Hamlyn

New Member
Cho mình hỏi: (ngày 27/09/06) Những câu hỏi và trả lời trong khoá cập nhật kiến thức KTV lớp nâng cao tại Hà Nôi và TP. HCM
 

kun_nhox

New Member

Cho mình hỏi:

Phó Giám đốc và các kiểm toán viên khác có thể làm việc ở cả công ty khác (có thể là công ty kiểm toán khác). Điều này có phù hợp quy định về đạo đức nghề nghiệp không? Các công ty kiểm toán có thể quy định trong Điều lệ công ty tiêu chuẩn để Phó Giám đốc và các kiểm toán viên khác phải làm việc 100% cho chính công ty không?



Trả lời:

Theo quy định hiện hành Phó Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên khác có thể vừa làm việc ở một doanh nghiệp kiểm toán vừa làm việc ở một doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp kiểm toán. Nhưng khi cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là nguyên tắc độc lập.

Doanh nghiệp kiểm toán có thể quy định trong Điều lệ công ty về việc Phó Giám đốc và các kiểm toán khác phải làm việc 100% thời gian cho chính công ty kiểm toán.



Cho mình hỏi:

1) Đề nghị Bộ Tài chính thông báo thời điểm nào thì Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn nguyên tắc, nội dung chuyển đổi các công ty của Bộ chuyển đổi theo NĐ 105 và NĐ 133 của Chính Phủ.

2) Các nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn để các công ty kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính xây dựng mô hình, phương án chuyển đổi thành công.



Trả lời:

Bộ Tài chính sẽ không có hướng dẫn nguyên tắc, nội dung chuyển đổi mà việc chuyển đổi các doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần kiểm toán thành công ty TNHH, công ty hợp danh kiểm toán hay doanh nghiệp tư nhân kiểm toán được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại mục II thông tư 60/2006/TT-BTC, đó là:

· Việc chuyển đổi công ty cổ phần kiểm toán thành lập trước ngày Nghị định 105 có hiệu lực thành công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán hay doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại TT60 và quyết định của Đại hội cổ đông, hay theo nguyên tắc giải thể công ty cũ và đồng thời thành lập công ty mới.

· Công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán đã thành lập trước ngày thông tư 60 có hiệu lực nếu xét thấy chưa đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định phải cơ cấu lại tổ chức nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại TT60 và đăng ký kinh doanh bổ sung theo quy định hiện hành.

Các công ty kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán quy định tại TT60 để xây dựng phương án chuyển đổi trình Bộ Tài chính duyệt trước khi thực hiện.



Cho mình hỏi:



Trường hợp vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính không có ai mua, hay mua không hết thì xử lý như thế nào?

Là người rất tâm huyết với hoạt động kiểm toán Ông (Bùi Văn Mai) sẽ có đóng góp gì cho sự chuyển đổi thành công của các doanh nghiệp kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính.



Trả lời:



1. Trong phương án chuyển đổi các doanh nghiệp kiểm toán cần xác định rõ các thành viên góp vốn (nếu chuyển đổi thành công ty TNHH kiểm toán từ hai thành viên trở lên), hay thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (nếu chuyển đổi thành công ty hợp danh kiểm toán) và mức vốn đăng ký mua của từng người theo nguyên tắc đảm bảo bán hết phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp kiểm toán có vốn sở hữu Nhà nước. Đồng thời trong phương án chuyển đổi cũng phải xác định rõ cách thức xử lý phần vốn không bán hết trên cơ sở vận dụng các quy định hiện hành về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Sau một thời hạn nhất định phần vốn không bán hết sẽ được xử lý theo quyết định của cơ quan Nhà nước thay mặt chủ sở hữu vốn Nhà nước.

2. Ông Mai trả lời: Sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất trách nhiệm của mình..



Cho mình hỏi:

Một công ty TNHH kiểm toán được thành lập trước ngày có hiệu lực của TT60/2006/TT-BTC, Giám đốc công ty kiểm toán này tham gia kỳ thi KTV tháng 8/2006, đạt kết quả và được cấp chứng chỉ KTV. Trường hợp này, sau ngày 21/4/2007 được xem là phù hợp tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc công ty TNHH kiểm toán hay không?



Trả lời:

Từ nay đến 21/04/2007 những người này vẫn có thể làm Giám đốc công ty TNHH kiểm toán nhưng sau ngày 21/4/2007 Giám đốc công ty kiểm toán nêu trong câu hỏi không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán. Công ty TNHH kiểm toán này cẩn phải bổ nhiệm thành viên khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện (theo TT60) làm Giám đốc công ty.



Cho mình hỏi:

Cùng là điều kiện thành lập công ty kiểm toán, tại sao lại có sự khác biệt về loại hình công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm hữu hạn còn công ty hợp danh và công ty tư nhân thì chiụ trách nhiệm vô hạn.



Trả lời:

Điều này đã được qui định rõ trong Luật doanh nghiệp năm 2005. Thành lập công ty chịu trách nhiệm vô hạn sẽ được khách hàng tin tưởng hơn và vì thế sẽ có nhiều khách hàng, doanh thu cao… nhưng nếu rủi ro thì trách nhiệm cũng sẽ rất lớn.



Cho mình hỏi:

Theo TT 60/2006/TT-BTC thành viên làm Giám đốc công ty kiểm toán phải được cấp chứng chỉ KTV từ 3 năm trở lên. Những kiểm toán viên thi đỗ và đủ điều kiện cấp chứng chỉ KTV năm 2003 nhưng năm 2004 mới cấp chứng chỉ KTV (cùng với các KTV thi đỗ năm 2004) do thay đổi quy định từ đủ 5 năm kinh nghiệm xuống còn 4 năm. Vậy các trường hợp này có được tính thời điểm có chứng chỉ KTV từ năm 2003 để đủ điều kiện làm Giám đốc không?



Trả lời:

Thông thường các kỳ thi tuyển KTV được tổ chức vào tháng 8 hàng năm và việc cấp chứng chỉ KTV cho những người trúng tuyển được thực hiện vào cuối năm. Do đó thời điểm để tính thời gian thực tế làm công tác kiểm toán của KTV là tính từ ngày được cấp chứng chỉ KTV. Trường hợp nêu trong câu hỏi thi đỗ năm 2003 nhưng năm 2004 mới được cấp chứng chỉ thì thời điểm tính thời gian công tác kiểm toán cũng vẫn tính từ ngày được cấp chứng chỉ KTV (năm 2004)



Cho mình hỏi:

Thành viên của công ty TNHH nếu không có chứng chỉ hành nghề thì không nhất thiết phải làm việc trực tiếp tại công ty, còn nếu có chứng chỉ hành nghề thì bắt buộc phải làm việc trực tiếp tại công ty có đúng không? Tại sao có sự phân biệt này? Nếu là thành viên có chứng chỉ nhưng không làm việc tại công ty có được không?



Trả lời:

Thành viên được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty TNHH kiểm toán phải có chứng chỉ KTV, có thời gian thực tế công ty kiểm toán từ 3 năm trở lên, phải góp ít nhất 10% vốn điều lệ vào công ty và phải làm việc 100% thời gian tại công ty kiểm toán. Thành viên khác có chứng chỉ KTV hay chứng chỉ hành nghề khác không bắt buộc phải làm việc 100% thời gian tại công ty kiểm toán (có thể vừa làm việc ở công ty kiểm toán vừa làm việc ở doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp kiểm toán). Một người là thành viên góp vốn vào công ty TNHH thuộc đối tượng có chứng chỉ hành nghề (thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có chứng chỉ kiểm toán viên; thành viên Ban Giám đốc phụ trách các dịch vụ khác như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản.... phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định) thì người đó phải trực tiếp làm việc tại công ty.

Những quy định này nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ do công ty kiểm toán cung cấp cho các đơn vị khác và đảm bảo quản lý đăng ký hành nghề của các KTV.

Cho mình hỏi:

Ngoài Giám đốc công ty kiểm toán, KTV khác có nhất thiết phải làm ở công ty đó không? (có thể vì KTV khác chỉ giám sát công việc và vẫn làm việc tại công ty khác nhưng đảm bảo trách nhiệm công việc).



Trả lời:

Ngoài Giám đốc công ty kiểm toán, Phó Giám đốc có chứng chỉ KTV và các KTV khác phải trực tiếp làm việc ở công ty kiểm toán nhưng không bắt buộc phải làm việc 100% thời gian.



Cho mình hỏi:


Khi DNNN thực hiện chuyển đổi theo Thông tư 60/2006/TT-BTC (Ví dụ: AASC, VACO) thì người lao động tại công ty có được Nhà nước ưu đãi gì không? (Ví dụ ưu đãi về giá mua hay vận dụng Thông tư 41).



Trả lời:

Vấn đề bạn nêu đã được đưa ra thảo luận khi xét duyệt phương án chuyển đổi của VACO nhưng đến nay (08/09/2006) chưa có câu trả lời chính thức.



Cho mình hỏi:

Ngoài Giám đốc, các KTV còn lại có cần thiết phải góp vốn không? (theo Thông tư 60/2006/TT-BTC và Nghị định 105/2004/NĐ-CP thì không cần nhưng khi giảng chuyên đề nói cần góp vốn để có trách nhiệm)



Trả lời:


Đối với doanh nghiệp TNHH kiểm toán, các thành viên là tổ chức hay thành viên là cá nhân phải góp vốn vào DN kiểm toán. Các KTV khác chỉ làm việc và đăng ký hành nghề tại DN TNHH kiểm toán thì không phải góp vốn vào DN kiểm toán.

Đối với DN Hợp danh kiểm toán nếu là thành viên hợp danh, thành viên góp vốn thì phải góp vốn vào DN. Các KTV khác chỉ làm việc và đăng ký hành nghề tại DN kiểm toán thì không phải góp vốn.



Cho mình hỏi:

Doanh nghiệp tư nhân thành lập trước khi Thông tư 60/2006/TT-BTC có hiệu lực có phải cơ cấu lại không? Theo qui định nào?



Trả lời:


Đến nay (08/09/2006) chưa có DNTN kiểm toán nào được thành lập tại Việt Nam nên Thông tư 60/2006/TT-BTC không hướng dẫn điểm này.



Cho mình hỏi:


Một người có Chứng chỉ KTV làm việc cho 3 công ty kiểm toán. Vậy cả 3 công ty này có được sử dụng Chứng chỉ của 1 người này làm điều kiện thành lập và hoạt động không?



Trả lời:


Một người có Chứng chỉ KTV chỉ được làm việc và đăng ký hành nghề tại 1 công ty kiểm toán trong cùng một thời gian. Nếu chuyển sang làm việc và đăng ký hành nghề tại một công ty kiểm toán khác thì phải có Quyết định thôi việc ở công ty kiểm toán cũ. Trường hợp nêu trong câu hỏi là không được chấp nhận.



 

Cho mình hỏi:

Hiện nay đang có sự phân cấp giữa các công ty kiểm toán (ví dụ chỉ có một số công ty được kiểm toán công ty niêm yết). Bộ Tài chính có hướng xử lý thế nào để đảm bảo sự bình đẳng của các DN hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán.



Trả lời:

Kiểm toán công ty niêm yết đòi hỏi chất lượng dịch vụ khá cao vì Báo cáo tài chính của công ty niêm yết cung cấp thông tin cho đông đảo những người sử dụng, trước hết là UBCKNN – cơ quan quản lý Nhà nước về Thị trường Chứng khoán, sau đến là những nhà đầu tư, những chủ nợ, khách hàng hiện tại và tiềm năng, công chúng. Báo cáo kiểm toán phải đảm bảo độ tin cậy cao. Do đó Bộ tài chính (UBCKNN) có quyền xem xét, chấp thuận cho những công ty kiểm toán nào đủ điều kiện, tiêu chuẩn để kiểm toán công ty niêm yết theo yêu cầu của Bộ Tài chính, tương tự khách hàng có quyền lựa chọn các hàng hoá có chất lượng cao theo ý kiến của mình.



Cho mình hỏi:

Kế toán trưởng của một DNNN có được tham gia thành lập công ty kiểm toán không? Có thể là:



Thành viên góp vốn;

Giám đốc;

Phó Giám đốc.



Trả lời:


Kế toán trưởng của một DNNN có chứng chỉ KTV hay chứng chỉ hành nghề khác có thể tham gia thành lập công ty kiểm toán với tư cách là thành viên góp vốn, là Phó Giám đốc công ty TNHH kiểm toán nhưng không được làm Giám đốc, không được làm thành viên công ty hợp danh. Tuy nhiên ở cả hai trường hợp người kế toán trưởng DNNN này phải được Giám đốc DNNN đồng ý và phải trực tiếp làm việc tại công ty kiểm toán, tuy không bắt buộc làm việc 100% thời gian.

MC - Web
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top