doihong_12c8

New Member

Download miễn phí Đề tài Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa





Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện - từ đổi mới kinh tế là trọng tâm, đến đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội; từ đổi mới tư duy, nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vấn đề có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp đổi mới là Đảng phải đổi mới trên cả ba lĩnh vực: đổi mới tư duy; đổi mới tổ chức và cán bộ; đổi mới phong cách làm việc. Đổi mới tư duy là đổi mới phương pháp tư duy, khắc phục lối tư duy kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, siêu hình; là phải đấu tranh loại bỏ những quan điểm sai trái, khắc phục những quan điểm lạc hậu về chủ nghĩa xã hội, về công nghiệp hoá, về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về cơ chế quản lý kinh tế. Đổi mới tư duy nhằm quán triệt phương pháp tư duy biện chứng duy vật, hình thành những quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bổ sung và phát triển những thành tựu lý luận mà Đảng đã đạt được.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng toàn diện đồng bộ, không phải cái gì cũng đặt ra một cách đều tràn lan, mà đòi hỏi trong mỗi một thời kỳ, mỗi một giai đoạn phải có những chủ trương, những biện pháp mang tính trọng tâm, trọng điểm, phải xác định được những khâu then chốt tập trung giải quyết để làm cơ sở cho những chủ trương biện pháp khác một cách đồng bộ.
Góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn, một chiều, phiến diện. Trong thế giới khách quan mọi sự vật mọi hiện tượng đều có rất nhiều mối liên hệ. Vì vậy cần xem xét một mặt hay một vài mặt mà đã vội kết luận ngay vấn đề, như vậy sẽ không chính xác. Các quan hệ lợi ích thường thấy lợi ích trước mắt mà không thấy được cái lợi ích lâu dài.
Chống lại chủ nghĩa triết chung và thuật nguỵ biện (Chủ nghĩa triết chung nhân danh toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật; Thuật nguỵ biện thì lại lập luận chủ quan, lấy thứ yếu thay cho chủ yếu, lấy cái không cơ bản thay cho cái cơ bản... nhằm xuyên tạc biện chứng của sự vật).
Phần II
Vận dụng lý luận vào việc xây dựng
nền kinh tế thị trường
Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” (V.I Lênin).
I. Khái niệm nền kinh tế thị trường, ưu điểm và nhược điểm.
1. Khái niệm:
Kinh tế thị trường thể hiện trình độ cao của kinh tế hàng hoá, quan hệ hàng hoá, tiền tệ trở nên phổ biến. Trong lịch sử nhân loại đã diễn ra các hình thức kinh tế khác nhau như: kinh tế tự nhiên, kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế thị trường...
Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế văn minh, đó là nền kinh tế vận động, phát triển gắn liền với hệ thống đồng bộ các thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài nguyên.
Kinh té thị trường đầy đủ gắn liền với một hệ thống luật lệ thể chế, hệ thống các đạo luật, các quy phạm là xương sống của nền kinh tế. Về thực chất là những khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho nền kinh tế năng động có trật tự.
2. Mặt tích cực và hạn chế của nền kinh tế thị trường trong đời sống xã hội ở nước ta:
Nền kinh tế thị trường khác hẳn với nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp trước kia bởi sự cạnh tranh. Nghiên cứu dưới góc độ quan điểm toàn diện chúng ta thấy rằng một mặt nền kinh tế thị trường làm cho cạnh tranh thúc đẩy khoa học phát triển, tiếp thu được các công nghệ và bí quyết mới; nhưng mặt khác cạnh tranh cũng làm cho hàng loạt các xí nghiệp, doanh nghiệp bị phá sản.
Về mặt tích cực:
Khi kinh tế thị trường tạo ra được những cong người năng động, quyết đoán, có được kinh nghiệm sau những lần cạnh tranh thắng lợi hay thất bại của mình nhằm:
+ Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Đẩy mạnh quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất.
+ Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.
+ Kích thích nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, hàng hoá dịch vụ dồi dào và luôn luôn được cải tiến.
+ chức năng động và tự điều chỉnh của nền kinh tế.
Về mặt tiêu cực:
+ Phân hoá giàu cùng kiệt quá xa nhau dẫn đến không công bằng và mâu thuẫn xã hội. Thị trường càng phát triển phân hoá càng lớn và đến lượt nó lại là nguyên nhân tiềm tàng cản trở sự phát triển do tình trạng bất công và đẫn đến tình thế ổn định.
+ Sự phát triển mù quáng của các doanh nghiệp riêng lẻ tất yếu dẫn đến khủng hoảng chu kỳ, triệt tiêu lẫn nhau và thất nghiệp.
+ Động cơ săn đuổi lợi nhuận tối đa luôn luôn gắn liền với những thủ đoạn không lành mạnh: đầu cơ, buôn lậu và lối sống duy vật chất xem thường truyền thống và các đạo đức của xã hội.
+ Độc quyền của những doanh nghiệp lớn và nước lớn trong việc khống chế mức lưu thông và giá cả, đầu cơ nâng cao giá hay bán phá giá.
+ Giá cả hình thành tự do trên thị trường tự nó không phải bao giờ cũng phản ánh đúng giá trị của nó.
Cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì cạnh tranh cũng xuất hiện. Tuy thời gian xuất hiện và phát triển của nó chưa nhiều song những vấn đề mà cạnh tranh đặt ra lại không nhỏ. Cạnh tranh có xu hướng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, điều chỉnh các nguồn lực phát triển của đất nước. Mặt khác, cũng như mặt trái của cơ chế thị trường, mặt trái của cạnh tranh là những thủ đoạn không lành mạnh.
3. Mục đích của nền kinh tế thị trường:
Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá; lãnh đạo, quản lý nền kinh tế để phát triển đúng hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đặc điểm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
- Có nhiều thành phần kinh tế, có nhiều hình thức sở hữu nhưng sở hữu công cộng là nền tảng.
- Có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thật sự của dân do dân và vì dân, quản lý kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường và kế hoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích Nhà nước, của nhân dân lao động.
- Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội; tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng ngay trong từng bước phát triển.
II. Thực trạng và quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta:
1. Giai đoạn trước năm 1986:
Từ năm 1975 đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp lại chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh lâu dài. Trong những năm qua nhân dân ta đã không ngừng phấn đấu vượt qua bao khó khăn thử thách. Chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục lại nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, từng bước xác lapạ quan hệ sản xuất mới, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, thiết lập củng cố chính quyền nhân dân trong cả nước. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn trong tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến và nặng tính tự cấp tự túc. Trinh độ trang bị kỹ thuật trong sản xuất cũng như kết cầu hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội lạc hậu, năng suất lao động xã hội thấp. Cơ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
T Phát triển con người toàn diện Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Môn đại cương 0
N Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trong tình hình hiện na Văn hóa, Xã hội 0
L Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
K [Free] Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Lý luận về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện và việc xây dựng nền kinh Luận văn Kinh tế 0
V Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác Lênin để phân tích xây dựng nền kinh tế thị trường ở Luận văn Kinh tế 2
V [Free] Vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lenin để phân tích quá trình chuyển đổi kinh Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước t Luận văn Kinh tế 0
B Quan điểm toàn diện trong hoạt động quản lý quan hệ khách hàng Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top