littlecat_a1

New Member

Download miễn phí Đề tài Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và quốc tế cũng có sức kích thích và định hướng cao tới sự vận động của các nguồn vốn





MỞ ĐẦU 1

Chương I 2

KHÁI QUÁT VỀ VỐN NƯỚC NGOÀI 2

I. CÁC NGUỒN VỐN NƯỚC NGOÀI 2

1. Nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA - Official Development Assistance 2

2. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI - Foreign Direct Investment 3

II. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA VỐN NƯỚC NGOÀI 3

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động của VNN 3

1.1. Mức độ đảm bảo an toàn của vốn đầu tư 3

1.2. Triển vọng thị trường bao gồm quy mô thị trường, khả năng tiếp cận thị trường và triển vọng thu lợi nhuận đang ngày càng trở thành nhân tố quan trọng nhất, định hướng cho đầu tư tương lai của các nhà đầu tư. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư - các công ty xuyên quốc gia "làm ăn lớn". 3

1.3. Sự thuận tiện và hấp dẫn khác của môi trường đầu tư giành cho các hoạt động triển khai đầu tư là điều kiện cần để chuyển hoá các ý tưởng đầu tư trở thành hiện thực. 3

1.4. Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và quốc tế cũng có sức kích thích và định hướng cao tới sự vận động của các nguồn vốn. 3

1.5. Nợ nước ngoài và cán cân thanh toán quốc tế 4

2. Xu hướng vận động của ODA 4

3. Xu hướng vận động của FDI 4

III. TÁC ĐỘNG CỦA VNN 5

1. Những tác động tích cực 5

2. Những tác động tiêu cực: 6

3. Một số giải pháp để phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực của VNN. 7

Chương II 9

1. Trong chiến lược phát triển 9

2. Về vấn đề kinh tế vĩ mô: 10

2.1. Vấn đề chống lạm phát: 10

2.2. Vấn đề tỷ giá hối đoái 10

2.3. Vấn đề thâm hụt ngân sách 10

3. Về hình thức huy động vốn 11

4. Vấn đề quản lý nợ nước ngoài 11

5. Vấn đề vốn đối ứng trong nước 12

Chương III 13

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VNN TỪ 1988 ĐẾN NAY 13

I. ĐỐI VỚI VỐN ODA 13

Đơn vị: triệu USD 13

II. VỐN FDI 14

Tình hình FDI từ 1988-1998 15

III. NHỮNG HẠN CHẾ MÀ TA CẦN VƯỢT QUA KHI TIẾP NHẬN VNN 16

Chương IV 17

I. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG VNN 17

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh một nhân tố kích thích quá trình toàn cầu hoá và tự do hoá kinh tế.
Các nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi sẽ tiếp tục gia tăng được lượng đầu tư tiếp nhận, Mỹ Latinh và châu Phi sẽ là nơi được dự báo sẽ tiến bộ hơn cả (Mỹ Latinh: 83 tỷ USD năm 2000 so với 38 tỷ USD năm 1999).
Luồng vốn đầu tư vào châu á đang trên đà phục hồi, có lẽ trong khoảng 2-3 năm nữa sẽ đạt mức của năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu á tuy đã tạm thời cản trở luồng đầu tư vào khu vực và liên khu vực, tuy nhiên tự do hoá đầu tư đã trở thành một xu thế lớn trong khu vực và trên thế giới mà cuộc khủng hoảng này không thể đảo ngược, trái lại còn là một nhân tố thúc đẩy nó.
Xét về mặt lâu dài, luồng FDI vào châu á nói chung và vào Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: sự cạnh tranh của khu vực với bên ngoài và sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực. Các nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu vẫn sẽ là những nơi chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư. Phần còn lại sẽ được phân định bằng sự cạnh tranh của các nước đang phát triển mà gay gắt nhất là khu vực Đông Nam á, Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ - Latinh. Nhiều tổ chức tài chính dự báo rằng tốc độ phát triển của Đông á và ASEAN sẽ dương và đạt cao vào các năm của tận thế kỷ XXI, tiếp tục duy trì được sự năng động vốn có của mình, như vậy: châu á - TBD vẫn là một mối quan tâm của các nhà đầu tư.
III. Tác động của VNN
1. Những tác động tích cực
Gia tăng tiềm lực tài chính góp phần tạo đà tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hiện nay tuy VNN vào Việt Nam chưa nhiều, đóng góp vào GDP còn khiêm tốn, nhưng với tốc độ gia tăng nhanh cho phép đoán trong những năm tới VNN sẽ tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng của Việt Nam.
VNN cũng đang có sự tác động thúc đẩy chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế theo hướng tiến tới một cơ cấu công nghiệp và dịch vụ cao cấp, hiện đại, góp phần tạo nên một môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn để tiếp tục thu hút VNN mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Nhiều dự án có VNN đặt ở các vùng ngoại thành cũng đang là hạt nhân tạo nên những khu đô thị mới, thúc đẩy giảm mật độ dân số nội thành. Sự chuyển dịch dân số ra ngoại thành tuy chúng ta đã có chủ trương từ lâu nhưng vẫn chưa thực hiện được, nay sẽ được thực hiện dưới tác động này.
VNN đã gia tăng mức nhân dụng cho nên kinh tế cả về chất lượng lẫn số lượng, tạo nguồn thu ngoại tệ và tăng thu cho ngân sách nhà nước, góp phần duy trì và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo nên sự ổn định về công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động trên phạm vi cả nước.
Sự hiện diện của VNN còn được xem như chất kích thích cho môi trường kinh doanh trong nước vốn đã năng động lại càng năng động hơn. Tuy rằng trình độ kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp có VNN chưa thật hiện đại như mong đợi, nhưng nó đã đặt cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước những thách thức mới, buộc mọi thành phần kinh tế phải xét lại cách kinh doanh, phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phải nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị, phải nâng cao trình độ kiến thức quản trị doanh nghiệp, phải nghĩ đến chiến lược dài hạn...
Chuyển giao công nghệ - kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn, bí quyết và trình độ quản lý tiên tiến cũng như năng lực thị trường mà chúng ta có thể tiếp nhận được của các nước đi trước nhờ đi theo luồng VNN đổ vào.
2. Những tác động tiêu cực:
VNN với ưu thế về tiềm lực tài chính, kỹ thuật công nghệ hiện đại, quản trị tiên tiến đang dần dần chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả thị trường nội địa và thị trường xuất nhập khẩu. Những nguồn lực của chúng ta như chất xám, tay nghề kỹ thuật, vị trí đất đai... đang bị các doanh nghiệp có VNN thu hút.
Dòng chảy của vốn tư bản vận động theo quy luật từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp đến nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Vì vậy khi nước tiếp nhận VNN không đáp ứng được điều này thì dòng VNN bất ngờ có thể rút ra khỏi nơi không có triển vọng mong đợi. Đặc biệt là nguồn đầu tư gián tiếp và ngắn hạn, nó có tính linh hoạt cao, có thể vào nhanh và tháo chạy cũng rất nhanh, tạo cú "sốc" cho nền kinh tế nước sở tại. Thực tế trong năm 1998, chỉ trong vòng 3-4 tháng, các nhà tư bản đã rút ra khỏi Đông Nam á trên 250 tỷ USD.
Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều và chủ yếu là vốn ngắn hạn và sử dụng nó không hiệu quả dẫn tới việc nợ nước ngoài chồng chất, thậm chí mặt khả năng thanh toán, đồng thời để đáp ứng các yêu cầu để nhận viện trợ, có thể dẫn tới lệ thuộc bên ngoài không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, làm suy giảm tính độc lập dân tộc.
Do vốn đầu tư nước ngoài chiếm một phần quan trọng trong khu vực doanh nghiệp và việc chuyển thu nhập và lợi nhuận ra nước ngoài ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài là yếu tố chính tạo nên mất cân đối nghiêm trọng thâm hụt tài khoản vãng lai, khi tư bản nước ngoài chẳng những không đổ vào để bù đắp thiếu hụt mà còn rút ra ồ ạt như vừa qua thì các đồng nội tệ buộc phải phá giá và hậu quả của nó là các ngân hàng thương mại và các công ty ở nước này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Việc chuyển giao công nghệ là việc tích cực mà VNN mang lại nhưng hiện các công nghệ được chuyển giao lạc hậu so với hiện thời lại đang phổ biến ở nước ta. Khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài thường góp vốn bằng các thiết bị và vật tư, lợi dụng sự yếu kém về trình độ của bên đối tác Việt Nam, các nhà đầu tư đã chuyển vào Việt Nam những thiết bị cũ đã hết thời hạn thanh lý, họ chuyển vào Việt Nam và tiếp tục khai thác những tài sản cố định này.
Trong quá trình thu hút và sử dụng VNN đã kéo theo các tệ nạn, các vấn đề xã hội như là tham nhũng, buôn lậu, làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo... làm chúng ta mất nhiều cán bộ có kinh nghiệm, đồng thời gây nên những mầm mống mâu thuẫn nội bộ, tự phá vỡ trật tự kỷ cương và tự làm suy yếu hiệu lực quản lý nhà nước.
3. Một số giải pháp để phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực của VNN.
Thứ nhất, cần có một chiến lược tài chính quốc gia làm chính, trong đó xác định rõ mục đích của chính sách huy động và sử dụng VNN vào việc đẩy mạnh tiến trình CNH - HĐH đất nước theo hướng:
- Huy động đủ vốn với các điều kiện vay, trả thuận lợi.
- VNN được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ cho nước ngoài.
- VNN không có tác động xấu đến sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và tính độc lập dân tộc.
Thứ hai, cần xác định đúng giới hạn lợi dụng VNN.
Sử dụng VNN nhất định phải nghĩ đến khả năng tiếp nhận của nước sử dụng vốn. Do đó, phải thường xuyên xem xét giới hạn mắc nợ, nắm chắc số lượng, điều kiện mắc nợ để điều chỉnh về mặt vĩ mô. Trong đó cần chú ý giới hạn số lượng sau:
- Chỉ tiêu tỷ suất mắc nợ: Tức là tỷ lệ giữa tổng số nợ và lãi của một nước phải tr

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
M Bối cảnh ảnh hưởng tới hoạt đọng của Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
B Những vấn đề lý luận chung về thương hiệu và đầu tư xây dựng thương hiệu trong bối cảnh hội nhập kin Luận văn Kinh tế 0
Y Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030 Luận văn Kinh tế 3
N Cơ hội và thách thúc của thương mại hàng hoá (Cụ thể ngành da giầy) trong bối cảnh gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
H Một số vấn đề về bối cảnh và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo Luận văn Sư phạm 3
M Một số quan niệm đạo đức học phương Tây hiện đại và ảnh hưởng của chúng ở Việt Nam trong bối cảnh hộ Luận văn Sư phạm 2
E Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Viện máy và dụng cụ công nghiệp đến năm 2015 trong bối cảnh toà Luận văn Kinh tế 0
T Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
H Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top