Download miễn phí Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và đề xuất hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh





 

Lời mở đầu 1

Phần I 3

Cơ sở lý luận hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

I. Khái niệm về hiệu quả phân biệt hiệu quả với kết quả và các loại hiệu quả. 3

I.1 Khái niệm. 3

I.2 Phân biệt hiệu quả với kết quả. 3

I.3. Phân biệt các loại hiệu quả. 3

a. Hiệu quả xã hội. 3

b. Hiệu quả kinh tế. 4

c. Hiệu quả kinh tế- xã hội. 4

d. Hiệu quả kinh doanh. 4

II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa. 4

II.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 4

II.1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 5

II.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận. 5

II.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH. 8

III. THỰC CHẤT PHẠM VI ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ. 9

III.1 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH : 9

III.2 Phương pháp loại trừ : 10

III.3 Phương pháp liên hệ 10

III.4 Phương pháp hồi qui và tương quan. 12

IV. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. 12

IV.1 Các nhân tố bên trong. 13

1.1. Lực lượng lao động: 13

1.2. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. 15

1.3 Nhân tố quản trị doanh nghiệp 15

1.4 Hệ thống trao đổi và xử lí thông tin. 16

1.5 Nhân tố tính toán kinh tế 16

2.Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 17

2.1.Môi trường pháp lý. 17

2.2 Môi trường kinh tế 18

2.3 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. 18

V. Hướng biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 19

V.1. Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh. 19

V.2 Lựa chọn quyết đinh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 20

V.2.1 Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào. 20

V.2.2 Xác định và phân tích điểm hoà vốn. 21

Với : QHV là mức sản lượng hoà vốn 22

V.3 Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động. 22

V.4 Công tác quản trị 23

V.5 Phát triển công nghệ kỹ thuật. 24

V.6 Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội. 25

PHẦN II: 26

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 26

I.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 26

I.2 Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của công ty. 27

II.3 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp. 30

PHẦN III 34

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT 8/3 34

III.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty dệt 8/3 34

III.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Dệt 8/3. 34

III.1.1 Doanh thu 34

III.1.1.2 Lợi nhuận 36

III.2 Phân tích trình độ sử dụng các nguồn lực 38

III.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận. 39

a) hiệu quả sử dụng tài sản 39

b) Hiệu quả sử dụng lao động. 40

c) Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. 41

III.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty Dệt 8/3 47

Phần II : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC: 49

III.3:Đánh giá nhận xét về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dệt 8/3 56

III.3.1 Điểm mạnh 57

III312. Điểm yếu 57

Phần IV: Đề xuất hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty dệt 8/3. 58

LỜI KẾT 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h khoa học, phải thể hiện tính linh hoạt cao. Đó không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện qua các mục tiêu cụ thể trên cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội và tấn công làm hạn chế các đe doạ của thị trường. Trong quá trình hoạch định chiến lược phải thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chiến lược tổng quát và các chiến bộ phận.
Một vấn đề quan trọng nữa là phải chú ý đến chất lượng khâu triển khai thực hiện chiến lược, biến chiến lược kinh doanh thành các chương trình, các kế hoạch và chính sách kinh doanh phù hợp.
V.2 Lựa chọn quyết đinh sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
V.2.1 Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào.
Mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Xét trên phương diện lý thuyết thì để đạt được mục tiêu này, trong mọi thời kỳ kinh doanh doanh nghiệp phải quyết định mức sản xuất của mình thoả mãn điều kiện doanh thu biên thu được từ đơn vị sản phẩm thứ i phải bằng với chi phí kinh doanh biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ i đó : MC=MR. Mặt khác, để sử dụng các nguồn lực đầu vào có hiệu quả nhất doanh nghiệp quyết định sử dụng khối lượng mỗi nguồn lực sao cho mức chi phí kinh doanh để có đơn vị yếu tố đầu vào thứ j nào đó phải bằng với sản phẩm doanh thu biên mà yếu tố đầu vào đó tạo ra : MRPj = MCj.
Để vận dụng lý thuyết tối ưu vào quyết định mức sản lượng sản xuất cũng như việc sử dụng các yếu tố đầu vào vấn đề là ở chỗ doanh nghiệp phải triển khai quản trị chi phí kinh doanh. Việc tính toán chi phí kinh doanh và từ đó là tính chi phí kinh doanh cận biên phải được tiến hành liên tục và đảm bảo tính chính xác cần thiết nhằm cung cấp thường xuyên những thông tin về chi phí kinh doanh theo yêu cầu của bộ máy quản trị doanh nghiệp.
V.2.2 Xác định và phân tích điểm hoà vốn.
Kinh doanh trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Để quyết định sản xuất một loại sản phẩm doanh nghiệp phải tính toán để biết được phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm với mức giá đầu vào cụ thể nào và bán với giá nào thì đảm bảo hoà vốn và bắt đầu có lãi. Điều này đặt ra yêu cầu xác định và phân tích điểm hoà vốn.
Điểm hoà vốn là điểm mà ở tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí bỏ ra. Tại điểm hoà vốn, kết quả kinh doanh của loại sản phẩm đó bằng không. Đây chính là ranh giới giữa ân hay dương của mức doanh lợi.
Phân tích điểm hoà vốn chính là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu giữa chi phí kinh doanh, doanh thu, sản lượng và giá cả. Điểm mấu chốt để xác định chính xác điểm hoà vốn là phải phân chia chi phí kinh doanh thành chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi và xác định được chi phí kinh doanh cố định cho từng loại sản phẩm theo công thức :
Với : QHV là mức sản lượng hoà vốn
FCKD là chí phí kinh doanh cố định gắn với loại sản phẩm đang nghiên cứu
AVCKD là chi phí kinh doanh biến đổi bình quân để sản xuất một đơn vị sản phẩm
P là giá bán sản phẩm đó.
V.3 Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động.
Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ mà doanh nghiệp phải hết sức quan tâm. Đặc biệt, đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, bổ xung có hiệu quả các nguồn lực, chủ động ứng phó với những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh.
Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lí phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Khi giao việc phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi người. Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết của quá trình sản xuất, đảm bảo sự cân đối thường xuyên trong sự biến động của môi trường kinh doanh. Phải chú trọng công tác vệ sinh công nghiệp và các điều kiện về an toàn lao động.
Động lực tập thể và cá nhân là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, là yếu tố tập hợp, liên kết giữa các thành viên lại với nhau. Tạo động lực cho tập thể, cá nhân là vấn đề đặc biệt quan trọng. Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới việc tạo động lực là việc thực hiên trả lương, khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Không thể tạo ra động khi trả lương, thưởng không theo nguyên tắc công bằng. Mặt khác nhu cầu tinh thần của người lao động ngày càng cao đòi hỏi phải chuyển sang quản trị dân chủ, tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện giữa các thành viên. Phải ngày càng đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho người lao động. Đồng thời phải đặc biệt chú trọng phát triển nhân cách của đội ngũ những người lao động.
V.4 Công tác quản trị
Bộ máy quản trị doanh nghiệp gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản trị doanh nghiệp. Muốn vậy, phải chú ý đến ngay từ khâu tuyển dụng theo nguyên tác tuyển người theo yêu cầu của công việc chứ không được phép ngược lại.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh. Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản trị doanh nghiệp và phải phải được qui định rõ ràng trong điều lệ cũng như hệ thống nội qui của doanh nghiệp. Những qui định này phải quán triệt nguyên tắc phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản trị.
Thiết lập hệ thống thông tin hợp lí là nhiệm vụ không kém phần quan trọng của công tác tổ chức doanh nghiệp. Việc thiết lập hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu sau :
- Phải đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin đảm bảo thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết đến đúng các địa chỉ nhận tin.
- Phải tăng cường chất lượng công tác thu nhận xử lý thông tin, đảm bảo thường xuyên cập nhật bổ xung thông tin.
- Phải phù hợp với khả năng sử dụng, khai thác thông tin của doanh nghiệp.
- Phải đảm bảo chi phí kinh doanh thu thập, xử lí và khai thác, sử dụng thông tin là cao nhất.
- Phải phù hợp với trình độ phát triển công nghệ tin học, từng bước hội nhập với hệ thống thông tin quốc tế.
V.5 Phát triển công nghệ kỹ thuật.
Nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay có trình độ công nghệ kĩ thuật rất lạc hậu, máy móc thiết bị quá cũ kỹ làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo và kết cục là hiệu quả kinh tế thấp hay kinh doanh không có hiệu quả.
Nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ là rất chính đáng song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn ; đầu tư đúng hay sai sẽ tá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu COOLMATE tại việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
A Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định chọn thương hiệu laptop của sinh viên trường đại học cần thơ Luận văn Kinh tế 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích tác động của qui trình sản xuất nông nghiệp tốt (gap) trên cây rau đến hiệu quả sản xuất c Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách sạn Đông Á Luận văn Kinh tế 1
T Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty Công trình Hàng không Luận văn Kinh tế 6

Các chủ đề có liên quan khác

Top