daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu. ..............................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................2
Các khái niệm cơ bản ..............................................................................................2
Cấu trúc luận văn.....................................................................................................4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG QUẬN
HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................................5
1.1. Giới thiệu chung về quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ................................5
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ......................................................................5
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................9
1.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội..........................................................11
1.2. Hiện trạng hệ thống giao thông quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ...........16
1.2.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông đối ngoại ..................................................16
1.2.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông đối nội......................................................18
1.2.3. Hiện trạng công trình giao thông..................................................................19
1.3. Thực trạng quản lý hệ thống giao thông quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ..........20
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống giao thông.................................................20
1.3.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý..............................................301.3.3 Thực trạng quản lý hệ thống giao thông theo quy hoạch ...............................31
1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống giao thông.....................31
1.4. Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống giao thông quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội ................................................................................................32
1.4.1. Tồn tại .........................................................................................................32
1.4.2. Nguyên nhân................................................................................................34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG
GIAO THÔNG QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................35
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống giao thông..............................................35
2.1.1. Vai trò của hệ thống giao thông với đô thị ...................................................35
2.1.2. Vai trò của cộng đồng trong quản lý hệ thống giao thông.............................36
2.1.3. Các yêu cầu về kỹ thuật làm cơ sở phục vụ quản lý hệ thống giao thông...............40
2.1.4. Nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông, phân công phân cấp quản lý .................49
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống giao thông.............................................54
2.2.1. Các văn bản pháp luật do Chính phủ và Quốc hội ban hành.........................54
2.2.2. Các văn bản do cấp bộ ban hành ..................................................................55
2.2.3. Các văn bản do UBND thành phố ban hành .................................................56
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hệ thống giao thông của các đô thị
trong và ngoài nước.............................................................................................56
2.3.1. Kinh nghiệm của thế giới.............................................................................56
2.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam..........................................................................62
2.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý giao thông đô thị ............................................68
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................................................70
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc.............................................................70
3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................70
3.1.2. Mục tiêu ......................................................................................................71
3.1.3. Nguyên tắc ....................................................................................................72
3.2. Các giải pháp quản lý kỹ thuật ....................................................................72
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3.2.1. Cải thiện điều kiện đi bộ và xe đạp ..............................................................72
3.2.2. Cải thiện dịch vụ vận tải công cộng .............................................................74
3.2.3. Bổ sung một số công trình phục vụ giao thông.............................................77
3.3. Các giải pháp quản lý hệ thống giao thông..................................................78
3.3.1. Đề xuất bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện...............................................78
3.3.2. Các biện pháp nâng cao năng lực cán bộ quản lý .........................................81
3.3.3. Cơ chế chính sách quản lý hệ thống giao thông............................................81
3.3.4. Quản lý hệ thống giao thông kết hợp với hoạt động quản lý hạ tầng khác..............85
3.4. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
hệ thống giao thông .............................................................................................86
3.4.1. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý theo quy hoạch..............87
3.4.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khai thác sử dụng và
bảo dưỡng .............................................................................................................90
3.4.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý
vi phạm .................................................................................................................94
3.4.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc quản lý
hệ thống giao thông ...............................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận................................................................................................................98
Kiến nghị..............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội
12km về phía Tây Nam. Nằm ở vị trí tiệm cận trung tâm Thủ đô, quận Hà
Đông đóng vai trò là cầu nối trung tâm hành chính Thủ đô với các huyện phía
Nam thành phố (Chương Mỹ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa). Với tuyến
đường Quốc lộ 6 chạy dọc trên địa bàn cùng với quốc lộ 21B, tỉnh lộ 70A là
những tuyến đường giao thông quan trọng của quốc gia, đóng vai trò trọng
yếu kết nối quận Hà Đông với trung tâm Thủ đô và nối liền thủ đô Hà Nội với
các tỉnh Tây Nam, với thuận lợi về vị trí địa lý quận Hà Đông luôn đóng vai
trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
của Thủ đô Hà Nội.
Quận Hà Đông trước tháng 10 năm 2008 là thủ phủ của tỉnh Hà Tây cũ,
nay quận Hà Đông trở thành một trong mười quận nội thành của Thủ đô Hà
Nội với diện tích 4.791,7ha, dân số hiện nay là 281.689 người, gồm 17
phường trực thuộc.
Với lợi thế về vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi, trong
những năm qua quận Hà Đông được chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là về giao thông. Sau khi quy hoạch thành phố Hà Nội được phê duyệt,
tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông được khởi công năm 2011 chạy
qua địa bàn càng củng cố vị trí, tầm quan trọng và tiềm năng phát triển kinh tế
– xã hội của quận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy với tốc độ đô thị hóa hiện nay
quận Hà Đông đang phải đối mặt với những thách thức do tốc độ phát triển
kinh tế càng mạnh dẫn tới mật độ dân cư ngày càng tăng, mật độ xây dựng
càng nhiều và hệ thống giao thông dần bộc lộ ra những yếu kém, đặc biệt
trong công tác quản lý vận hành dẫn đến không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát
triển trong tương lai.2
Chính vì vậy, đề tài"Quản lý hệ thống giao thông quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội" là thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện công tác
quản lý để nâng cao chất lượng vận hành cho hệ thống giao thông quận Hà
Đông, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn quận
cũng như trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.
Mục đích nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý hệ thống giao thông
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống giao thông.
- Phạm vi nghiên cứu: quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả
nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên
quan;
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các
giải pháp quản lý mới cho phù hợp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản
lý hệ thống giao thông.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống giao
thông quận Hà Đông nhằm nâng cao hiệu quả vận hành góp phần phát triển
kinh tế – xã hội cho địa phương.
Các khái niệm cơ bản
Khái niệm về hệ thống giao thông đô thị:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
- Là tập hợp của mạng lưới đường, các công trình phục vụ giao thông
và các loại phương tiện giao thông được sử dụng trong đô thị. Giao thông đô
thị một mặt phải đảm bảo công tác vận chuyển và liên hệ thuận tiện, nhanh
chóng giữa các bộ phận chức năng cơ bản của đô thị như: nơi ở, nơi làm việc,
khu nghỉ ngơi giải trí và các trung tâm của đô thị với nhau, mặt khác phải đáp
ứng nhu cầu vận chuyển và liên hệ giữa đô thị với các điểm dân cư xung
quanh. Có thể nói giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong
thiết kế quy hoạch đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất
đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau.
Khi xem xét mối quan hệ giữa giao thông với đô thị, hệ thống giao
thông đô thị được phân thành hai mảng chính là giao thông đối ngoại và giao
thông đối nội (hay còn gọi là giao thông nội thị).
- Giao thông đối ngoại gồm: Các tuyến đường, các công trình đầu mối
và những phương tiện được sử dụng để đảm bảo sự liên hệ giữa đô thị với bên
ngoài và từ bên ngoài vào đô thị.
- Giao thông nội thị gồm: các công trình, các tuyến đường và các
phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vân chuyển trong phạm vi của đô thị, đảm
bảo nhu cầu liên hệ giữa các bộ phận cấu thành của đô thị với nhau.
Khái niệm quản lý hệ thống giao thông đô thị:
- Là tổng thể các biện pháp, các chính sách, các công cụ mà chủ thể
quản lý tác động vào các nhân tố của hệ thống giao thông đô thị nhằm đảm
bảo cho hệ thống này hoạt động có hiệu quả.
- Có thể nói giao thông đô thị là một hệ thống chặt chẽ các yếu tố cấu
thành có sự ràng buộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Để hệ thống hoạt động
thông suốt, cần thiết phải đảm bảo các bộ phận được liên kết và phối hợp nhịp
nhàng. Hệ thống giao thông mà chủ yếu là mạng lưới các tuyến đường chính
là huyết mạch của hệ thống này muốn cho hệ thống giao thông đô thị hoạt4
động tốt cần thiết phải quản lý và phát triển một mạng lưới giao thông phù
hợp với từng loại đô thị, phù hợp với địa hình và tình hình kinh tế xã hội, mật
độ dân cư.
- Một hệ thống giao thông hiệu quả là một hệ thống đảm bảo cho dòng
di chuyển được thông suốt, nhịp nhàng “như dòng chảy”, không có điểm ùn
tắc tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, đem lại tâm lý thoải mái khi tham gia
giao thông và hình thành nên văn minh đô thị hiện đại.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba
chương gồm có:
- Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội.
- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống giao thông
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống giao thông quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTHÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email: [email protected]
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Giao thông đô thị có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát
triển chung của đô thị. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần và vật
chất của người dân. Mạng lưới hạ tầng giao thông có thể coi là thước đo đánh
giá về sự phát triển của một đô thị, không chỉ về kinh tế mà về cả văn hóa - xã
hội, an ninh, quốc phòng và văn minh đô thị. Kết cấu hạ tầng giao thông đô
thị mặc dù chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn nhưng có giá trị lâu dài, chính vì
vậy việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông đô thị là một chiến lược lâu
dài, nếu không có tầm nhìn đúng đắn sẽ gây lãng phí rất lớn cho xã hội. Quy
hoạch phát triển giao thông đô thị phải được tính toán với tầm nhìn lâu dài từ
30 - 50 năm, cùng với đó là dự báo nhu cầu trong tương lai và đưa ra các giải
pháp đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.
Quản lý hệ thống giao thông đô thị đóng vai trò chủ chốt quyết định
yếu tố hiệu quả trong việc xây dựng và vận hành khai thác, sử dụng hệ thống
giao thông đô thị. Việc quản lý tốt hệ thống giao thông sẽ làm tăng hiệu quả
sử dụng, sự an toàn và kéo dài tuổi thọ công trình, phát huy tối đa công năng,
giá trị của công trình và tiết kiệm chi phí cho xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân trên địa bàn quận
Hà Đông trong tương lai. Ngoài việc quy hoạch mở rộng nâng cấp hệ thống
giao thông thì công tác quản lý hệ thống giao thông đóng vai trò chiến lược
quyết định để giải quyết vấn nạn ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, ô
nhiễm môi trường và tạo mỹ quan cho đô thị. Để phát huy tối đa công tác
quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn quận Hà Đông, cần có những giải
pháp, mô hình quản lý mới hiện đại hơn cùng với đó là thay đổi cơ chế chính
sách phù hợp để hoàn thiện bộ máy quản lý qua đó góp phần hoàn thiện công
tác quản lý đồng thời nâng cao chất lượng vận hành cho hệ thống giao thông
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi99
quận Hà Đông góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận
cũng như trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.
Kiến nghị
Việc quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn quận Hà Đông hiện nay
tuy đã đạt được một số kết quả tích cực tuy nhiên cũng cho thấy nhiều mặt
còn yếu kém, bộ máy quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, quận Hà Đông đang được đầu tư mạnh mẽ các công
trình giao thông công cộng thì việc quản lý không chặt chẽ sẽ khiến việc đầu
tư không hiệu quả, gây thất thoát lãng phí cho xã hội và không đáp ứng được
nhu cầu sinh hoạt của người dân đô thị. Để cải thiện bộ máy quản lý hệ thống
giao thông của quận, tác giả xin kiến nghị một số nội dung sau:
Đối với các Bộ, ban, ngành: Cần tiến hành rà soát, chỉnh sửa bổ sung
và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu
chuẩn quản lý hệ thống giao thông đô thị tạo cơ sở pháp lý vững chắc, cơ chế
chính sách rõ ràng, cụ thể và chế tài xử phạt nghiêm khắc để cấp cơ sở có căn
cứ triển khai thức hiện nhiệm vụ minh bạch, rõ ràng.
Đối với UBND thành phố Hà Nội và các Sở, ban ngành trực thuộc:
Cần sớm triển khai các đề án, chương trình phát triển quản lý hệ thống
giao thông, trong đó chỉ ra những hạng mục cần ưu tiên đầu tư trên địa bàn
các quận đồng thời ban hành các cơ chế đặc thù về huy động nguồn lực xã
hội trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông cũng như quản lý khai thác
sử dụng; Xây dựng lộ trình kế hoạch cụ thể kèm theo các hướng dẫn, đồng
thời áp dụng những công nghệ khoa học bắt kịp với xu thế thời đại và phù
hợp với điều kiện của từng địa phương.
Đối với UBND quận Hà Đông: Triển khai các chiến lược phát triển đã
được UBND thành phố và các Sở, ban, ngành phê duyệt. Tăng cường công
tác tuyên truyền và phổ biến nhận thức cho cộng đồng, huy động sự tham gia100
của cộng đồng trong công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch và cả trong giai đoạn khai thác sử dụng, duy tu bảo dưỡng. Nâng cao
trình độ năng lực cán bộ chuyên môn đồng thời tích cực phối hợp với cộng
đồng hơn nữa trong công tác quản lý để đảm bảo xây dựng một bộ máy quản
lý hệ thống giao thông chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả cao.
Đối với UBND các phường: Là chính quyền cơ sở có trách nhiệm vận
động người dân chấp hành, phối hợp với UBND quận trong công tác kiểm tra
xử lý vi phạm. Chủ động nắm bắt những ý kiến, kiến nghị của cộng đồng về
công tác cán bộ, chất lượng thực hiện các dự án. Kịp thời báo cáo cấp trên để
kịp thời xử lý những tình huống vượt quá thẩm quyển để góp phần hoàn thiện,
sửa chữa những thiếu sót trong quản lý.
Đối với cộng đồng dân cư: Cần được tuyên truyền sâu rộng, đảm bảo
nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tham gia
quản lý hệ thống giao thông, chủ động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng
vào các chương trình, đề án qua đó phát huy được tính dân chủ và vai trò
quan trọng của cộng đồng để chính quyền các cấp có căn cứ thực tế nhằm
hoàn thiện, chỉnh sửa bổ sung để công tác quản lý hệ thống giao thông
trên địa bàn quận Hà Đông nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung thực
sự phát huy được hiệu quả, góp phần cải thiện bộ mặt đô thị, nâng cao
chất lượng sống của người dân và đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh
mẽ trong tương lai
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top