Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
* Về chính sách tài chính.
Vận dụng quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nhà nước nên dùng một số phần thích đáng ngân sách để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, điều tra thăm dò tài nguyên, xây dựng các khu chế xuất, các vùng kinh tế mới cho các hoạt động cung cấp thông tin, dự báo thị trường trong và ngoài nước.

Trong chính sách thuế của nước ta hiện nay còn nhiều bất hợp lý, vừa thất thu, vừa lam thu (thuế chồng lên thuế), chưa công bằng giữa các thành phần kinh tế: Thuế lợi tức đối với thành phần kinh tế quốc doanh thấp hơn thành phần kinh tế ngoài quốc. Phương hướng chung của chúng ta là tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế theo hướng mở rộng diện đánh thuế, hạ bớt mức thuế, thu hẹp độ chênh lệch giữa các mức thuế.

Chúng ta đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với chiến lược hướng ra xuất khẩu. Do đó cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế trong việc xuất khẩu không phân biệt quốc doanh hay ngoài quốc doanh.

2 - Một số kiến nghị và giải pháp của Đảng và Nhà nước ta để nâng cao sự phát triển nền kinh tế thị trường.

Khi chúng ta nói đến định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển nền kinh tế xã hội và mục tiêu chúng ta vươn tới là dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh, thì rõ ràng Nhà nước ta chưa thể thoả mãn với những gì đã gặt hái được mà còn cần thường xuyên hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vì thế trướng mắt Đảng và Nhà nước ta cần giải quyết các vấn đề:

2.1 Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá, đưa hoạt động kế hoạch và chiều sâu.

Trong hoạt động của công tác kế hoạch hoá, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao chất lượng của công tác dự báo kinh tế - xã hội và sử dụng chiến lược phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân cần chú trọng đúng mức đến việc sử dụng các chương trình mục tiêu như chống buôn lậu, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, chương trình về huy động vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng ngân sách Nhà nước lành mạnh, các chương trình về chống thất thu thuế, củng cố kỷ luật tài chính và các hoạt động xã hội khác...

Qua việc thự hiện chỉ thị số 406/TTG về việc cấm sản xuất buôn bán và đốt pháo nổ, việc thực hiện nghị định 36/CP về bảo đảm chật tự an toàn giao thông đô thị và nghị định 87/CP của chính phủ cho thấy nếu như có một chương trình mục tiêu đồng bộ, kết hợp các mục tiêu kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội thì rõ ràng sẽ thu được những kết quả tốt hơn.

2.2 Sử dụng rộng rãi nhưng có định hướng rõ ràng hệ thống các đòn bẩy kinh tế.

Về nguyên tắc các đòn bảy kinh tế được sử dụng phải bảo đảm bám sát và thực hiện cho được cả hai mục tiêu cơ bản: Tăng trưởng kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu đó, các đòn bảy kinh tế về tài chính, tiền tệ, giá cả phải kích thích sự phát triển và cạnh tranh của các thành phần kinh tế.

Cần khắc phục nhận thức không đúng và máy móc về sự bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế.

Các đòn bảy kinh tế có mục tiêu cần tập chung là khắc phục kinh tế ngầm (hoạt động buôn lậu, làm hàng giả , chốn thuế) hình thành đồng bộ thị trường tiền tệ, phát triển thị trường nông thôn.

Các đòn bảy kinh tế còn phải hướng vào giải quyết các vấn đề xã hội đặc biệt là xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp.

2.3 Tập chung nguồn lực để củng cố và phát triển khu vực kinh tế Nhà nước với mục tiêu dân giầu nước mạnh và định hướng xã hội chủ nghĩa phải được dưa trên các nền tảng sở hữu vững chắc của Nhà nước, thông qua khu vực kinh tế Nhà nước để thực hiện tốt chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường.

Từ góc đọ quản lý, Nhà nước cần tập chung vào mấy vấn đề sau, khi sử lý các vấn đề cụ thể hoạt động điều tiết của Nhà nước:

+ Từng bước hình thành các tập đoàn kinh tế lớn có sức mạnh thực sự đủ sức làm nòng cốt và là chỗ dựa cho các ngành, đủ sức cạnh tranh để làm ăn có hiệu quả trong các hoạt động kinh tế đối tác với nước ngoài.

+ Cần có giải pháp hữu hiệu về việc chống độc quyền của chính hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.

+ Cần tổ chức rút kinh nghiệm việc cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc kinh tế Nhà nước để huy động vốn và đưa chúng vào hoạt động có hiệu quả.

2.4 Tiếp tục đổi mới công tác lập pháp của nhà nước trong hoạt động quản lý kinh tế để vừa bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế, vừa giữ được trật tự kỷ cương xã hội mới chủ chương phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa cần hướng vào mấy vấn đề sau:

+ Ban hành, bổ xung, sửa đổi hệ thống luật, hoàn thiện các luồng thông tin ngược chiều để kiểm tra kiểm soát sự thực hiện pháp luật cho các doanh nghiệp thuộc mọi ngành kinh tế.

+ Tiếp tục ban hành các đạo luật mới về quản lý kinh tế đề hoàn thành bộ luật kinh tế hoàn chỉnh và đồng bộ, cần sửa đổi bổ xung các đạo luật đã ban hành, khắc phục tình trạng triệt tiêu hiệu lực lẫn nhau khi đưa vào cuộc sống.

2.5 Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với cơ chế quản lý mới.

Hiệu quả nền kinh tế cao hay thấp phụ thuộc vào chính đội ngũ cán bộ quản lý. Vừa qua chúng ta đã tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về các kiến thức
khoa học của hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý Nhà nước, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nhận thức về lý luận Mác - Lênin, đường lối quan điểm của Đảng nên bước đầu đã có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới. Nhưng trong số đó không ít người vẫn chưa khắc phục được lối tư duy, cách làm việc, đào tạo bổ xung nhưng vẫn kém chất lượng.




kết luận:

Từ thành công của sự nghiệp đổi mới ở nước ta, chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội và thị trường là điều có thể dung hợp. Để có được kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa điều quan trọng là phải có sự lãnh đạo của đảng.Sau đó phải có một hệ thống chính trị phù hợp mà hạt nhân của nó là nhà nước của dân, do dân và vì dân.Đương nhiên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà đảng ta nêu ở đây không chỉ là kinh tế mà kinh tế. xẽ quyết định đến các vấn đề chính trị,văn hoá,xã hội và an ninh quốc phòng.

Quan điểm toàn diện trong hoạt động nhạn thức và hoạt động thực tiễn vào sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta là một quyết định sáng suốt của đảng và nhà nước.Cơ sở lý luận là một chân lý đã được chứng minh trong suốt quá trình phát triển của xã hội.Bên cạnh đó,khi áp dụng vào việt nam lại được các nhà lãnh đạo nước ta xem xét,đánh giá toàn diện khách quan.Đặt vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước,từ đố có chính sách đổi mới và phát triển phù hợp.

Từ khi đổi mới,lền kinh tế thị trường đã phát huy tác dụng rát tích cực.hơn 10 năm qua,lĩnh vực kinh tế của nước ta đã đạt những kết quả và thành tựu to lớn,kinh tế tăng trưởng nhanh,xã hội ổn định và những bước đi lên,đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên,trong lòng bản chất của nền kinh tế thị trường nó luân chứa đựng những khuyết tật và những khuyết tật đó đã biểu hiện ra trong nền king tế ở nước ta.Nhưng các chính sách của đảng và nhà nước luân đượcđề ra để khác phục những khuyết tật,hạn chế một cách tốt nhất.Đồng thời phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển cũng luân được đặt ra,tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định nền kinh tế của đất nưóc trong tương lai.

cần khẳng định rằng vì nhận thức được quy luật của thị trường và có sự định hướng chủ nghĩa xã hội,cho nên đất nước ta đã tránh được rất nhiều những tiêu cực tồn tại.Dù mới bắt đầu và còn nhiều hạn chế song kết quả đó thật quý giá,đáng khíchlệ.cho đến hôm nay tuy còn không ít ngươig vẫn no ngại sự vận động của cơ chế thị trường nhưng vẫn có đủ lý lẽ,bằng chứng để tin rằng chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường là có thể tồn tại cùng phát triển và đã thực sự tồn tại và phát triển ở nước ta.

Tất cả các vấn đề diễn xung quanh nền kinh tế thị trường ở Việt nam một lần nữa đã chứng minh cho sự đúng đắn và sáng suốt của Đảng cộng sản và hoạt động quản lý, thực hiện của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.

trên đây là một số ý kiến phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt nam mà em đã tiếp thu đượctrong quá trình học tập và tham khảo tài liệu.

Tuy rất cố gắng vận dụng hiểu biết và phát huy khả năng của mình để hoàn thành bài tiểu luận này nhưng cũng không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót và còn nhiều hạn chế.

Rất mong những ý kiến đóng góp, đánh giá và nhận xét của Thày và tất cả những ai quan tâm tới bài tiểu luận này để em nhận thấy rõ những khuyết điểm, hạn chế của mình để có thể hoàn thành tốt hơn nữa các bài tiểu luận sắp tới.

Cuối cùng em xin chân thành Thank Thày giáo PGS Vũ Ngọc Pha đã tận tình hường dãn em hoàn thành bài tiểu luận này.
mục lục

A. lời nói đầu.

B.nội dung.

phần i. Cơ sở lý luận và mối quan hệ của quan điểm toàn diện trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

I. Cơ sở lý luận và mối quan hệ của quan điểm toàn diện.

1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện.
2. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự vật.

II. Việc vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mác - Lênin vào hoạt động nền kinh tế thị trường.

1. Khái niệm nền kinh tế thị trường.
2. Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động nền kinh tế thị trường.

Phần II.Vận dụng những yêu cầu của quan điểm toàn diện để phân tích việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta.

I. Những yêu cầu của quan điểm toàn diện.

II. Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
2. Kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam.

phần iii. Một số kiến nghị và giải pháp.

1. Nền kinh tế các nước trên thế giới.
2. Một số kiến nghị và giải pháp của Đảng và Nhà nước ta để nâng cao sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

c. tài liệu tham khảo.







A-LờI nói đầu.

Xã hội loài người đã tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài, đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội và luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất. Hay sản xuất ra của cải vật chất là nền tảng của đời sống xã hội, là điều kiện trước tiên để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu sẽ bị huỷ diệt. Như Mác đã nói;"Đứa trẻ con nào cũng biết là một nước sẽ chết đói nếu ngừng lao động, tui không nói trong một năm mà ngay trong một vài tuần".

Bên cạnh đó sản xuất vật chất còn là nền tảng hình thành tất cả các mối quan hệ trong đời sống xã hội và đời sống tinh thần của toàn xã hội, không vượt khỏi quy luật khách quan nền kinh tế nước ta cũng là nền tảng cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của đất nước ta. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của kinh tế vì kinh tế chính là kết quả của toàn bộ quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất.

Trong thời gian gần đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi đặc biệt là quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất Đảng và Nhà bước ta bước ngay vào công cuộc xây dựng và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Nhưng do chưa nắm vững các quy luật khách quan trong kinh tế mà kinh tế Việt Nam còn cùng kiệt nàn lạc hậu.

Từ năm 1986, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới về kinh tế. Đó là chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và chúng ta rất quan tâm đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của nền kinh tế đó. Hơn 10 năm qua việc chuyển đổi kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội.

Chính vì những lí do trên mà một số sinh viên khoa kinh tế, việc hiểu và nắm bắt thực tế là một điều hết sức cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu về nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, nó tạo tiền đề cho việc học tập và làm việc sau này. Vì thế mà em chọn đề tài "Vận dụng quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" cho bài tiểu luận của mình. Chính là việc kết hợp giữa học tập và nghiên cứu thực tế làm hiểu rõ và sâu hơn về nền kinh tế nước ta. Em xin chân thành Thank thày giáo PGS Vũ Ngọc Pha đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận đầu tay này.






B-NộI DUNG.


phần I: cơ sở lý luận và mối quan hệ của quan điểm toàn diện trong nền kinh tế thị trường của nước ta.

I - cơ sở lý luận và mối quan hệ của quan điểm toàn diện.

1 - Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện.

Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ VI tr.CN và được tiếp nối cho đến ngày nay với những thành tựu rực rỡ. Triết học là hình thái xã hội, vì thế từ khi ra đời triết học Mác - Lênin đã trở thành cơ sở lý luận cho mọi khoa học khác và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tích cực của xã hội. Những quy luật mà triết học Mác - Lênin phát hiện nó đã giúp con người nhận thức đúng đắn hơn vvè thế giới khách quan, từ đó tích cực lao động sản xuất cải tạo thế giới nâmf phục vụ cho cuộc sống con người.

Một trong những quan điểm đúng đắn mà chủ nghĩa Mác - Lênin đưa ra phải kể đến quan điểm toàn diện. Nội dung của quan điểm toàn diện là: "Khi con người xem xét sự vật hoạt động thì phải tìm ra được hết các mối liên hệ vốn có của nó đồng thời có sự phân loại và đánh giá vai trò của từng mối liên hệ một. Từ đó thấy ra được sự vật với tất cả các mặt, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của nó".

Xét về mặt lý luận thì quan điểm này là hoàn toàn đúng đắn và tuân theo quy luật khách quan. Thật vậy, muốn xem xét đánh giá một sự vật nào đó ta cần xem xét một cách toàn diện dưới mọi góc độ, mọi phương diện và đặt nó trong mối liên hệ với sự vật khác để tánh rơi và sự đánh giá phiến diện một chiều. Quan điểm ở đây chính là phép duy vật biện chứng, là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng đã góp phần khắc phục những hạn chế trước đây và mở đường cho những đánh giá đúng đắn trong cách nhìn nhận đánh giá sự vật. Sự đúng đắn của phép biện chứng duy vật được chứng minh bằng việc con người luôn vận dụng nó vào thực tiễn. Vận dụng quan điểm toàn diện váo các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động kinh tế - chính trị - văn hoá, nghiên cứu khoa học... Từ đó đẩy mạnh sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.

2 - Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự vật.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: vận dụng quan điểm toàn diện và phát triển trong đời sống, vận dụng nguyên tắc toàn diện vào hoạt động quản lý dư án, van dung quan diem toan dien va quan diem lich su cu the trong cong tac danh gia can bo o co quan, quan điểm toàn diện và thực tiển đời sống, Những nội dung yêu cầu của nguyên tắc (quan điểm) toàn diện, trình bày cơ sở triết học và chỉ ra những thành tựu và hạn chế này trong quá trình đổi mới ở Việt Nam qua thực tế địa phương, lĩnh vực hoạt động của mình., vận dụng mối liên hệ phổ biến trong công tác quản lý thuế, vận dụng quan điểm toàn diện vào trong đời sống thực tiễn, vận dụng quan điểm phát triển vào hoạt động nhận thức, thực tiễn của nền kinh tế mở, quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức, vận dụng quan điểm toàn diện vào thực tiễn, Nội dung và cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện; liên hệ với thực tế đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay., quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, quan điểm toàn diện vào kinh tế, làm rõ quá trình đổi mới nhận thức đối với các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước. Liên hệ sự tác động của các thành phần kinh tế này đối với nền kinh tế của tỉnh sóc trang, Liên hệ thực tế việc vận dụng quan điểm toàn diện ở các ngân hàng, vận dụng của bản thân đối với quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động văn hóa
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
T Phát triển con người toàn diện Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Môn đại cương 0
N Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trong tình hình hiện na Văn hóa, Xã hội 0
L Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
K [Free] Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Lý luận về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện và việc xây dựng nền kinh Luận văn Kinh tế 0
V Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác Lênin để phân tích xây dựng nền kinh tế thị trường ở Luận văn Kinh tế 2
V [Free] Vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lenin để phân tích quá trình chuyển đổi kinh Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước t Luận văn Kinh tế 0
B Quan điểm toàn diện trong hoạt động quản lý quan hệ khách hàng Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top