toiyeusexvasex

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A. PHẦN DẪN LUẬN :
I. Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài :......................................1
II. Lịch sử vấn đề :................................................................................2
III. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề tài :....................................4
IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu : ........................................4
V. Đóng góp của khóa luận :................................................................5
VI. Mục đích của khóa luận : ...............................................................6
VII. Bố cục khóa luận : ........................................................................7
B. PHẦN NỘI DUNG :
Chương I. Khái quát về đồng dao :
I. Khái niệm ca dao – dân ca : ..............................................................8
II. Khái niệm đồng dao :.......................................................................9
III. So sánh, phân biệt đồng dao và các thể loại
văn học dân gian khác :...................................................................12
1. Đồng dao với ca dao – dân ca :...................................................12
2. Đồng dao với vè :........................................................................13
3. Đồng dao với câu đố :.................................................................15
Chương II. Tìm hiểu nội dung đồng dao :
I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật :.........................18
II. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật : ......................22
III. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên : ....29
Chương III. Nghệ thuật đồng dao :
I. Kết cấu đồng dao : ............................................................................34
1. Đầu cuối tương ứng : ..................................................................35
2. Điệp đoạn điệp khúc : .................................................................36
3. Kết cấu liệt kê : ...........................................................................38
II. Ngôn ngữ đồng dao : .......................................................................41
1. Ngôn ngữ địa phương : ...............................................................41
2. Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa rất đậm nét :....................42
3. Ngôn ngữ đồng dao cô đúc, gợi hình, gợi cảm :.........................49Khóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị Quí
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
4. Sử dụng các từ mô phỏng âm thanh, từ láy : ..............................49
III. Vài nét về thể thơ : .........................................................................51
1. Thể lục bát : ................................................................................51
2. Thể vãn : .....................................................................................53
3. Thể hỗn hợp : ..............................................................................57
IV. Thời gian và không gian nghệ thuật :.............................................62
1. Thời gian nghệ thuật :.................................................................62
2. Không gian nghệ thuật :..............................................................65
V. Một số biểu tượng trong đồng dao : ................................................67
1. Biểu tượng con bống :.................................................................67
2. Biểu tượng con nghé, con trâu :..................................................69
3. Biểu tượng trăng sao :.................................................................70
C. PHẦN KẾT LUẬN :.................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 1
A. PHẦN DẪN LUẬN :
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Đồng dao là một trong những di sản tinh thần quí báu của dân tộc Việt
Nam. Đến với đồng dao, chúng ta như hòa mình vào một nguồn suối mát vô tận
của thiên nhiên. Nó sưởi ấm tâm hồn ta mỗi khi cảm giác cô đơn, lạnh giá. Đồng
dao với sự giản dị, cô đúc, ngắn gọn, hồn nhiên cả trong nội dung lẫn hình thức
nghệ thuật đã gắn bó với chúng ta từ thuở ấu thơ. Và đến khi đã trưởng thành, ta
vẫn tìm về với đồng dao như để tìm lại sự thanh thản, hồn nhiên thuở nhỏ, gạt bỏ
mọi xô bồ, tất bật, tranh đua trong cuộc sống thường nhật.
Mặt khác, “đồng dao đã có lịch sử từ lâu đời. Nó được hình thành và phát
triển cùng với sự phát triển của xã hội” [Trần Gia Linh, 2006 : 4]. Do đó, tìm hiểu
đồng dao giúp ta có điều kiện tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn
hóa Việt Nam, xuôi về với cội nguồn dân tộc. Đó chính là những chiếc nôi xinh,
ấm áp nghĩa tình, nồng nàn tiếng mẹ ru sưởi ấm tâm hồn ta. Không ai trong mỗi
chúng ta thuở nhỏ lại không thuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo một
số trò chơi dân gian gắn với những bài đồng dao. Chính vì thế mà việc tìm hiểu
đồng dao có một ý nghĩa thiết thực hết sức to lớn.
Trẻ nhỏ chính là những mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc.
Mà đồng dao lại là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn các em.
Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu đồng dao chính là để góp phần bổ sung, làm giàu
nguồn sức mạnh tinh thần cho tuổi thơ. Đồng thời, đó cũng chính là nguồn sức
mạnh tinh thần của tất cả mọi người, vì ai cũng từng có một tuổi thơ cho riêng
mình.
Không chỉ có thế, trong đồng dao còn có sự hội tụ, giao thoa của rất nhiều
thể loại và tiểu loại như : vè, câu đố, hát ru,…Cho nên, việc tìm hiểu đồng dao sẽ
có tác dụng hỗ trợ cho những ai muốn nghiên cứu các thể loại này những kiến
thức cần thiết. Như vậy, thông qua việc tìm hiểu đồng dao ta có điều kiện hiểu
thêm về các thể loại văn học dân gian khác.
Đồng thời, giữa đồng dao và thơ thiếu nhi của văn học hiện đại có mối
liên hệ rất gần gũi. Chính vì thế, việc tìm hiểu đồng dao sẽ giúp cho chúng ta tiếp
cận với thơ thiếu nhi một cách thuận lợi hơn.
Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển. Sự xuất hiện và “thống trị” của
công nghệ thông tin đem đến rất nhiều tiện nghi, lợi ích cho cuộc sống, nhưng
đồng thời cũng đẩy chúng ta vào những tất bật, ngột ngạt, xô bồ,…của một xã hội
cơ khí và tự động hóa. Các chính sách mở cửa, hội nhập một mặt giúp chúng ta có
điều kiện tiếp cận với các nền văn hóa tri thức tiên tiến trên toàn thế giới, nhưng
đồng thời cũng kèm theo mặt trái của nó. Khi bản sắc văn hóa truyền thống của
dân tộc có dấu hiệu bị mai một, người ta bắt đầu có ý thức tìm lại nguồn cội, bảnTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 2
nguyên. Những di sản văn hóa tinh thần được khôi phục. Tinh thần tự hào dân tộc
lại trỗi dậy mãnh liệt ở mỗi con người Việt Nam. Từ những cơ sở đó, chúng tôi
nhận thấy rằng công tác khảo sát, nghiên cứu đồng dao là một việc làm có ý nghĩa
thiết thực. Nó phù hợp với xu hướng chung của thời đại, góp phần làm sống dậy
những tinh hoa văn hóa dân tộc và kêu gọi ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa tốt
đẹp của nhân dân ta.
Bên cạnh những lý do đã trình bày, việc nghiên cứu đề tài này còn mang
một ý nghĩa sư phạm quan trọng, đó là phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên
cứu của bản thân người làm khóa luận sau này.
Chính vì những lý do đó, chúng tui quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu cho khóa
luận tốt nghiệp.
II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
Đồng dao có lịch sử lâu đời. Nó được hình thành và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội. Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất hiện
sớm và được lưu truyền tương đối rộng rãi. Không ai trong chúng ta lúc còn bé lại
không biết đến đồng dao. Mặc dù vậy, chưa có một công trình nghiên cứu
Folklore nào tìm hiểu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh.
Các tập sưu tầm văn học dân gian bằng chữ Hán hay chữ Nôm từ “Nam
phong giải trào” của Trần Danh Án (đỗ tiến sĩ 1787) và Ngô Đình Thái (đỗ cử
nhân 1819), “Quốc phong thi hợp thái” Nguyễn Đăng Tuyển (soạn 1850), đến
“Thanh hóa quan phong” của Vương Duy Trinh (soạn năm 1904) không thấy có
đồng dao. Hai tập “Quốc ngạn” của Đái Nam Lương Thúc Kì (in năm 1931) thì
xếp những câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục vào loại dành cho trẻ, và lại kèm vào
đó những câu dịch hay lấy nguyên văn tương tự trong các sách chữ Hán. Mãi đến
năm 1935, trên “Tứ dân văn uyển” số 1 mới in tập “Trẻ con hát, trẻ con chơi” của
Nguyễn Văn Vĩnh. Tập này đến năm 1943 thì được Nhà xuất bản Đắc Lộ cho tái
bản. Còn “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc thì không phân loại, ông
viết : “Chúng tui chỉ vụ thu thập cho được nhiều câu không phân biệt thế nào là
thành ngữ, tục ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong
dao gì cả” [Nguyễn Văn Ngọc, 1991 : 8].
Chỉ từ sau cách mạng Tháng Tám, đồng dao mới được để ý hơn. Sau tập
sưu tầm của Vũ Ngọc Phan, cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - văn học dân
gian” mới xuất bản gần đây (1972) đã in 17 trang dành cho hai mục : Hát vui chơi
trẻ em và Hát ru em [Vũ Ngọc Phan, 1972 : 277-293]. Trước đó, nhà xuất bản
Kim Đồng cho in hai tập “Gọi nghé”(1967) và “Túng dinh”(1969) rất mỏng và
hình như văn bản cổ đã được chỉnh lý khá nhiều [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 251].
Năm 1977, Vũ Ngọc Phách viết “Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam” [Trần
gia Linh, 2006 : 4]. Năm 1997, Nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản cuốn “Đồng
dao Việt Nam” giới thiệu 176 bài đồng dao do Trần Gia Linh tuyển chọn và giới
thiệu [Trần Gia Linh, 1997]. Tháng 8 năm 2005, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
cho xuất bản quyển “Đồng dao Việt Nam” do Nguyễn Nghĩa Dân biên soạn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 3
[Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đến tháng 10 năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục cho
xuất bản quyển “Kho tàng đồng dao Việt Nam” [Trần Gia Linh, 2006] do Trần
Gia Linh tuyển chọn và giới thiệu với gần 300 bài đồng dao xoay quanh 6 chủ đề
lớn : Đồng dao về thiên nhiên đất nước (gồm 46 bài), đồng dao - trò chơi tuổi thơ
(26 bài), đồng dao - những bài ca tập làm người lao động (56 bài), đồng dao - cái
nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ (47 bài), đồng dao – những câu đố lý thú (57 bài),
những bài hát ru (47 bài).
Về trò chơi trẻ em, trước năm 1945 cũng đã được nhắc đến. Phần lớn là
sưu tầm của người Pháp, viết theo góc độ dân tộc học : Cố đạo Cađie chẳng hạn,
từ năm 1902 đã ghi chép về các trò chơi bán lợn, trò lộn chuồn chuồn, trò đánh
khăng trong “Phong tục dân gian ở thung lũng Nguồn Sơn (Quảng Ninh)”, đăng
trên tạp chí “Viễn Đông bác cổ”. Năm 1944, Ngô Quí Sơn ghi chép được một tập
trò chơi trẻ em cho xuất bản “Hoạt động vui chơi của xã hội nhi đồng”, nhưng lại
viết bằng tiếng Pháp. Tập này được Nguyễn Văn Tố và Nguyễn Văn Huyên nhận
xét trong bài điểm báo, ở tập san “Viễn Đông bác cổ”, cũng viết bằng tiếng Pháp.
Gần đây nhất, trong một tập sưu tầm nhỏ xuất bản ở địa phương, tiểu ban văn
nghệ dân gian Thanh Hóa có giới thiệu trò “Nàng Quắc” (dân tộc Mường), trò
“Đánh đu” (dân tộc Thái). Cũng cần nói thêm là đồng dao và trò chơi trẻ em miền
núi ở nước ta, xưa cũng như nay, đều chưa được chú ý lắm. Không rõ các sách sưu
tầm ở địa phương khác đã có nhiều tài liệu về loại này chưa ? [Vũ Ngọc Khánh,
1999 : 251-252].
Cho đến hiện nay, chúng tui cũng chưa được đọc một tài liệu lí luận hay
nghiên cứu hoàn chỉnh về đồng dao Việt Nam. Những công trình văn học sử đã ra
đời, kể từ “Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm [Dương Quảng
Hàm, 1993], đến hai tập “Văn học dân gian” được coi là biên soạn tương đối công
phu và có nhiều đóng góp của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên [Đinh Gia
Khánh và Chu Xuân diên, 1992] cũng không có phần nào dành riêng để bàn đến
đồng dao, mà chỉ có ít dòng nói qua đến “bài hát trò chơi” của trẻ em [Đinh Gia
Khánh và Chu Xuân Diên, 1992 : 291-292]. Cuốn “Văn học dân gian” xuất bản
gần đây của tập thể tác giả do Lê Chí Quế chủ biên xuất bản 1990 [Lê Chí Quế,
1990], cũng không hề nhắc đến đồng dao. Riêng cuốn “Văn học dân gian Việt
Nam”, tác giả Hoàng Tiến Tựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dành
một phần giới thiệu tương đối gọn về đồng dao [Hoàng Tiến Tựu, 1998].
Do điều kiện hạn chế ấy nên công trình nghiên cứu này của chúng tui chỉ
mới là một vài điều ghi nhận bước đầu. Mong rằng có thể đem đến cho những ai
muốn tìm hiểu sâu hơn về đồng dao một tài liệu hữu ích để nghiên cứu vậy !
Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với
trẻ, thường do trẻ trực tiếp diễn xướng. Chúng tui thiết nghĩ đây là một thể loại rất
hấp dẫn và thú vị. Việc nghiên cứu nó sẽ giúp cho chúng ta ngược về với tuổi thơ,
khoảng thời gian mà ai cũng có, để khám phá những suy nghĩ, thói quen của trẻ
nhỏ, thông qua đó ta có thể hiểu rõ thêm về giai đoạn của một đời người. Đồng
thời, trẻ em là tương lai của đất nước mà đồng dao lại gắn liền với các em, là
“nguồn sữa” bồi đắp và nuôi dưỡng tinh thần cho trẻ. Do đó, việc tìm hiểu đồngTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 4
dao sẽ góp phần tìm ra biện pháp hữu hiệu để giáo dục và chăm sóc tâm hồn trẻ
nhỏ. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tui mong rằng được góp
phần tìm hiểu một cách cụ thể và bước đầu phát hiện ra những giá trị to lớn cả về
“nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam".
III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI :
1/ Phạm vi nghiên cứu :
Với đề tài “Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam”,
người viết tập trung tìm hiểu, nghiên cứu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật
của đồng dao Việt Nam trong 279 bài đồng dao được chúng tui tuyển chọn từ hai
quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân - Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] và “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả
Trần Gia Linh - Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006].
2/ Đối tượng của đề tài :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là 279 bài đồng dao được chúng tôi
tuyển chọn từ hai quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân - Nhà
xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] và “Kho tàng đồng dao
Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh - Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006].
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Trong khóa luận này, chúng tui tập trung nghiên cứu nội dung và nghệ
thuật của đồng dao Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tui bắt
đầu từ việc tìm hiểu khái quát về đồng dao, trong đó chúng tui có sự đối sánh :
Đồng dao với ca dao, với dân ca, với vè và câu đố,…Trên cơ sở lí luận thu nhận
được, chúng tui lần lượt làm sáng tỏ các vấn đề : Khái niệm đồng dao (đến nay
còn chưa thống nhất); về nội dung; nghệ thuật đồng dao; phân loại và chỉ ra những
đặc trưng nội dung, nghệ thuật đồng dao. Do phạm vi đề tài nghiên cứu tương đối
rộng mà mức độ, khả năng cũng như thời gian thực hiện khóa luận có hạn cho nên
chúng tui chỉ tập trung phân tích, khái quát, tổng hợp nội dung, nghệ thuật đồng
dao, bước đầu rút ra những kết luận khoa học chứ chưa thể đi vào những khía
cạnh chi tiết.
Để làm sáng tỏ đề tài, chúng tui sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như sau :
1/ Phương pháp thống kê, phân loại :
“Phương pháp thống kê là một trong những phương pháp nghiên cứu
chính xác. Nó giúp phát hiện ra những qui luật của hiện thực khách quan, từ một
sự vật, hiện tượng,…” [Triều Nguyên, 2001 : 29]. Trong đề tài này, chúng tui đã
vận dụng phương pháp thống kê để lựa chọn trong các tài liệu những bài đồng dao
tiêu biểu. Sau đó, chúng tui tiến hành khảo sát và phân loại các bài đồng dao sưu
tầm được thành các tiểu loại nhỏ. Dựa trên các tiểu loại đó, chúng tui tiếp tục
thống kê tần số xuất hiện của những bài đồng dao trong từng tiểu loại. Trong các
cách sử dụng này, phương pháp thống kê luôn tỏ ra có tác dụng đắc lực giúp cho
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 5
việc phân tích, phân loại, đánh giá đối tượng thuận lợi, hiệu quả và có cơ sở thuyết
phục hơn.
2/ Phương pháp so sánh :
“Phương pháp so sánh là phương pháp đặt đối tượng trong các mối quan
hệ, liên hệ với một số đối tượng cùng loại hay tương tự nhằm phát hiện ra những
nét chung cũng như cái riêng biệt, cái đặc trưng của đối tượng” [Triều Nguyên,
2001 : 30]. Trong quá trình khảo sát đề tài này, chúng tui vận dụng phương pháp
so sánh để phát hiện điểm tương đồng và dị biệt giữa đồng dao với các thể loại
liên quan như ca dao, dân ca, vè, câu đố. Đặc biệt, chúng tui luôn quan tâm đối
chiếu tần số xuất hiện của các bài đồng dao trong từng tiểu loại cũng như tần số
xuất hiện của các dạng kết cấu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật,…trong đồng dao;
để từ đó rút ra những kết luận liên quan đến đặc trưng thể loại cũng như quan
điểm thẩm mĩ của tác giả dân gian.
Mỗi phương pháp đều có tác dụng thiết thực trong những mục đích sử
công cụ thể, hợp lí. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng biệt một vài phương pháp thì
không thể khai thác vấn đề một cách triệt để được bởi mỗi phương pháp nghiên
cứu đều có hạn chế nhất định. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của đề tài này
tương đối rộng cho nên bên cạnh hai phương pháp chủ yếu đã trình bày, chúng tôi
còn kết hợp với các thao tác khác như : thao tác đọc sách, thao tác tổng hợp tư
liệu, thao tác phân tích, tổng hợp…sao cho quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh đối
tượng đạt hiệu quả cao nhất.
Về nguồn tư liệu về đồng dao để khảo sát, trong khóa luận này chúng tôi
chủ yếu trích dẫn từ quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân -
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đây là một công
trình sưu tầm khá công phu và qui mô. Tác giả đã tổng hợp rất nhiều bài đồng dao
ở cả ba miền Bắc – Trung - Nam, và sắp xếp chúng theo mẫu tự chữ cái ở đầu mỗi
bài. Tuy nhiên, bộ sách cũng còn nhiều thiếu sót do chưa có điều kiện cập nhật
đầy đủ tất cả những bài đồng dao mới được sưu tầm. Chính vì vậy, để nguồn tư
liệu thêm phong phú, bên cạnh bộ sách này, chúng tui có trích dẫn thêm một số
câu đồng dao từ “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh - Nhà xuất
bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006]. Đồng dao là sản phẩm của quần chúng nhân
dân. Mặc dù từ trước đến nay có khá nhiều tác giả đã dành thời gian và công sức
để sưu tầm, biên khảo đồng dao nhưng kết quả thu được vẫn còn nhiều thiếu sót.
Khi thực hiện đề tài này, dù chúng tui đã rất cố gắng để tập hợp, sưu tầm tất cả
những bài đồng dao từ các nguồn tư liệu khác nhau nhưng công trình cũng khó
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tui hy vọng sẽ có thể trở lại đề tài này
ở những công trình thuộc các cấp học cao hơn, để có thể nghiên cứu sâu sắc và
hoàn chỉnh hơn về nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam.
V/ ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN :
Đến với vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ, bằng năng lực và trình độ
hạn hẹp của bản thân, chúng tui nhận thức được rằng những gì trình bày trong
khóa luận này chỉ là kết quả của bước khởi đầu. Tuy vậy, bởi sự hấp dẫn và tínhTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 6
cần thiết của vấn đề, sự cuốn hút mạnh mẽ của những lời ca dân gian tràn đầy vẻ
thơ ngây, tinh khiết, trong trẻo, chúng tui luôn ý thức cố gắng hoàn thành những
đóng góp thiết thực sau :
Thứ nhất : Mở ra một hướng nghiên cứu để tiếp cận thế giới đồng dao
Việt Nam trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Chúng tui tiến hành thống kê,
khảo sát và phân loại những bài đồng dao sưu tầm được thành những tiểu loại nhỏ
dựa trên đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua đó tạo điều kiện cho
người đọc khám phá vẻ đẹp của đồng dao dưới góc nhìn Folklore học.
Thứ hai, khóa luận không chỉ đơn thuần là sự thống kê nội dung, nghệ
thuật trong đồng dao Việt Nam qua sự phân chia thành các tiểu loại, mà bên cạnh
đó chúng tui tiếp tục làm sáng tỏ những đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao. Từ
đó, tạo tiền đề cần thiết cho những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn.
Thứ ba, khóa luận còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực. Thông qua việc tìm
hiểu những nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao sẽ góp phần giúp cho học
sinh hiểu biết sâu sắc hơn về những nét văn hóa truyền thống của người Việt xưa.
Đồng thời, đồng dao với những câu ca ngọt ngào, ấm áp đã nuôi dưỡng, bồi đắp
tâm hồn trẻ thơ từ thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Do đó, tìm hiểu đồng
dao là tìm hiểu về cả một thời thơ ngây của mỗi con người, về lịch sử, văn hóa dân
tộc. Từ đó, sẽ giúp học sinh có điều kiện để khám phá ra cái hay, cái đẹp của đồng
dao cũng chính là khám phá ra truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam. Trên cơ sở đó mà giáo dục cho các em lòng tự hào về bản sắc văn hóa tốt
đẹp của dân tộc.
Bên cạnh đó, khóa luận được hoàn thành sẽ cung cấp cho những sinh
viên, giảng viên Ngữ Văn và những người yêu thích, nghiên cứu thơ ca dân gian
có thêm một nguồn tư liệu để tham khảo.
VI/ MỤC ĐÍCH CỦA KHÓA LUẬN :
Đồng dao là một thể loại văn học dân gian ra đời đã khá lâu và có vai trò
to lớn trong cuộc sống chúng ta, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh. Chúng tui đến
với đề tài này với mong muốn có thể đạt được những mục đích thiết thực sau :
1/ Thứ nhất, khóa luận nhằm đưa ra một khái niệm mới về đồng dao Việt
Nam, trên cơ sở tổng hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu, mong rằng có thể
khái quát đầy đủ những thuộc tính bản chất của thể loại này.
2/ Thứ hai, từ những kết quả nghiên cứu thu nhận được, chúng tui mong
rằng có thể cho người đọc phần nào thấy được những nét đặc sắc về nội dung và
hình thức nghệ thuật của đồng dao Việt Nam.
3/ Thứ ba, trên cơ sở những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đồng dao
Việt Nam, chúng tui đi đến khẳng định giá trị đặc sắc và vai trò to lớn của tiểu loại
này trong hệ thống thể loại của nền văn học dân gian nước nhà.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 7
VII/ BỐ CỤC KHÓA LUẬN :
“TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM”
` A. Phần dẫn luận :
I/ Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài.
II/ Lịch sử vấn đề.
III/ Phạm vi nghiên cứu và đối tượng của đề tài.
IV/ Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.
V/ Đóng góp của khóa luận.
VI/ Mục đích của khóa luận.
VII/ Bố cục khóa luận.
B. Phần nội dung :
Chương I: Khái quát về đồng dao.
1. Khái niệm ca dao – dân ca.
2. Khái niệm đồng dao.
3. So sánh phân biệt :
3.1. Đồng dao với ca dao, dân ca .
3.2. Đồng dao với vè.
3.3. Đồng dao với câu đố.
Chương II : Tìm hiểu nội dung đồng dao :
I. Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên :
1. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật.
2. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật.
3. Những bài đồng dao phản ánh về không gian siêu nhiên.
4. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự
nhiên.
Chương III : Tìm hiểu nghệ thuật đồng dao :
I. Kết cấu.
II. Ngôn ngữ nghệ thuật.
III. Thể thơ.
IV. Thời gian và không gian nghệ thuật.
V. Một số biểu tượng trong đồng dao.
C. Phần kết luận :Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 8
B. PHẦN NỘI DUNG :
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG DAO :
Đồng dao là một thể loại văn học dân gian, tồn tại song song với ca dao,
dân ca. Nó có nguồn gốc từ rất lâu đời. Mặc dù vậy, có lẽ do phạm vi đối tượng
hướng đến của đồng dao còn tương đối hẹp (phần nhiều là hướng tới trẻ nhỏ), cho
nên đồng dao ít được chú ý nghiên cứu, đào sâu. Trong khi đó, ca dao dân ca đã
rất phổ biến, được nhiều học giả chú ý tìm hiểu, nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, để
giúp người đọc dễ tiếp cận với đồng dao, trước tiên, chúng tui đi khái niệm về ca
dao dân ca, dựa vào đó để tiếp tục nghiên cứu, đào sâu đồng dao.
Mặt khác, trong quá trình tìm tòi, đào sâu về đồng dao, chúng tui nhận
thấy giữa đồng dao và ca dao dân ca, hai thể loại này có những điểm gần gũi rất
lớn. Do đó, chúng tui xin dựa vào khái niệm của ca dao - một thể loại đã khá hoàn
chỉnh của văn học dân gian để làm cơ sở đào sâu, khai thác đồng dao - một thể
loại còn ít người nghiên cứu.
I. KHÁI NIỆM CA DAO - DÂN CA :
Trong quyển “Văn học dân gian Việt Nam” của Đại học quốc gia Hà Nội,
ông Lê Chí Quế có trình bày lịch sử khái niệm ca dao – dân ca, bắt đầu từ nguồn
gốc Hán Việt. “Ca” : tức là bài hát có hòa với nhạc, còn “dao” tức là lời của bài
hát đó [Lê Chí Quế, 2001 : 215]. Và sở dĩ có hiện tượng chiết tự khái niệm “ca”
và “dao” bởi lẽ trong thư tịch cổ Trung Quốc chỉ có khái niệm “ca” và “dao” mà
không có thuật ngữ “ca dao dân ca” như các công trình nghiên cứu văn học dân
gian Việt Nam vẫn thường gọi.
Trong quyển giáo trình biên soạn về văn học Việt Nam – “Việt Nam văn
học sử yếu” [Dương Quảng Hàm, 1993] - ông Dương Quảng Hàm có nói ca dao
“(ca : hát, dao : bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành
trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân” [Dương
Quảng Hàm, 1993 : 22]. Có lẽ đây chỉ là một định nghĩa còn dừng lại ở mức nhận
định chung chung sơ sài, nhằm để bước đầu phân biệt thể loại này với thể loại
khác.
Nhấn mạnh sự khác nhau của ca dao với một số khái niệm liên quan như :
phong dao, đồng dao, nhóm tác giả Trần Vĩnh - Nguyễn Tấn Phát (Giáo trình Đại
học sư phạm - 1978) định nghĩa : Ca dao là những bài hát có hay không có
chương khúc, sáng tác bằng thể văn dân tộc để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt
tình cảm [Trần Vĩnh và Nguyễn Tấn Phát, 1978]. Ông Trần Hoàng (Đại học Huế)
xác định khái niệm ca dao được sử dụng rộng rãi đầu thế kỉ XX, với hai loại ý
kiến vẫn còn phiến diện. “Một là, ca dao cổ truyền chính là phần lời của dân ca.
Hai là, ca dao không phải là toàn bộ phần ngôn từ của các bài hát dân gian mà
chỉ là những câu hát mang tính chất trữ tình đậm đà nhất và được sáng tác theo
một phong cách riêng” [Trần Hoàng, 1995 : 61].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 9
Còn dân ca là những bài hát dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác,
diễn xướng và lưu truyền. Đó là những bài hát có hay không có chương khúc,
phổ biến trong dân gian ở từng vùng, miền có quan hệ với sinh hoạt văn hóa tinh
thần ở đó (Quan họ Bắc Ninh, hát dặm Nghệ Tĩnh, hò Đồng Tháp …), hay lưu
hành rộng rãi ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về âm nhạc.
Ở dân ca, phần lời và phần nhạc điệu cùng thể thức diễn xướng gắn bó trong một
chỉnh thể thống nhất. Dù định nghĩa riêng từng khái niệm, nhưng ta thấy toát lên
từ các ý kiến nêu trên là sự quan tâm đến mối quan hệ của ca dao và dân ca. Nói
như ông Hoàng Tiến Tựu, “dân ca và ca dao là hai khái niệm phản ánh hai thực
thể khác nhau nhưng có quan hệ với nhau rất mật thiết” [Hoàng Tiến Tựu, 1998 :
163].
Như vậy, có thể thấy rõ các định nghĩa trên có xu hướng tách rời khái niệm
ca dao và dân ca. Có thể xem đó là cách tiếp cận thứ nhất. Một cách tiếp cận khác
thường định nghĩa đồng nhất ca dao và dân ca. Tức là, ca dao chính là một tên gọi
khác của dân ca và ngược lại .
Tuy nhiên, đáng chú ý chính là những định nghĩa dùng thuật ngữ kép “Ca
dao dân ca” của các tác giả. Ông Chu Xuân Diên cho rằng : “Ca dao dân ca là tên
gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc, nội
dung miêu tả những tâm trạng, những tư tưởng và tình cảm của con người. Phần
lớn lời thơ của dân ca được gọi là ca dao. Mặt khác, ca dao không chỉ là lời hát,
mà còn là lời nói (dùng xen vào lời nói thường)” [Chu Xuân Diên, 1998 : 437].
Tương tự, ông Đỗ Bình Trị định nghĩa : “Ca dao dân ca là tên gọi chung các thể
loại trữ tình dân gian. Trong diễn xướng, đó là những bài ca, là thơ được hát lên
theo những giai điệu nhạc nhất định. Các thể loại dân ca có bản chất chung là trữ
tình (tức là chủ yếu biểu hiện những tâm trạng, những cảm nghĩ của con người)
và khác nhau về chức năng sinh hoạt là chính. Và theo ông, thuật ngữ ca dao và
dân ca là hoàn toàn tương đồng với nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, đây là khái niệm
bao hàm ba yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau : Đó là lối hát, là điệu hát, là lời hát.
Lời của ca dao chính là thơ. Từ đó, ông Đỗ Bình Trị rút ra và nhận định rằng, khi
nghiên cứu, giới thiệu những câu hát - bài hát dân gian một cách toàn vẹn hoặc
chỉ nghiêng về mặt âm nhạc, ta gọi đó là dân ca. Còn khi nghiên cứu giới thiệu
chỉ riêng phần lời của những câu hát - bài hát ấy, ta gọi đó là ca dao” [Trần Tùng
Chinh, 2002 : 79].
Trên đây là những khái niệm mà chúng tui đã hệ thống từ những sách
nghiên cứu của các nhà phê bình, lí luận có tên tuổi. Và chúng tui xin mượn
những khái niệm trên làm cơ sở tiếp tục tìm hiểu, đào sâu đồng dao.
II. KHÁI NIỆM ĐỒNG DAO :
Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất hiện rất sớm và được
lưu truyền rất rộng rãi. Đó là những bài hát mà chúng ta quen hát nơi cửa miệng từ
khi còn rất nhỏ, là những lời ru ngọt ngào dịu êm khi còn nằm trong nôi, là những
câu đố giản dị, lí thú,…Ngay từ lúc ấu thơ, trong mỗi chúng ta không ai khôn
Đồng dao sử dụng khá nhiều những công thức biểu tượng. Ở đây, chúng tôi
xin phép mượn một số biểu tượng quen thuộc của ca dao để khảo sát tần số xuất hiện
tương đối cao của chúng trong đồng dao. Trong dung lượng giới hạn của một luận
văn tốt nghiệp, chúng tui xin phép chỉ điểm qua một vài biểu tượng nổi bật mà thôi.
1. Biểu tượng con bống : có 24/279 bài, chiếm tỷ lệ : 8,6 %.
Đối với người nông dân Việt Nam con bống có vẻ hiền lành, xinh xắn, cho
nên mỗi khi nói đến nó họ thường gọi với giọng rất nâng niu, trân trọng, họ gọi nó là
“cái” : “Cái bống đi chợ cầu canh, mua giấy mua bút cho anh vào trường”,…
Trong ca dao xưa hình ảnh cái bống đã xuất hiện không phải ít. Nó thường là
hình ảnh của những người phụ nữ, những cô gái đẹp,…Và đến với đồng dao, hình
ảnh ấy vẫn xinh đẹp, đáng yêu như thế. Bống trong đồng dao thường là hình ảnh của
những đứa bé gái hiền lành, chăm chỉ và ngoan ngoãn :
“Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy, khéo sàng giúp mẹ nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 67
Bống ra giúp mẹ chạy cơn mưa dầm.”
- “Cái bống đi chợ đường xa
Bống gặp bà già gánh nặng còng lưng
Bà già ngồi khóc rưng rưng
Bống xin gánh hộ đỡ lưng bà còng.”
- “Cái bống là cái bống bang….”
Hình ảnh con bống trong đồng dao thật đẹp đẽ. Nó không chỉ là những đứa bé
gái hiền lành, chăm chỉ, mà đó còn là những đứa trẻ giàu lòng nhân ái, biết thương
yêu, kính trọng, giúp đỡ người già : “Bống gặp bà già gánh nặng còng lưng”, “Bống
xin gánh hộ đỡ lưng bà còng”. Còn là những đứa trẻ luôn biết yêu lao động và ý thức
được trách nhiệm của mình đối với gia đình : “Khéo sảy khéo sàng giúp mẹ nấu
cơm”, “Bống đi giúp mẹ chạy cơn mưa dầm”.
Hình ảnh con bống không chỉ “xinh xẻo” trong ca dao, mà đến với đồng dao
hình ảnh ấy cũng vô cùng đẹp đẽ. Con bống luôn xuất hiện trong đồng dao với vẻ
trong sáng, ngây thơ của những đứa bé gái hiền lành, siêng năng, giàu lòng nhân ái,
sớm ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Và cao hơn hết, những
đứa trẻ ấy còn sớm có được tình yêu lao động. Đây là một phẩm chất đẹp đẽ và cần
thiết đối với mỗi con người chúng ta.
Có thể thấy rằng, trong đồng dao các tác giả dân gian đã mượn đời sống của
con bống để nói lên đời sống của mình. Đặc biệt, đó thường là đời sống tình cảm tốt
đẹp của những đứa trẻ nói chung, của những đứa bé gái nói riêng.
2. Biểu tượng con nghé, con trâu : có 18/279 bài, chiếm tỷ lệ : 6,45%.
Khác với trẻ em thành thị, trẻ em nông thôn ngay từ nhỏ đã sớm làm quen với
công việc, đặc biệt là những công việc đồng áng như : chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt
ốc, xay lúa, giã gạo,…Và chính từ những công việc hàng ngày diễn ra trên những
cánh đồng xanh bát ngát ấy đã khiến cho hình ảnh con trâu, chú nghé đi vào đồng
dao một cách thật tự nhiên và đẹp đẽ. Chúng đã trở thành những biểu tượng quen
thuộc trong đồng dao.
- “Con nghé nhà ta
Chúa mới thả ra
Ăn đâu ăn đấy…”
- “Nghé ơi ta bảo nghé này
Nghé ăn cho béo, nghé cày cho sâu
Ở đời khôn khéo chi đâu
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ
cần”
- “Nghé ọ nghé ơi
Nghé ăn rơm tươi
Nghé ăn cỏ tốt…”
- “Nghé ơ….
Nghé bầu nghé bạn
Nghé cày ruộng cạn
Mẹ cày ruộng sâu…”
- “Nghé ơi nghé à
Mày đi theo ta…”Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 68
Hay những bài về con trâu :
- “Ở với nhà giàu
Cực đà hết sức
Hai mươi nó gặt…”
- “Hư hư chựng chựng
Chựng vững cho lâu
Một con trâu nằm
Một trăm bánh giầy…”
Hình ảnh con trâu, chú nghé hiện lên thật tự nhiên. Đó chính là hình ảnh được
các tác giả đồng dao mượn để gởi gắm những suy nghĩ của mình về thân phận, về
cuộc đời của họ. Nó nói lên nỗi cơ cực của những người nông dân thấp cổ bé họng.
Đó không chỉ là những con trâu, chú nghé thông thường mà đó chính là hình
ảnh người nông dân hiền lành, chất phác, chăm chỉ lao động, vất vả một nắng hai
sương ngoài ruộng đồng.
Cách vay mượn gởi gắm này rất tự nhiên, không gượng gạo. Trên cánh đồng
làng bát ngát, người và trâu đã cùng nhau lao động biết bao ngày. Hai đối tượng này
gắn bó với nhau, làm bạn đồng hành cùng nhau để cùng cày cấy, cùng làm lụng. Và
do đó, tác giả đồng dao đã mượn hình ảnh của chú trâu cần cù ấy để gởi gắm những
tâm sự, những chiêm nghiệm về thân phận, về cuộc đời của họ, dùng hình ảnh ấy để
nói đến chính họ.
Trong đồng dao hình ảnh con trâu, chú nghé hiện lên rất đường hoàng, nó có
mặt trong rất nhiều bài đồng dao. Nó là hình ảnh quen thuộc với trẻ nhỏ vùng nông
thôn; bên cạnh đó nó còn là người bạn trung thành của nhà nông. Và họ đã mượn
hình ảnh con trâu, chú nghé để cất lên tiếng nói tận đáy lòng mình một cách rất tự
nhiên.
3. Biểu tượng trăng, sao : có 27/279 bài, chiếm tỷ lệ : 9,68 %. Đây là biểu
tượng xuất hiện nhiều nhất trong ba loại biểu tượng mà chúng tui khảo sát được.
Trăng, sao là những hình ảnh của thế giới siêu nhiên, mỗi ngày ta đều có thể
nhìn thấy chúng trên bầu trời, nhưng lại khó có thể nắm bắt chúng. Đặc biệt, là ở
những thời điểm mà đồng dao ra đời, khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì khoảng
cách ấy lại càng xa hơn.
Nhưng trong đồng dao, hình ảnh ấy lại rất quen thuộc, gần gũi. Các vì tinh tú
như những người bạn, người thân trong gia đình của trẻ nhỏ.
Trăng sao đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật trong đồng dao. Các tác
giả đồng dao đã mượn những hình ảnh ấy để gởi gắm những ước mơ, khát vọng to
lớn của con người lúc bấy giờ. Không chỉ có thế, đó còn là sự thể hiện ước mơ về
một cuộc sống tốt đẹp, đại đồng, “vạn vật cùng giao hòa” trên trái đất này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 69
“Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ…”
- “Ông sảo ông sao
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn…”
- “Ông trăng ông xuống
Chơi với cậu tôi…”
- “Ông trẳng ông trăng
Xuống chơi ông đất
Ông đất cho mõ…”
Nhìn chung, thế giới biểu tượng trong đồng dao khá đa dạng : Đó là những
hình ảnh rất quen thuộc, gắn bó với cuộc sống mỗi chúng ta. Nhưng khi vào đồng
dao qua lăng kính và trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ những cái quen thuộc ấy
đã trở nên đẹp đẽ vô cùng. Nó tạo cho ta cảm giác vừa quen và vừa lạ. Nó không chỉ
khoác trên mình tấm áo mộc mạc hàng ngày, mà như có thêm một lớp áo mới tươi
tắn hơn, rực rỡ hơn.
Tựu trung lại, thế giới biểu tượng trong đồng dao thường là những hình ảnh
của đồng nội thân quen, đó là những con bống trong ao nhà, là những con trâu, con
nghé ngoài đồng ruộng thân thương. Đặc biệt, trong thế giới biểu tượng ấy còn có cả
những vì tinh tú nữa. Đi vào đồng dao, chúng là hình ảnh của những đứa trẻ ngoan
ngoãn, chăm chỉ, sớm biết yêu lao động; là hình ảnh của những người nông dân thấp
cổ bé họng, cần cù, chăm chỉ, một nắng hai sương với ruộng đồng. Đó còn là hình
ảnh của những ước mơ, những khát vọng lớn lao, đẹp đẽ,…Thế giới biểu tượng ấy sẽ
góp phần làm phong phú thêm cho đồng dao Việt Nam, và làm cho kho tàng đồng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J Tìm hiểu kỹ thuật làm giao diện cho hệ quản trị nội dung Wordpress và ứng dụng Công nghệ thông tin 2
M Tìm hiểu công tác tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí Nghiệp Thương Mại mặt đất Nội Luận văn Kinh tế 0
V Tìm hiểu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Tìm hiểu công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Thành phố Hà nội từ năm 2003 đến 2005 Luận văn Kinh tế 0
V Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
H Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệ Luận văn Kinh tế 0
E Tìm hiểu về Sở tài nguyên và môi trường Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
K Tìm hiểu thực trạng và cơ hội phát triển của nghề kim hoàn Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. Luận văn Th Văn hóa, Xã hội 0
G Bước đầu tìm hiểu về giá trị việc làm trong sinh viên và thanh niên Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu thực trạng các biểu hiện trầm cảm của học sinh trung học cơ sở quận Hoàng Mai, Hà Nội Tâm lý học đại cương 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top