poroonline

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

Trang
PHẦN A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
PHẦN B: NỘI DUNG 1
I. Khái quát về Phật Giáo
1.1 Nguồn gốc ra đời
1.2 Nội dung chủ yéu của tư tưởng Triết học Phật giáo
1.3 Sự truyền bá đạo trên thế giới
1.4 Tình hình phát triển của Phật giáo
II. Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội và con người Việt Nam
2.1 Phật giáo với xã hội và con người Việt Nam ngày nay
2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ


PHẦN A: MỞ ĐẦU

Từ xưa tới nay có rất nhiều trường phái triết học du nhập vào Việt Nam nước ta, nó đã có ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước, sau đây em xin trình bày về những ảnh hưởng của triết học Ấn Độ mà chủ yếu là trường phái triết học Phật Giáo nó đã được du nhập vào việt nam như thế nào và những ảnh hưởng của nó ra sao.
Ấn Độ cổ - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Hồ Chí Minh cho rằng Ấn Độ là quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Văn hóa, triết học, nghệ thuật của Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật, khoa học của Ấn Độ đã lan khắp thế giới. Nền văn hóa và đạo Phật của Ấn Độ đã truyền sang Việt Nam từ thời cổ.
Từ đó học tập và nghiên cứu triết học Ấn Độ không chỉ trang bị cho chúng ta một cái phông kiến thức, văn hóa nói chung như triết học Hy Lạp – La Mã, mà nó còn giúp chúng ta hiểu chúng ta hơn.
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp. Đạo phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, bên cạnh đó đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên chúa. Tuỳ từng giai đoạn lịch sử dân tộc ta đều có một học thuyết tư tưởng hay một tôn giáo nắm vai trò chủ đạo, có tác động phát triển nhất đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của con người, như Phật giáo ở thế kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học thuyết Mác - Lênin từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX cho đến nay. Tuy nhiên, những học thuyết này không được ở vị trí độc tôn mà song song tồn tại với nó vẫn có các học thuyết, tôn giáo khác tác động vào các khu vực khác nhau của đời sống xã hội, đồng thời cũng tác động trở lại các học thuyết chủ đạo. Ngày nay dù đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc cách mạng trong hệ ý thức, tình hình vẫn như vậy.
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảng hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Vi vậy, việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ một nhân cách chính, đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần chúng nhân dân..
Lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo hiện nay tương đối được mở rộng, ngoài việc nghiên cứu giáo lý, kinh điển, lịch sử ... của Phật giáo ra còn đề cập đến các lĩnh vực Triết học, Sử học, Tâm lý học, Khảo cổ học, Xã hội học, Dân tộc học, Văn học, Nghệ thuật ... Phật học đã trở thành một trong những khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội, trước mắt có quan hệ mật thiết với xã hội học.
Hơn nữa quá trình, Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng.
Tóm lại, nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Việt Nam là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai.

TRƯỚC TIÊN TA NÓI MỘT ĐÔI DÒNG VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA ẤN ĐỘ:
Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm khí hậu, đất đai đa dạng và khắc nghiệt cùng sự án ngữ của vòng cung dãy Hy – Mã - Lạp – Sơn kéo dài trên hai ngàn km. Đây là yếu tố địa lý có ảnh hưởng nhất định tới quá trình hình thành văn hoá, tôn giáo và tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình đó là nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông thôn”. Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh tế điển hình là chủ nghĩa Mác coi là “chiếc chìa khóa” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Chính trong mô hình này đã làm phát sinh chủ yếu không phải là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ như ở Hy Lạp cổ đại, mà là sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và giai dẳng của bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng nữ, quý tộc, bình dân tự do và tiện nô ( nô lệ). Thêm vào đó, người Ấn Độ cổ đại đã tích lũy được những tri thức rất phong phú về các lĩnh vực toán học thiên văn, lịch pháp nông nghiệp…
Tất cả những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức nói trên đã hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Triết học Ấn Độ cổ đại chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: (Từ giữa thiên niên kỷ III trước Công Nguyên đến khoảng giữa thiên niên kỷ II trước Công Nguyên). Đây là giai đoạn thường được gọi là “Nền văn hóa Harappa” (hay nền văn minh sông Ấn) – Khởi đầu của nền văn hóa Ấn Độ mà cho tới nay người ta còn biết quá ít về nó ngoài những tư liệu khảo cổ học vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.
Giai đoạn thứ hai: (Tiếp nối giai đoạn thứ nhất tới thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên). Đây là thời kỳ có sự thâm nhập của người Arya (gốc Ấn – Âu) vào khu vực của người Dravida (người bản địa). Đây là sự kiện quan trọng về lịch sử, đánh dấu sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa – tín ngưỡng của hai chủng tộc khác nhau. Chính quá trình này đã làm xuất hiện một nền văn hóa mới của người Ấn Độ: nền văn hóa Veda.
Giai đoạn thứ ba: Trong khoảng 5 – 6 thế kỷ (Từ thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên tới thế kỷ I trước Công Nguyên). Đây là thời kỳ Ấn Độ cổ đại có những biến động lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng, cũng là thời kỳ hình thành các trường phái triết học – tôn giáo lớn. Đó là 9 hệ thống tư tưởng lớn, được chia thành hai phái: chính thống và không chính thống.
Thuộc phái chính thống có Samkhya, Mimasa, Vedanta, Yoga, Nyaya và Vasesika.
Thuộc phái không chính thống có Jaina, Lokayata và Phật giáo (Buddaha).
Triết học Ấn Độ có nhiều nét đặc thù về tư tưởng.
So với các nền triết học cổ đại khác, nền triết học Ấn Độ biểu hiện ra là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo. Trừ trường phái Lokayata, các trường phái còn lại đều có sự thống nhất giữa tư tưởng triết học và những tư tưởng tôn giáo. Ngay cả hai trường phái: Jaina và Phật giáo, tuy tuyên bố đoạn tuyệt với truyền thống văn hóa Veda (truyền thống tôn giáo) nhưng trong thực tế nó vẫn không thể vượt qua truyền thống ấy. Tuy nhiên tính tôn giáo của Ấn Độ cổ đại có xu hướng “hướng nội” mà không phải “hướng ngoại” như nhiều tôn giáo phương Tây. Cũng bởi vậy, xu hướng chú giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự “giải thoát” là xu hướng trội của nhiều học thuyết triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Đó chỉ là những nét đặc thù của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại trong tương quan so sánh với các nền triết học cổ đại khác, cái làm nên thiên hướng riêng của nó. Còn về nội dung tư tưởng, nền triết học Ấn Độ cũng giống như nhiều nền triết học cổ đại khác, nó đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề về triết học: Bản thể luận, nhận thức luận…
Chúng ta đi xét những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Phật giáo. Phật giáo là một trường phái triết học – tôn giáo điển hình của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại và có nhiều ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới. Ngày nay, với tư cách là một tôn giáo, Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới.
Theo truyền thuyết, người sáng lập Phật giáo là Thái tử Siddhartha (Thích – Đạt – Đa), họ Sakya (Thích ca), con vua Suddhodana (Tịnh Phan) và hoàng hậu Mada, sinh ngày 15-4 (có sách ghi 8-4) năm 563 trước Công Nguyên (Phật lịch đánh giá là 544 trước Công Nguyên) tại vườn Lumbini thuộc kinh thành Kapilavastu (nay thuộc Nepan).
Thấy đời là khổ, Ngài quyết chí đi tu. Mới đầu Ngài tu theo lối khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn 6 năm. Thấy không kết quả, Ngài đổi hướng và đi đến giác ngộ (Buddha, Sakyamuni). Sau khi giác ngộ, Ngài đi khắp nơi giáo hóa, tùy bệnh cho thuốc, cứu khổ cứu nạn suốt 40 năm trời. Ngài thọ 80 tuổi.
Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên, khi mà công cụ bằng sắt đã trở nên phổ biến, kinh tế, thương mại có bước phát triển vượt bậc, con người bon chen, khổ sở vì tham lam đa dục (lắm dục vọng). Xã hội thời kỳ này đang dần chuyển biến từ nô lệ sang phong kiến, tức đang nằm trong giai đoạn mà Các Mác gọi là cách sản xuất châu Á. Phật giáo xuất hiện trên cơ sở phê phán đạo Balamon về chế độ đẳng cấp khắt khe, về học thuyết linh hồn bất tử và thần tạo vật; trên cơ sở các học thuyết cũ đã trở nên lỗi thời, các học thuyết mới lại quá nhiều do đó con người không biết đi theo đường nào, khiến lòng người hoang mang, luân lý hỗn loạn. Từ đó đức Phật giương cao ngọn cờ trung đạo (tránh thái cực của Lokayata và Jaina khi đó).
Sau khi qua đời, tư tưởng của Ngài vẫn chỉ được truyền miệng, mãi đến thế kỷ III trước Công Nguyên, kinh sách (Tam tạng kinh điển) mới xuất hiện bằng tiếng Pali, và bắt đầu truyền bá ra ngoài Ấn Độ. Phật giáo được phân chia thành tông phái lớn là tiểu thừa giáo và đại thừa giáo (nghĩa là “cỗ xe nhỏ” và cỗ xe lớn”). Đầu tiên là đi xuống phía Nam (Srilanca, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia…) đó là khuynh hướng mà sau này người ta gọi là Tiểu Thừa (Hinayana). Sau này có nhánh nữa lên phía Bắc (Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…) gọi là khuynh hướng Đại Thừa (Mahayana).Ông được tôn xưng với nhiều danh hiệu khác nhau: Như Lai, Phật Tổ, Đức Thế Tôn… nhưng khá phổ biến là “Thích Ca Muni” (Sakyamuni – nghĩa là “bộc hiền giả dòng Sakya”).
Kinh điển của Phật giáo gồm: Kinh – Luật – Luận (gọi là “Tam tạng” – tức “ba kho kinh điển”). Mà về mặt triết học thì quan trọng nhất là “kinh” và “luận”. “Tam tạng” kinh điển của Phật giáo được ghi bằng hai hệ Pali và Sankrit (Ngữ bộ Nam và Bắc Ấn) có tới trên 5000 quyển.
- Về mặt triết học Phật giáo được chia làm 3 giai đoạn:
+ Từ Đức Phật cho đến 100 năm sau khi Phật nhập diệt, được gọi là Phật giáo nguyên thủy (Therevada).
+ Từ 100 năm sau khi Phật nhập diệt đến thế kỷ I, được gọi là Phật giáo Tiểu thừa.
+ Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, được gọi là Phật giáo Đại thừa.

Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy (sơ kỳ) gồm mấy vấn đề lớn sau:
Thứ nhất: Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật và vô thần, đồng thời có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc.
Trong Phật giáo, thế giới quan không tách rời nhân sinh quan, bởi lẽ khảo sát thế giới, nghiên cứu vũ trụ mà tách rời khỏi con người thì đức Phật không chấp nhận.
Cách khảo sát thế giới của Đức Phật. Theo Phật, mọi sự vật hiện tượng đều phải xem xét đến cái chân tướng, cái thực tướng (gần với khái niệm bản chất trong triết học) của chúng, tránh tưởng tượng, phải như thị kiến (Yathatatha) và như thực kiến (Yathabhutam) (gần với khái niệm khách quan trong triết học).
Với cách khảo sát này, ông đã phát hiện ra mọi sự vật hiện tượng đều do nhân duyên sinh, các pháp do nhân duyên sinh. Nhân duyên ở đây chỉ mối liên hệ, điều kiện. Như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ chằng chịt, không có gì là tồn tại độc lập tuyệt đối.
Phật giáo cho rằng, bản thể (thực tướng) của vũ trụ là chân như (chân tâm) không thể mô tả được, bởi vậy, thái độ đúng đắn nhất để trực nhận bản thể là im lặng (vô ngôn).
Thế giới, vạn vật xuất hiện như thế nào, nguyên nhân biến chuyển nó ra sao, để trả lời câu hỏi này có 5 thuyết:

Bác ái của nhà Phật đã được diễn đạt hết sức dân gian, hết sức Việt Nam và có lẽ Việt Nam hơn Truyện Kiều. Một điều đáng nói ở đây là câu chuyện Quan Âm Thị Kính được thể hiện bằng chèo, một hình thức nghệ thuật dân gian hơn cả văn thơ lục bát vốn cũng mang đậm tính dân gian.
Phật giáo đã thổi vào tâm hồn người Việt một làn gió mát Từ Bi. Chất Từ Bi của nhà Phật thấm sâu không những trong những nghệ sĩ dân gian vô danh mà còn đi sâu vào lòng những người dân bình dị. Đó là độ thấm sâu của tư tưởng Phật giáo vào văn hoá Việt Nam chứ không phải tất cả tư tưởng Tứ Diệu Đế của Phật giáo.
Phật giáo vào Việt Nam mang đậm tinh dân gian đến nỗi những người dân mặc dù theo Phật giáo nhưng ít có hiểu biết về phật.
Phật giáo có ảnh hưởng tới văn hoá Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Hiện nay Phật giáo vẫn còn là một tác nhân tác động mạnh trong xã hội. Chúng ta dễ nhận thấy Phật giáo đã mang đến cho người Việt những ngôi chùa cổ kính, những pho tượng bề thế rải khắp xóm làng làm tăng lòng từ bi và hướng thiện của người bình dân. Phật giáo đã đưa đến một trung tâm văn hoá làng một thời sôi động. Phật giáo cũng đã mang đến trong tâm hồn người Việt một đời sống tâm linh sâu đậm từ khi du nhập cho đến nay. Trong lịch sử, Phật giáo cũng luôn gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Đến thế kỷ XX Phật giáo với những nhà sư Tây học đã đóng góp một phần nhỏ trong sự thành công của cách mạng, mở ra một nước Việt Nam độc lập. Chỉ những nhà sư và tín đồ đi theo cách mạng mới có tác động tích cực hơn.

4.Những ảnh hưởng của Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam.
Phật giáo là một tôn giáo, nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết học luôn hoà quện vào nhau làm cơ sở luận chứng cho nhau.ở đây chung ta lưu ý đến yếu tố triết học về mặt này Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy của người Việt Nam trong đó có những giá trị và nhiều hạn chế nhất định.
Tiếp thu phật giáo tư duy người Việt Nam có thêm một số khái niệm và phạm trù nên bản thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học.Trong thế giới quan phức hợp nhiều thành phần của người Việt Nam thì Phật giáo là có ý nghĩa nhiều nhất.
Hơn tất cả các học thuyết khác của phương đông, Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên của con người,đó là sinh ,lão, bệnh ,tử.Bốn chặng đó của cuộc đời đã nói lên sự phát triển tất yếu của con người mà nếu ai đó nhận thức được sẽ không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời thậm chí sống lạc quan bình thản trước cái chết. Nhiều nhà sư trong Lý – Trần đã có qua niệm như thế.
Phật giáo đã đề cập đến vấn đề ngũ uẩn:sắc ,thụ, tưởng ,thành, thức là những vấn đề có ý thức luận sâu xa.Tuy đối tượng đó là tâm và tính chất là duy tâm nhưng trong quá trình ngũ uẩn chứa đựng một quá trình nhận thức hợp lý;Từ sự vật khánh quan(Sắc),Con người cảm thụ được(Thụ),Suy nghĩ(Tưởng),Rồi đem hiện (Hành), và cuối cùng là biết(Thức).Ở đây nếu đem bóc cái thần bí ra ta thấy có những hạt nhân hợp lý.
Phật giáo đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những qua niêm biện chứng với các khái niệm ‘vô thường’, ‘vô ngã’ Cho thấy phật giáo nhìn sự vật trong sự vận động biến đổi liên tục không có gì là trụ lại mãi, không có ai là tồn tại mãi.Tuy nhận thức đó chỉ nhìn thấy cái biến đổi mà không nhìn thấy cái ổn định tương đối, chỉ thấy được cái vận dộng mà không thấy được của cái hình thức vận động sẽ đi đến chiều hướng bi quan buông xuôi nhưng mặt khác phải thấy nhận thức được như vậy là cũng có chiều sâu, là thấy được phương diện cơ bản của sự phát triển sự vật.
Phật giáo đề cập đến mối nhân duyên đến mối quan hệ nhân quả, đến việc xét sự vật phải từ kết quả tìm ra nguyên nhân và xem kết quả này là nguyên nhân từ kết quả khác trong mối quan hệ khác.
Trên đây là những vấn đề mà phật giáo đã ảnh hưởng đến tư duy Việt Nam góp phần làm nên những yếu tố triết học sâu xa trong thế giới quan của người Viêt Nam.
Tuy vậy Phật giáo cũng có nhứng hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực nhất định đế tư duy của người việt nam chúng ta.
Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người, chỉ thấy cong người nói chung mà không thấy con người của giai cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây, không thừa nhận đấu tranh trong gia cấp xã hội,do đó không thấy được nguyên nhân khổ ải của con người, không thấy được sự cần thiết phải chống áp bức, bóc lột vì thế qua niêm từ bi bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho đấu tranh giải phóng giai cấp, chống áp bức.
Phật giáo không bàn tới lĩnh vực chính trị, vì thế mỗi khi nhà sư bước sang lĩnh vực chính trị-xã hội phải sử dụng các tư tương Nho hay Lão Trang.Nhà sư Viễn Thông cho rằng``Lòng dân là gốc trị loạn``,trong đó``lòng dân`` là khái niệm và tư tưởng của nhà nho; nhà sư Đỗ Phát Nhuận nói ( nếu dường nối vô vi ngự trị trong triều đình thì nơi nơi sẽ tắt chiến tranh) trong đó vô vi là khái niệm của Lão- Trang mặc dù khái niệm đó được giả thích theo quan niêm nhà Phật.
Hạn chế lớn nhất của phật giáo đối với tư duy của người việt nam là quan điểm duy tâm thần bí .Quan điểm này không hướng người ta vào hiện thực mà hướng vào quả báo, hướng vào nghiệp, vào thần linh để mong được phù hộ, độ trì.Và một khi tư duy như vậy thì không cần khám phá tìm tòi, sáng tạo và hành động.
Tóm lại, Phật giáo hoà nhập thành một yếu tố dân tộc nên đã thúc đẩy bánh xe lịch sử tiến lên theo khả năng và vị trí của Phật giáo trong mối quan hệ với các dòng tư tưởng khác ở từng thời điểm lịch sử cụ thể.Phật giáo đã hướng tới cái đẹp, cái thiện và mang tinh thần yêu nước.Tinh chân, thiện, mĩ được thể hiện rõ trong tư tưởng Phật giáo Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D Phân tích nội dung quản trị kênh phân phối nhãn hàng sunsilk của công ty unilever Luận văn Kinh tế 0
D Slide Nội dung cơ bản của tư tưởng lão tử, rút ra ý nghĩa Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích nội dung chính sách sản phẩm của 1 doanh nghiệp cụ thể Marketing 0
D VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA HÌNH HỌC ƠCLIT n CHIỀU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Luận văn Sư phạm 2
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
K Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Hoàng Anh Luận văn Kinh tế 0
B Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và nội dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới 1986-1991 Khoa học Tự nhiên 6
T Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 2
H Các nội dung chủ yếu của AFTA và lịch trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top