khổng Tử nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp quý tộc những lễ giáo mà ông đề ra chủ yếu áp dụng cho tầng lớp này. Những quy tắc mà ông đề ra để quản lý xã hội cũng đều hướng tới giai cấp quý tộc.
1.2. Địa điểm sống: Ông sinh trưởng ở Lỗ, vua Lỗ là hậu duệ của Chu Công, do đó giữ được nhiều tục lệ, lễ nghi, thể chế của Chu Công. Có thể nói Lỗ vào thời Khổng Tử là trung tâm văn hóa của nhà Chu. Theo Khổng Tử, Lỗ là nước có những người quân tử. Ông cũng khẳng định rằng nước Lỗ chỉ cần thay đổi một bậc thôi là có thể đạt được như thời tiên vương, tức là đạo của Văn Vương, Võ Vương. Vì vậy, Khổng Tử muốn áp dụng thuyết “đức trị ” để hình thành một chế độ xã hội giống như thời Tây Chu.
1.3. Tính cách: Khổng Tử từ nhỏ đã được mệnh danh là “tín nhi hiếu cổ” nghĩa là tin và thích những điển cố của cổ nhân, thích cả lễ nghi, tục lệ cổ nhân. Do vậy, Khổng Tử rất trọng lễ nghi, ông đặt ra “ tam cương , ngũ thường” là những lễ nghi ứng xử của mọi người trong xã hội hay “ tam tòng, tứ đức” là những quy tắc xử sự của người phụ nữ.
2. Yếu tố khách quan:
Khổng Tử sinh vào cuối thời Xuân Thu thời mà chế độ phong kiến tuy suy nhưng vẫn có thể duy trì được. Với Khổng Tử chế độ phong kiến là hợp pháp, hợp lý vì hoàn cảnh của ông chưa cho ông quan niệm một chế độ nào khác để thay đổi chế độ phong kiến. Lúc này, nhà Chu có nhiều đất đai rộng rãi tuy nhiên không thể cai quản hết được phải chia đất cho con cháu, những người thân thích, quan lại. Mặt khác, canh nông chưa phát triển, dân số ít, nên cho dù các chư hầu cho dù có chiếm được nhà Chu thì cũng không đủ khả năng để thống nhất Trung Quốc. Như thế, nếu nhà Chu bị thay thế thì cũng có một nhà nước khác kiểu mẫu như vậy được thiết lập. Vào cuối thời Khổng Tử, Trung Quốc mới xuất hiện đồ sắt , dân số phát triển nhanh . Lúc này mới có võ khí phục vụ chiến tranh, bắt đầu sử dụng bộ binh , kỵ binh thay cho chiến sa, một số công trình thủy lợi được đào. Vào thế kỷ III TCN chỉ có 3 nước Tề, Sở, Tần đủ nghĩ tới việc cường thịnh để thống nhất Trung Quốc. Nước Tần tuy yếu thế hơn nhưng lại có đất đai rộng rãi, lại có địa thế hiểm trở, có những kế sách sáng suốt, độc đáo, nên đã thống nhất được Trung Quốc. Tuy nhiên, lúc này Khổng Tử đã mất không thể biết được sự kiện này. Cho nên việc Khổng Tử muốn giữ gìn chế độ nhà Chu là không tránh khỏi. Yếu tố thời đại này đã buộc Khổng Tử lối tư duy ấy từ đó hình thành trong ông hệ tư tưởng phong kiến.
Khổng Tử cũng không thể quan niệm về một chế độ mới, ông cũng không thể quay lại chế độ phong kiến thời Nghiêu, Thuấn mặc dù đây là thời đại hoàng kim lịch sử Trung Quốc. Bởi lẽ , lúc này người dân vẫn sống theo chế độ bộ lạc chưa hình thành lên một quốc gia, sự quản lý cũng khác biệt hoàn toàn so với thời đại của Không Tử. Như vậy , việc Khổng Tử có tư tưởng “ Tòng Chu ” cũng là điều tất yếu .
Tóm lại, những yếu tố trên cả khách quan lẫn chủ quan đều đã tác động mạnh mẽ đến Khổng Tử giúp ông dần dần hình thành nên hệ tư tưởng của mình. Sự hình thành nên Nho học là cả một quá trình kéo dài suốt cuộc đời Khổng Tử. Ông đã san định, hiệu đính lại bộ Lục Kinh bao gồm : Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị mất nên chỉ còn lại Ngũ Kinh. Các học trò của Khổng Tử về sau đã tập hợp tư tưởng của ông ở trong sách Luận Ngữ. Khổng Tử vì muốn bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến nên đã hình thành nên các tư tưởng bảo vệ lợi ích của họ: tu than (tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, phẩm chất của người quân tử, thuyết chính danh, đức trị). Tất cả tư tưởng này tổng hợp này trở thành hệ tưởng của Nho giáo.


CHƯƠNG II: QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ KẾ THỪA CỦA HỆ TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ

PHẦN KẾT LUẬN
Nho gia mà Khổng Tử sáng lập đã để lại một hệ thống các triết lý có tính ứng dụng cao không chỉ trong xã hội đương thời mà ngay cả trong xã hội hiện đại. Mặc dù các học thuyết của ông chủ yếu nhằm phục vụ cho lợi ích của nhà nước phong kiến song nhờ có nó mà thành trì của chế độ phong kiến đã được tồn tại vững chắc trong suốt thời kỳ trung đại. Các học thuyết của ông đa số hướng con người vào những cách ứng xử có sẵn do ông đặt ra và coi đó là chuẩn mực của xã hội buộc mọi người phải làm theo(tam cương , ngũ thường; tam tòng, tứ đức). Hay những quan niệm về con người, người quân tử cũng được Khổng Tử đưa ra những thước đo để đánh giá (thông qua quan niệm về chữ NHÂN); ngay cả một xã hội lý tưởng cũng được Khổng Tử đặt ra một khuôn mẫu định trước. Những tư tưởng về chính trị của Khổng Tử chủ yếu tập trung trong thuyết “Đức trị”, bên cạnh đó thuyết “chính danh” cũng được Khổng Tử đưa vào như một biện pháp có thể điều chỉnh tốt mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý. Phương pháp “tu thân” rất quan trọng, chủ thể quản lý phải làm gương khách thể có thể học tập và làm theo những chuẩn mục tốt đẹp ấy. Phương pháp dĩ hòa vi quý rất hữu dụng trong việc trị nước. Hệ thống các tư tưởng của Khổng Tử được nhà nước phong kiến áp dụng một cách triệt để.
Học thuyết của Khổng Tử có giá trị rất to lớn, là một trong những tư tưởng nổi bật trong trào lưu “bách gia tranh minh” của Trung Quốc. Nó là tư tưởng sơ khai mở đường cho các tư tưởng quản lý sau này, để lại nhiều bài học quý giá cho các thế hệ sau.


Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ 2
I- Khái quát về cuộc đời và thời đại Khổng tử. 2
1- Cuộc đời Khổng tử 2
2- Thời đại Khổng Tử. 2
II- Quá trình hình thành tư tưởng của Khổng tử. 3
1- Yếu tố chủ quan. 3
2- Yếu tố khách quan 4
CHƯƠNG II: QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ KẾ THỪA CỦA HỆ TƯ TƯỞNG KHỔNG TỬ 6
I. Quan niệm về con người và xã hội lí tưởng 6
1- Quan niệm về con người 6
2- Quan niệm về xã hội lý tưởng 8
III. Quan niệm về chủ thể quản lý và khách thể quản lý 8
CHƯƠNG III: TRIẾT HỌC CỦA KHỔNG TỬ NHO GIÁO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHINH TẾ XÃ HỘI TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY. 9
PHẦN KẾT LUẬN 11


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm cơ bản của triết học phương đông Văn hóa, Xã hội 0
D Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học duy vật biện chứng vào dạy học ôn tập hình học 10 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường nhìn từ góc độ triết học Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích hiện tượng tha hóa của con người, vấn đề giải phóng con người trong triết học mác lê nin Môn đại cương 0
D Tư tưởng triết học của phơrăngxít bêcơn và sự ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương tây hiện đại Môn đại cương 0
D triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học kinh tế Môn đại cương 0
B Vấn đề con người trong Triết học Nho Giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
N Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo triết học Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng lối sống mới của Kiến trúc, xây dựng 0
D Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắc bộ Lịch sử Việt Nam 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top