tctuvan

New Member
Link tải miễn phí tài liệu ôn cho ae
Phần I : NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN
Câu 1: Hãy nêu và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó?
Trả lời:
Trong tác phẩm: “ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh kiệm phê phán (1906-1909)” Lê Nin đã phát biểu định nghĩa chủ nghĩa vật chất như sau: “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Vật chất là một phạm trù triết học?
Lênin cho rằng cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với “khái niệm” vật chất của khoa học tự nhiên, nên khi định nghĩa vật chất đối lập với ý thức là chỉ ra đặc tính chung, phổ biến nhất của vật chất là tồn tại khách quan, để phân biệt sự khác nhau căn bản giữa vật chất và ý thức.
Vật chất là những gì có thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người, khi tác động vào giác quan của con người thì sinh ra cảm giác. Vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực, được ý thức con người phản ánh. Do đó về nguyên tắc không thể có đối tượng vật chất mà con người không thể biết mà chỉ có những đối tượng vật chất mà con người chưa thể nhận thức được.
Từ những phân trích trên có thể khẳng định rằng định nghĩa vật chất của Lê Nin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Vật chất – cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức không phụ thuộc vào ý thức.
-Vật chất – cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó trực tiếp hay gián tiếp tác động lên giác quan của con người.
-Vật chất – cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh nó.
Ý nghĩa phương pháp luận :
Định nghĩa vật chất của Lê Nin đã giải đáp một cách khoa học về vấn đề cơ bản của triết học và phê phán những quan niệm sai lầm của triết học duy tâm, tôn giáo về vật vất cũng như bác bỏ thuyết không thể biết.
Định nghĩa vật chất của Lê Nin đã tiếp thu có phê phán những quan điểm đúng của chủ nghĩa duy vật trước đây và đồng thời khắc phục những thiếu sót và hạn chế của nó.
Định nghĩa vật chất của Lê Nin đã cho phép xác định những cái gì là cật chất trong lĩnh vực xã hội để có thể giải thích nguồn gốc, bản chất và quy luật khách quan của xã hội.
Định nghĩa vật chất của Lê Nin đã mở đường cho các nhà khoa học nghiên cứu thế giới vô cùng vô tận.
Câu 2: Phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức? Từ đó, xác định vai trò cuả tri thức khoa học đối với đời sống xã hội?
Trả lời:
Ý thức mang nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc tự nhiên:
Phản ánh thuộc tính chung của vật chất. Phản ánh là năng lực tái hiện, giữ lại và biến đổi của hệ thống vật chất này sang hệ thống vật chất khác. Phản ánh tâm lý gắn liền với quá trình phản xạ có điều kiện ở động vật cấp cao sẽ chuyển hóa thành ý thức của con người, khi vượn chuyển hóa thành người.
Về nguyên tắc ý thức của con người chỉ xuất hiện khi có sự tác động của hiện thực khách quan vào bộ não của con người.
Nguồn gốc xã hội:
Lao động là hoạt động có ý thức, có mục đích, có phương pháp của con người làm biến đổi hiện thực khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Lao động của con người làm cho thế giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những quy luật vận động và khi tác động vào giác quan của con người thì sinh ra ý thức, đồng thời qua lao động và sinh hoạt xã hội bộ não con người ngày càng hoàn, thiện ý thức ngày càng phát triển mà không một sinh vật nào có thể so sánh được.
Sự xuất hiện ngôn ngữ trong quá trình lao động đã trở thành phương tiện vật chất để đáp ứng như cầu khách quan về quan hệ giao tiếp, trao đổi những kinh nghiệm và tình cảm….Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý tư duy của con người.
Bản chất của ý thức là sự phản ánh mang tính tích cực, năng động và sáng tạo. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong não người, nhưng không phải là sự phản ánh đơn giản, thụ động mà là sự phản ánh mang tính tích cực. chức năng động và sáng tạo của ý thức là quá trình cải biến các đối tượng vật chất đã được di chuyển vào bộ não con người, thành cái tinh thần, cái thánh thể tinh thần.
Ý thức mang tính chất xã hội.
 Vai trò của ý thức khoa học:
Tri thức là cách tồn tại của ý thức, sự hình thành và phát triển của trí thức có liên quan mật thiết đến quá trình con người nhận thức về thế giới, tích lũy những tri thức, sự hiểu biết nói chung. Ngày nay trong sự chuyên môn hóa, tự động hóa ngày càng cao, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực lượng sảnxuất – trong đối tượng lao động – kỹ thuật – quá trình công nghệ và cả trong hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất, người lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là vân dụng tri thức khoa học để điều khiển và kiểm tra quá trình sản xuất, hoàn thiện việc quản lí kinh tế…Khoa học ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thành đối tượng lao động, thành máy móc thiết bị và phương pháp công nghệ mới, thành các hình thức tổ chức sản xuất mới, nên tri thức khoa học không thể thiếu được trong các hoạt động thực tiễn của con người.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top