daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
iii
TÓM TẮT
Ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hằng năm, lượng bã đậu nành (okara),
phế phụ phẩm của quá trình sản xuất sữa đậu nành, được thải ra khá lớn. Okara chứa
hàm lượng nước lớn nên bị thối hỏng chỉ sau 2 đến 3 ngày bảo quản. Các hợp chất
carbohydrate có trong okara như rafinose, stachyose, chất xơ thường khó tiêu hóa nên
giá trị dinh dưỡng của nó không cao. Trong công trình này, chúng tui tiến hành
“Nghiên cứu xử lý nâng cao giá trị của bã đậu nành (okara) bởi Bacillus
amyloliquefaciens N1 và Lactobacillus fermentum DC4t2” với mục đích nâng cao
giá trị sử dụng của bã đậu nành, phế phụ phẩm của nhà máy sản xuất sữa đậu nành.
Theo đó, chúng tui đã xây dựng các sơ đồ công nghệ nghiên cứu xử lý okara riêng rẽ
bởi Bacillus amyloliquefaciens N1 và Lactobacillus fermentum DC4t2. Tỷ lệ giữa
okara đã được xử lý riêng rẽ được phối trộn lại theo tỷ lệ khác nhau và theo dõi các chỉ
tiêu về hoạt độ protease, amylase, hàm lượng đường khử, nitơ formol trong quá trình
bảo quản để xác định tỷ lệ phối trộn thích hợp. Kết quả, quy trình công nghệ xử lý
nâng cao giá trị sử dụng và kéo dài thời gian bảo quản của bã đậu nành đã được xác
định với các thông số công nghệ như sau:
Bước 1: Xử lý bã đậu nành riêng rẽ bởi các chế phẩm vi sinh theo các thông số công
nghệ như sau:
- Đối với chủng Lactobacillus fermentum DC4t2:
+ Mật độ gieo cấy ban đầu: 106 CFU/g
+ Thời gian ủ là 22 giờ;
+ Nhiệt độ 43oC
- Đối với chủng Bacillus amyloliquefaciens N1:
+ Mật độ gieo cấy ban đầu: 107CFU/g
+ Quá trình ủ được chia làm hai giai đoạn:
* Giai đoạn ủ ở 37oC để vi khuẩn phát triển sinh khối và sinh tổng hợp enzyme
ngoại bào với thời gian ủ thích hợp là 24 giờ.
* Giai đoạn ủ với nhiệt độ thích hợp là 45oC trong 4 giờ để tạo điều kiện cho
enzyme hoạt động thủy phân.
Bước 2: Phối trộn bã đâu nành đã được xử lý bởi chủng Lactobacillus fermentum
DC4t2 và Bacillus amyloliquefaciens N1 để bảo quản ở nhiệt độ thường. Tỷ lệ về khối
lượng giữa mẫu xử lý bởi Bacillus amyloliquefaciens N1 và Lactobacillus fermentum
DC4t2 thích hợp nhất là 2:1.
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ...............................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................................2
4. Tính mới của đề tài......................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BÃ ĐẬU NÀNH ......................................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................3
1.1.2. Thành phần của bã đậu nành và tác dụng của sự lên men bởi vi sinh vật.............3
1.2. TỔNG QUAN VỀ Bacillus sp. ................................................................................7
1.2.1. Khả năng sinh tổng hợp amylase của Bacillus sp. ................................................7
1.2.2. Khả năng sinh tổng hợp protease của Bacillus sp. ................................................8
1.2.3. Khả năng sinh tổng hợp cellulase của Bacillus sp. ...............................................9
1.2.4. Khả năng sinh tổng hợp lipase của Bacillus sp. ....................................................9
1.3. TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN LACTIC..............................................................10
1.3.1. Tiềm năng probiotic của vi khuẩn lactic .............................................................11
1.3.2. Lên men lactic của vi khuẩn lactic ......................................................................12
1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.........13
1.4.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.............................................................13
1.4.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .............................................................17
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................20
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................20
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................20
2.2.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình thuỷ phân bã đậu nành bởi Bacillus
amyloliquefciens N1 .....................................................................................................20
2.2.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình lên men bã đậu nành bởi Lactobacillus
fermentum DC4t2 ..........................................................................................................20
2.2.3. Nghiên cứu xác định tỷ lệ phối trộn của bã đậu nành đã được xử lý riêng rẽ bởi
Bacillus amyloliquefaciens N1 và Lactobacillus fermentum DC4t2 ảnh hưởng đến một
số chỉ tiêu trong thời gian bảo quản .............................................................................20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................20
2.3.1. Các phương pháp sử dụng để phân tích vi sinh và hóa sinh ...............................20
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm để nghiên cứu nội dung của đề tài.....................23
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................25
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THUỶ PHÂN BÃ ĐẬU
NÀNH BỞI Bacillus amyloliquefaciens N1 .................................................................25
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo cấy ban đầu Bacillus amyloliquefaciens N1 lên hoạt
độ enzyme và khả năng thủy phân bã đậu nành ............................................................25
3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng sinh enzyme ngoại bào trong bã
đậu nành.........................................................................................................................26
3.1.3. Ảnh hưởng của thời gian ủ lên mật độ tế bào sống trong bã đậu nành ...............27
3.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ lên khả năng thủy phân bã đậu nành bởi chế phẩm vi
sinh Bacillus amyloliquefaciens N1 ..............................................................................28
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÊN MEN BÃ ĐẬU
NÀNH BỞI Lactobacillus fermentum DC4t2 ...............................................................29
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo cấy ban đầu lên sự phát triển số lượng tế bào sống
của Lactobacillus fermentum DC4t2 trong bã đậu nành ...............................................30
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên sự phát triển số lượng tế bào sống của
Lactobacillus fermentum DC4t2 trong bã đậu nành......................................................30
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PHỐI TRỘN CỦA BÃ ĐẬU
NÀNH ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ RIÊNG RẼ BỞI Bacillus amyloliquefaciens N1 VÀ
Lactobacillus fermentum DC4t2 ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG
THỜI GIAN BẢO QUẢN.............................................................................................31
3.3.1. Biến đổi của hoạt độ amylase..............................................................................32
3.3.2. Biến đổi của hoạt độ protease..............................................................................32
3.3.3. Biến đổi của hàm lượng nitơ formol ...................................................................34
3.3.4. Sự biến đổi của hàm lượng đường khử ...............................................................35
3.3.5. Sự biến đổi của giá trị pH và hàm lượng acid tổng trong quá trình bảo quản ....36
3.3.6. Hàm lượng NH3 trong hỗn hợp sau khi bảo quản 15 ngày .................................37
3.3.7. Mật độ tế bào sống trong hỗn hợp sau 15 ngày bảo quản ...................................38
3.4. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ
DỤNG BÃ ĐẬU NÀNH Ở QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM ..................................39
3.4.1. Giai đoạn xử lý riêng rẽ.......................................................................................39
3.4.2. Giai đoạn xử lý kết hợp .......................................................................................39
3.4.3. Tính chất của chế phẩm thu được........................................................................39
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................41
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................41
4.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42
PHỤ LỤC ......................................................................................................................49
DC4t2 vào BĐN, số tế bào sống trong hỗn hợp có phần thấp hơn có thể là do pH giảm
nên có ức chế một phần sự phát triển của chúng. Sự tồn tại của các loài vi khuẩn lactic
sẽ có tác dụng chức năng probitic cho động vật.
3.4. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ
DỤNG BÃ ĐẬU NÀNH Ở QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM
Từ các kết quả đạt được ở trên, chúng tui đề nghị quy trình công nghệ xử lý
BĐN ở quy mô phòng thí nghiệm theo sơ đồ Hình 3.11. Trong quy trình này, BĐN
được xử lý theo hai giai đoạn: giai đoạn một xử lý riêng rẽ bởi B. amyloliquefaciens
N1 và L. fermentum DC4t2, giai đoạn hai sẽ phối trộn hai bán thành phẩm của giai
đoạn một với tỷ lệ khác nhau, theo dõi một số chỉ tiêu trong quá trình bảo quản ở nhiệt
độ phòng để chọn ra tỷ lệ phối trộn thích hợp.
3.4.1. Giai đoạn xử lý riêng rẽ
3.4.1.1. Xử lý bã đậu nành bởi L. fermentum DC4t2
BĐN được phối trộn với chế phẩm L. fermentum DC4t2 với mật độ tế bào ban
đầu là 106 CFU/g. Hỗn hợp thu được sau khi phối trộn được ủ ở 43oC. Sau 22 giờ ủ,
với quá trình lên men lactic xảy ra đồng thời có sự phát triển sinh tế bào và các quá
trình hoạt động khác của tế bào, ta thu được bán thành phẩm BĐN đã được xử lý bởi
L. fermentum DC4t2 (BXL).
3.4.1.2. Xử lý bã đậu nành bởi B. amyloliquefaciens N1
BĐN đầu tiên được phối trộn bởi chế phẩm B. amyloliquefaciens N1 và ủ lần 1
ở 37oC. Mật độ gieo cấy ban đầu và thời gian ủ thích hợp 107CFU/g và 24 giờ. Trong
giai đoạn này, vi khuẩn phát triển và sinh tổng hợp enzyme ngoại bào.
Ở giai đoạn hai, các hỗn hợp trên được tiếp tục ủ trong 4 giờ. Nhiệt độ ủ thích
hợp trong giai đoạn 2 là 45oC. Bán thành phẩm BĐN đã được xử lý bởi B.
amyloliquefaciens N1 (BXB).
3.4.2. Giai đoạn xử lý kết hợp
BXB và BXL được phối trộn với nhau theo tỷ lệ 2:1, đóng gói (0,5 kg) và bảo
quản ở nhiệt độ phòng.
3.4.3. Tính chất của chế phẩm thu được
Sau 15 ngày bảo quản, chế phẩm BĐN đã được xử lý bởi hỗn hợp B.
amyloliquefaciens N1 và L. fermentum DC4t2 có những tính chất như sau:
+ Mật độ tế bào sống: B. amyloliquefaciens N1: 13,952 lg CFU/g; L. fermentum
DC4t2: 10,786 lg CFU/g
+ Hoạt độ amylase: 41,801 U/g
+ Hoạt độ protease: 0,348 HP/g.c
này có hoạt độ sau 13 ngày bảo quản lớn hơn so với ban đầu (Phụ lục 2, mục 2.3.1 và
2.3.2). Sự tồn tại hoạt độ enzyme ngoại bào có thể do enzyme bền nhiệt hay do vi
sinh vật vẫn hoạt động và tiết enzyme ra ngoài môi trường.
3.3.3. Biến đổi của hàm lượng nitơ formol
Hàm lượng nitơ formol trong các mẫu nhìn chung tăng theo thời gian bảo quản.
Sau ngày bảo quản thứ 12, tất cả các mẫu đều có hàm lượng nitơ formol giảm dần
(Hình 3.6 và Phụ lục 2, Mục 2.3.3). Điều này được giải thích là do enzyme bị giảm
hoạt độ và một phần do vi sinh vật sử dụng để sinh trưởng và phát triển. Trong tất cả
các mẫu có tỷ lệ phối trộn khác nhau, hàm lượng nitơ formol trong mẫu 2:1 là cao
nhất. Hàm lượng này tăng từ 3,013 mg/g lúc ban đầu đến 7,027 mg/g sau 11 ngày bảo
quản. Trong khi đó, ở các mẫu còn lại, hàm lượng nitơ formol tăng từ thời điểm ban
đầu dao động trong khoảng 1,012 mg/g - 1,2 mg/g đến thời điểm sau 11 ngày bảo quản
là 4,849 mg/g - 5,493 mg/g. Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát sự biến đổi của
hoạt độ protease; iá trị của hoạt độ enzyme này của mẫu 2:1 khi khảo sát trong quá
trình bảo quản là cao nhất so với các mẫu còn lại (Hình 3.5). Điều này cũng cho thấy
rằng protease ngoại bào được sinh tổng hợp bởi các chủng vi khuẩn này đặc hiệu với
các hợp chất protein có trong
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lý thuyết Wavelet trong xử lý tín hiệu Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển (vi xử lý) cho thang máy Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ - tuyển nổi điện hóa với anode hòa tan nhôm, sắt Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
A Nghiên cứu xử lý nitrat trong nước bằng vật liệu hydroxit lớp kép Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu Fe-Ti-Hydrotanxit và ứng dụng làm xúc tác xử lý Metylen xanh trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0
C Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày Kiến trúc, xây dựng 2
H Nghiên cứu quá trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia có công suất 30m3/ngày/đêm bằng aeroten Kiến trúc, xây dựng 0
H Nghiên cứu xử lý hỗn hợp sau tẩy rửa cặn dầu chống ô nhiễm môi trường Kiến trúc, xây dựng 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top