phamnhalai

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, dù trên thực tế, sự bất ổn và các điểm nóng trên thế
giới và khu vực vẫn đang còn tồn tại nhưng hòa bình, hợp tác vẫn là nguyện vọng
chính đáng và là mong muốn của nhân loại. Đặc biệt, liên kết, hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực đã trở nên nổi trội hơn bao giờ hết và mở cửa hội nhập trở thành yêu
cầu khách quan để gắn kết các nền kinh tế với nhau và tăng cường các hoạt động kinh
tế ở các cấp từ song phương, đa phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu. Đến nay,
châu Á là khu vực đang nổi lên với tốc độ hội nhập và mức độ sẵn sàng liên kết hợp
tác một cách nhanh chóng. Hợp tác kinh tế của các nước trong khu vực tăng lên mạnh
mẽ, đặc biệt là quan hệ kinh tế Nhật Bản – ASEAN – Trung Quốc. Ngày 4/11/2002,
Nghị định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc được ký
kết. Trên cơ sở đó, Hiệp định về thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung
Quốc ra đời và chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2010. Ngày 8/10/2003, Nhật Bản và
các nước ASEAN cũng đã ký Thỏa thuận khung về Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN
- Nhật Bản. Sau các vòng đàm phán luân phiên, ngày 1/12/2008, Hiệp định về quan hệ
đối tác kinh tế toàn diện giữa Nhật Bản và ASEAN được ký kết và chính thức có hiệu
lực. Các thỏa thuận hợp tác đã hình thành những khu vực thương mại tự do lớn khiến
khu vực này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hợp tác khu vực và xu thế toàn cầu hóa
tạo ra cơ hội thuận lợi để các nước đẩy nhanh hợp tác kinh tế song phương và đa
phương hiện nay và trong tương lai.
Bên cạnh đó, cùng với sự thay đổi của cục diện thế giới cuối thế kỷ XX, đầu
thế kỉ XXI, kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến khá phức tạp. Thời kì 1991-2000 tốc
độ tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,1%/năm. Bước sang thập kỷ mới, nền kinh tế thế
giới phục hồi với tốc độ tăng trưởng 4,04% giai đoạn 2001-2007. Nhưng cuộc khủng
hoảng tài chính từ nửa cuối năm 2008-2009 đã kéo tốc độ phát triển trung bình cho cả
giai đoạn 2001-2010 xuống còn 3,2%/năm. Từ năm 2010, nền kinh tế thế giới bắt đầu
phục một cách chậm chạp. Trong khi đó, khu vực châu Á lại nổi lên là một điểm sáng
trong bức tranh nền kinh tế toàn cầu. Các nước ASEAN và châu Á vẫn phát triển năng
động, mức tăng trưởng năm 2013 duy trì ở 6,6%, cao hơn mức 6% của năm 2012.
Kinh tế khu vực này vẫn đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới
tăng trưởng.
Nền kinh tế Nhật Bản, sau giai đoạn tăng trưởng cao độ, bắt đầu trì trệ, đặc biệt
là sau sụp đổ bong bóng, nền kinh tế đã rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài vẫn được
gọi là “hai thập kỷ mất mát”. Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ, doanh nghiệp Nhật
Bản đã áp dụng nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm cải tổ khu vực tài chính ngân hàng,
cải cách cơ cấu kinh tế và doanh nghiệp, tự do hóa hơn nữa thị trường và đầu tư mạnh
mẽ cho khoa học công nghệ. Nền kinh tế Nhật Bản đã có những dấu hiệu phục hồi, sự
tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2002 – 2006 được coi là thời kỳ tăng trưởng dài
nhất kể từ sau chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Koizumi kết thúc nhiệm kỳ
vào năm 2006, nền kinh tế Nhật Bản lại bắt đầu suy thoái và rơi vào tình trạng đặc
biệt nghiêm trọng trong những năm 2008-2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Sau đó, nhờ những giải pháp khắc phục khủng hoảng của Chính phủ
Nhật Bản, nền kinh tế Nhật Bản dần có những bước phát triển khả quan nhưng không
bền vững. Tháng 12/2012, Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền và thực hiện chính
sách “ba mũi tên” Abenomics, đưa nền kinh tế Nhật Bản ra khỏi khủng hoảng và có
những dấu hiệu khởi sắc. Cùng với những chính sách kinh tế trong nước, Chính phủ
Nhật Bản tuyên bố tham gia đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình
Dương (TPP)- một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một
khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái
Bình Dương. Đồng thời đề ra những chính sách liên quan đến chiến lược phát triển
như lập cơ chế thúc đẩy xuất khẩu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc tế và đàm phán các hiệp định đối tác kinh tế (EPA). Điều này cho
thấy, việc đẩy mạnh và tăng cường quan hệ kinh tế với các nước, nhất là các nước
trong khu vực châu Á vốn là thị trường trọng điểm của Nhật Bản luôn đóng một vai
trò quan trọng trong các chính sách phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp
thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong giai
đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên
1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001 đến nay,
tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn giữ ở mức cao và ổn định. Năm 2003 tăng 7,3% ;

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Công nghệ thông tin 0
T Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu t Luận văn Kinh tế 0
L Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và qu Luận văn Kinh tế 0
A Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc xóa đói giảm nghèo Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp Marketing hướng tới các mối quan hệ trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top