daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề tài: Phân tích mô hình thương mại điện tử
của
tập đoàn Rakuten Nhật Bản

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp tín chỉ:
Giảng viên:

Vũ Ngọc Hoàng Tú
1512210243
TMA306(2-1617).3_LT

Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân


Hà Nội, 22/3/2017


Mục lục

3


I.

Mở đầu


Ngày nay, chúng ta hẳn không còn cảm giác xa lạ gì khi nghe nhắc đến cụm từ ECommerce, hay còn gọi là Thương mại điện tử. Đó chính là xu hướng của thế giới trong
thế kỷ 21 này. Cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, ngày nay số lượng người
truy cập internet ngày càng tăng, vượt trên 2 tỷ người và còn tiếp tục tăng, ở Việt Nam,
theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế tính đến hết
tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số
là 48%. Số lượng người dùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các
phương tiện hỗ trợ (PC, laptop, điện thoại…) và con số này đang không ngừng tăng lên.
Kinh doanh ngày nay và trong tương lai sẽ chuyển dần sang kinh doanh online và chiếm
phần lớn doanh thu cũng như thị phần của các ngành nghề kinh doanh. Trong một tương
lai không xa, việc trao đổi mua bán sẽ hoàn toàn thông qua mạng và một người hoàn toàn
có thể kinh doanh và làm việc tại nhà qua mạng internet mà thậm chí không cần đi
làm. Điều này đã diễn ra tại các nước tiên tiến và trong thời gian tới Việt Nam cũng như
vậy.
Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của
tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và
dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet. Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp
thế giới nên thông tin có thể giới thiệu tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận
lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet.
Và Thương mại điện tửnhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một công cụ
rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp. Đối với khách
hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá
cả, chất lượng và cách giao hàng cho khách hàng.
Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm
và dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương
thức kinh doanh mới: cách kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chuyển hoá

4


các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm đến bán hàng,
dịch vụ sau bán hàng từ cách kinh doanh truyền thống đến cách kinh
doanh điện tử.
Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của TMĐT tới việc định hình tương lai của nền kinh
tế cũng như cuộc sống con người, chúng ta cần có được cái nhìn tổng quan cũng như
chuyên sâu về thương mại điện tử, cách vận hành của nó và biết được những điển hình
thành công khi áp dụng TMĐT vào việc kinh doanh. Đó chính là lí do em chọn đề tài tiểu
luận: “Phân tích mô hình thương mại điện tử của tập đoàn Rakuten Nhật Bản”. Thông qua
việc nghiên cứu và phân tích mô hình TMĐT của một tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản
– nền kinh tế hàng đầu châu Á, em mong muốn được áp dụng những kiến thức đã học của
mình vào thực tiễn và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng
cho TMĐT ở nước ta trong tương lai.

II. Tổng quan về thương mại điện tử
1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản
phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương
mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền
cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI),
các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại
điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong
chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ
như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện
tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các
nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.

5


E-commerce có thể được chia ra thành:
E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hay "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh mục



trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".


Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web



Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh
nghiệp
Email, fax và cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp lập



mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters)


Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp



Bảo mật các giao dịch kinh doanh

Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với
khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, thương mại điện tử đôi khi
được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua

bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử
dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả
dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).
Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như
sau:


Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán
trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao
nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".

6




Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương
mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu
thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet."

[21]

Các kỹ thuật thông tin liên

lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại
điện tử.


Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua
bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức
tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính
trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch
thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch
vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hay bằng phương pháp thủ công."
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và

các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ
thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên cứu tại đại học Texas, các học giả cho
rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi nền kinh tế Internet.

2. Lịch sử phát triển thương mại điện tử

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top