baby_nhung

New Member
Luận văn: Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý lưu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh : Luận án TS. Khoa học Môi trường và bảo vệ môi trường: 62.85.15.01
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Ngày: 2007
Chủ đề: Bảo vệ tài nguyên
Quảng Ninh
Tài nguyên thiên nhiên
Vịnh Cửa Lục
Địa lý
Miêu tả: 148 tr. + CD-Rom + Tóm tắt
Phân tích đặc điểm và vai trò của các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội đối với sự hình thành và phát triển cảnh quan khu vực nghiên cứu; Lập bản đồ và xác định các đặc trưng của cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục; Xác định độ bền vững chống xói mòn của các cảnh quan trên lưu vực và mức bồi lắng trong các cảnh quan ngập nước trong vịnh; Đề xuất định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý các tiểu vùng cảnh quan và bảo vệ môi trường, và một số giải pháp khắc phục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. C¬ së lý luËn vµ ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu 6
1.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu 6
1.2. Phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 7
1.3. Quan niệm về lưu vực vịnh Cửa Lục 15
1.4. Những khía cạnh cơ bản của nghiên cứu địa lý phục vụ tổ chức không
gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực vịnh Cửa Lục
17
1.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài 18
1.5.1. Các quan điểm và tiếp cận nghiên cứu 18
1.5.2. Quy trình nghiên cứu 22
1.5.3. Các phương pháp ứng dụng trong nghiên cứu 23
Chương 2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
đối với sự hình thành cấu trúc cảnh quan và sử dụng lãnh thổ lưu vực vịnh
Cửa Lục
26
2.1. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành
cấu trúc cảnh quan và sử dụng lãnh thổ lưu vực vịnh Cửa Lục
26
2.1.1. Đặc điểm địa chất, địa mạo và vai trò hình thành nền rắn cảnh quan 26
2.1.2. Khí hậu, thuỷ- hải văn 33
2.1.3. Thổ nhưỡng và thực vật 38
2.1.4. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chính 41
2.2. Các dạng hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên tác động đến sự hình
thành, biến đổi cảnh quan và sử dụng hợp lý lưu vực vịnh Cửa Lục
44
2.2.1. Dân số và lao động - Yếu tố tác động tới cảnh quan và môi trường
thông qua các hoạt động phát triển
442.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 46
2.2.3. Hoạt động khai thác khoáng sản 48
2.2.4. Hoạt động phát triển nông, lâm, ngư nghiệp 51
2.2.5. Phát triển hạ tầng giao thông, đô thị hoá và khu công nghiệp 53
Chương 3. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục 57
3.1. Quan điểm nghiên cứu và xây dựng hệ thống đơn vị phân hoá cảnh
quan
57
3.1.1. Quan điểm nghiên cứu sự phân hoá cảnh quan 57
3.1.2. Hệ thống đơn vị phân hoá cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục 57
3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang của cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục 59
3.2.1. Tính quy luật trong phân hoá cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục 59
3.2.2. Các nhóm dạng cảnh quan 61
3.2.3. Các tiểu vùng cảnh quan 66
3.3. Đặc thù về tính bền vững chống xói mòn, tính biến động địa hình và
mức độ ô nhiễm môi trường trong các cảnh quan
75
3.3.1. Tính bền vững chống xói mòn đất của các cảnh quan trên lưu vực 75
3.3.2. Tính biến động của cảnh quan liên quan đến khai thác than 87
3.3.3. Tính biến động của cảnh quan ngập nước vịnh Cửa Lục liên quan đến
rừng ngập mặn và bồi - xói
94
3.3.4. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các cảnh quan lưu vực vịnh Cửa
Lục
104
3.3.5. Dự báo xu hướng biến động các quá trình xói mòn, bồi lắng và ô
nhiễm môi trường trên lưu vực vịnh Cửa Lục
107
Chương 4. Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường theo các tiểu vùng cảnh quan
110
4.1. Quan điểm phát triển bền vững lưu vực vịnh Cửa Lục liên quan đến tổ
chức không gian khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
110
4.1.1. Về phát triển bền vững lưu vực 110
4.1.2. Vấn đề phát triển bền vững lưu vực vịnh Cửa Lục 111
4.2. Phân tích các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường khu vực nghiên cứu
114
4.3. Các mâu thuẫn cơ bản trong sử dụng tài nguyên ở các khu vực trọng
điểm
119
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4.4. Các vấn đề tài nguyên, môi trường và những tiêu chí đáp ứng, đảm bảo
phát triển bền vững theo các tiểu vùng
121
4.4.1. Định hướng bảo vệ môi trường 121
4.4.2. Một số chỉ tiêu bảo vệ môi trường chung toàn lưu vực vịnh Cửa Lục 121
4.4.3. Khái lược những vấn đề môi trường cấp bách và tiêu chí cần đảm bảo
theo tiểu vùng cảnh quan
122
4.5. Định hướng tổ chức không gian khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường theo các tiểu vùng đến 2010 và định hướng đến 2015
129
4.5.1. Nguyên tắc chung 129
4.5.2. Định hướng tổ chức không gian khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường theo các tiểu vùng đến 2010 và định hướng đến 2015
130
4.6. Đề xuất nội dung quy hoạch sử dụng cảnh quan sau khai thác than 141
4.7. Đề xuất một số giải pháp thực hiện tổ chức không gian và quản lý tổng
hợp - thống nhất lưu vực
143
4.7.1. Các giải pháp thực hiện tổ chức không gian 143
4.7.2. Đề xuất khung quản lý tổng hợp và thống nhất lưu vực vịnh Cửa Lục 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146
Kết luận 146
Kiến nghị 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Lưu vực vịnh Cửa Lục rộng khoảng 610km2, bao gồm hầu hết diện tích
huyện Hoành Bồ, một phần diện tích thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Địa
hình đồi núi thấp phía bắc kết hợp những dải gò, đồi phía đông, tây và nam bao bọc
xung quanh vịnh Cửa Lục tạo thành một hình phễu khổng lồ. Trên lưu vực có nhiều
sông, suối (sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới v.v), hồ nhân tạo (hồ Cao Vân,
Đập Đồng Ho và nhiều hồ chứa thuỷ lợi khác) là những nguồn chính cấp nước cho
nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội khu vực Hạ Long - Cẩm Phả; nhiều
tài nguyên (đất đai, rừng và đặc biệt là khoáng sản như than, sét, đá vôi ...) là nguồn
lực quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long và vùng Đông
Bắc đất nước.
Vịnh Cửa Lục nằm ở phía bắc thành phố Hạ Long, có diện tích mặt nước
trung bình khoảng 50 km2, là vịnh nửa kín và là nơi hội tụ của tất cả các dòng sông,
suối trên lưu vực trước khi chảy ra vịnh Hạ Long. Sự biến đổi cảnh quan trên lưu
vực và chất lượng môi trường nước vịnh có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường Di
sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Những năm gần đây, trên các khu vực xung quanh vịnh Cửa Lục có nhiều dự
án phát triển được đồng thời đẩy mạnh thực hiện: cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng
dầu B12, ga đường sắt Hạ Long - Cái Lân, cầu Bãi Cháy, cầu Bang, khu công
nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Việt Hưng, các nhà máy xi măng và nhiệt điện và
nhiều khu đô thị mới v.v. Hoạt động khai thác than và khai thác sét làm vật liệu xây
dựng cũng có sự tăng trưởng mạnh.
Các hoạt động phát triển một mặt đã làm thay đổi đáng kể diện mạo kinh tế -
xã hội khu vực, tuy góp phần quan trọng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, nhưng đã tác động mạnh đến cảnh quan tự nhiên và gây ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là đã làm gia tăng quá trình xói mòn, rửa trôi trên lưu vực, gây bồi
lắng nhanh cảnh quan ngập nước trong vịnh, tạo nên nguy cơ làm suy giảm lợi thế
về điều kiện tự nhiên và hạn chế hiệu quả của các hoạt động phát triển kinh tế - xã2
hội, nhất là kinh tế cảng biển và các khu công nghiệp; Là nguồn quan trọng gây ô
nhiễm môi trường khu vực và môi trường nước vịnh Hạ Long.
Nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý tự nhiên và kinh tế -
xã hội liên quan đến các hiện tượng xói mòn, rửa trôi và bồi lắng trên các cảnh quan
trên lưu vực vịnh Cửa Lục hiện nay trở thành yêu cầu cấp thiết, nhằm góp phần làm
phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đề ra những giải pháp thích
hợp quản lý xói mòn và bồi lắng, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
đảm bảo sự bền vững của lưu vực và vịnh Cửa Lục.
Đó là lý do lựa chọn đề tài luận án với tiêu đề: “Nghiên cứu xác lập cơ sở địa
lý cho việc sử dụng hợp lý lưu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
 Mục tiêu:
Mục tiêu chính của luận án là xác lập các căn cứ khoa học địa lý tổng hợp
về tài nguyên, kinh tế -xã hội và môi trường cho việc hoạch định tổ chức không
gian nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực vịnh Cửa Lục,
tỉnh Quảng Ninh.
 Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
- Phân tích đặc điểm và vai trò của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đối
với sự hình thành và phát triển cảnh quan khu vực nghiên cứu.
- Lập bản đồ và xác định các đặc trưng của các cảnh quan lưu vực vịnh Cửa
Lục.
- Xác định độ bền vững chống xói mòn của các cảnh quan trên lưu vực và
mức độ bồi lắng trong các cảnh quan ngập nước trong vịnh.
- Đề xuất định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý các tiểu vùng cảnh
quan và bảo vệ môi trường, và một số giải pháp thực hiện.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
 Phạm vi lãnh thổ:
Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu gồm toàn bộ diện tích đất trên lưu vực và không
gian đất ngập nước trong vịnh. Theo địa giới hành chính, khu vực nghiên cứu bao
gồm 22 phường, xã thuộc 03 địa phương trong tỉnh Quảng Ninh:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
- Thuộc huyện Hoành Bồ: gồm thị trấn Trới và các xã Sơn Dương, Dân Chủ,
Vũ Oai, Hoà Bình, Đồng Lâm, Lê Lợi, Thống Nhất và xã Kỳ Thượng.
- Thuộc thành phố Hạ Long: gồm các phường Hà Khánh, Cao Xanh, Cao
Thắng, Hà Lầm, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Bãi Cháy, Giếng Đáy, Hà Khẩu và xã
Việt Hưng.
- Thuộc thị xã Cẩm Phả: gồm một phần các xã Dương Huy và Quang Hanh.
 Giới hạn khoa học:
Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển và quy luật
phân hóa các cảnh quan, mức độ xói mòn, rửa trôi đất theo các cảnh quan trên lưu
vực và độ bồi lắng ở các cảnh quan ngập nước trong vịnh Cửa Lục làm cơ sở cho
việc đề xuất các giải pháp tổ chức khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên
nhiên.
4. Điểm mới của luận án
1- Lần đầu tiên nghiên cứu trên quan điểm tổng hợp lưu vực vịnh Cửa Lục
bằng phân tích cảnh quan với vấn đề di chuyển vật chất thông qua quá trình xói
mòn, rửa trôi đất và bồi lắng.
2- Xác định được cấu trúc và đặc điểm cảnh quan, thành lập bản đồ cảnh
quan lưu vực vịnh Cửa Lục, tỷ lệ 1: 50 000.
3- Tiến hành đánh giá và xác định có cơ sở khoa học về độ nhạy cảm xói
mòn trên cảnh quan sau khai thác than và độ bồi lắng trong vịnh Cửa Lục .
4- Hoạch định tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và đề xuất giải
pháp chủ động quản lý các quá trình xói mòn, rửa trôi và bồi lắng trong khu vực
nghiên cứu.
5. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Mối liên kết, tác động qua lại giữa tính phân hoá phức tạp của
các ĐKTN với tính đặc thù của khai thác và sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế
rất sôi động đã hình thành các dạng cảnh quan và các tiểu vùng cảnh quan như
những địa hệ thống, là đơn vị cơ sở cho tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường của lưu vực vịnh Cửa Lục.
Luận điểm 2: Xói mòn, bồi lắng trong các cảnh quan là vấn đề gay cấn nhất
làm giảm tính ổn định của vịnh Cửa Lục, mà nguyên nhân sâu xa do sự gia tăng các4
hoạt động phát triển trên lưu vực và dưới vịnh trong những năm gần đây. Tổ chức
không gian sử dụng hợp lý tài nguyên trên cơ sở phân tích cảnh quan và lưu vực là
giải pháp tổng hợp, mang tính chủ động nhằm giảm thiểu tác động của xói mòn đất,
bồi xói và ô nhiễm môi trường tới sự phát triển bền vững vịnh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ cách tiếp cận tổng hợp trên cơ sở kết
hợp tiếp cận quản lý lưu vực và tiếp cận phân tích cảnh quan trong việc xác lập các
căn cứ khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu
vực vịnh Cửa Lục.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu về phân hoá cảnh quan với độ bền vững chống
xói mòn, độ bồi lắng trong vịnh, xác định các không gian ưu tiên phát triển kinh tế,
khai thác và sử dụng tài nguyên và các giải pháp cho bảo vệ môi trường lưu vực
vịnh Cửa Lục được đề xuất là các cứ liệu quan trọng góp phần quản lý tổng hợp và
thống nhất lưu vực vịnh Cửa Lục và vịnh Hạ Long có hiệu quả.
7. Cơ sở tài liệu nghiên cứu
Ngoài những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước,
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của luận án, tác giả đã sử dụng kết quả của
một số đề tài nghiên cứu trên lưu vực những năm gần đây mà tác giả được trực tiếp
tham gia:
. Dự án “Nghiên cứu ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long” do Công ty ESSA
(Canada) thực hiện năm 1997. Tác giả luận án được tham gia trực tiếp với tư cách là
Thư k‎ý điều hành của Chủ đầu tư là Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh
Quảng Ninh.
. Dự án “Nghiên cứu Quy hoạch Quản lý môi trường vịnh Hạ Long” do
Công ty Nippon Koei Ltd. (JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) thực hiện
năm 1998 - 1999. Tác giả luận án được tham gia trực tiếp với tư cách là Thư k‎ý
điều hành của Chủ đầu tư là Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh và Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
. Dự án “Đánh giá tải lượng bồi lắng và ô nhiễm môi trường nước vịnh Cửa
Lục” do Khoa Địa lý (Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà
Nội) thực hiện năm 2004. Tác giả luận án được tham gia trực tiếp với tư cách là
thành viên thực hiện đề tài.
. Các kết quả quan trắc, lập báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh
hàng năm do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường trước đây, nay là Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện; Các kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động môi
trường, quan trắc và giám sát môi trường các dự án phát triển trên khu vực: cảng
Cái Lân, cầu Bãi Cháy, các khu công nghiệp, khu đô thị v.v.
. Các kết quả khảo sát, nghiên cứu, đo đạc tại thực địa bổ sung thông tin
trong quá trình thực hiện luận án.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm có phần mở đầu, các chương chính và phần kết luận. Các
chương chính của luận án gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
đối với sự hình thành cấu trúc cảnh quan và sử dụng lãnh thổ lưu vực vịnh Cửa Lục
Chương 3. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục
Chương 4. Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường theo các tiểu vùng cảnh quan6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu
Lưu vực vịnh Cửa Lục nằm ở phía Bắc thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long,
có tọa độ địa lý trong khoảng 106o50’ - 107o15’ kinh đông và 20o54’47” - 21o15’ vĩ
bắc (Hình 1.1). Lưu vực bao gồm phần lớn địa phận hành chính của huyện Hoành
Bồ ở phía bắc, một số phường thuộc thành phố Hạ Long ở phía nam và một phần thị
xã Cẩm Phả ở phía đông. Phía bắc lưu vực giáp tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ;
phía đông, tây và nam giáp thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long. Một phần lớn
diện tích xã Kỳ Thượng và Đồng Sơn thuộc huyện Hoành Bồ nằm ở phía bắc đường
chia nước của lưu vực qua hai xã này. Lưu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
(phần lớn thấp hơn 1000 m), nghiêng về phía nam.
Vịnh Cửa Lục nằm trong vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ
Long, thông với vịnh Hạ Long ở phía nam qua eo Cửa Lục; Là một vịnh nửa kín, có
vai trò điều tiết chế độ thuỷ hải văn các sông trước khi đổ ra vịnh Hạ Long. Khi
thuỷ triều rút, mặt nước vịnh thu hẹp nhanh chóng để lộ những bãi triều nghiêng
thoải dần về phía nam (Nguyễn Cao Huần và nnk 2004. tr. 14) [50], bị chia cắt bởi
các dòng sông chảy qua vịnh và những lạch triều nhỏ. Xung quanh vịnh có rừng
ngập mặn và bãi triều. Vịnh có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội
khu vực và góp phần đáng kể hạn chế ô nhiễm trực tiếp môi trường nước vịnh Hạ
Long. Eo Cửa Lục phân chia thành phố Hạ Long thành hai phần: phần phía đông là
trung tâm hành chính và đô thị tập trung dân cư liền kề với khu vực khai thác than
Hòn Gai - Cẩm Phả, phần phía tây là một trung tâm du lịch cấp quốc gia .
Dân cư trên lưu vực phân bố chủ yếu trên các dải đồng bằng hẹp xung quanh
vịnh và dọc theo quốc lộ 18B. Các dải đồng bằng khá thuận lợi đối với việc mở
rộng quỹ đất phát triển đô thị và khu công nghiệp.
Nằm ở trung tâm của cực phía đông Khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hạ Long (bao gồm cả vịnh Cửa Lục) là
nơi được quy hoạch tập trung nhiều hạng mục phát triển kinh tế - xã hội quan trọng
cấp quốc gia và các vùng như cảng biển nước sâu Cái Lân, cầu Bãi Cháy, các khu
công nghiệp, sản xuất than, điện và vật liệu xây dựng, phát triển du lịch, phát triển
nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thiên nhiên ... Các hoạt động phát triển trên chủ yếu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
tập trung ở khu vực thành phố Hạ Long và xung quanh ven bờ vịnh Cửa Lục. Sản
xuất than phân bố chủ yếu ở phía đông vịnh, trên lưu vực sông Diễn vọng. Trên các
khu vực đồi, núi thấp hoạt động kinh tế chủ yếu là phát triển rừng.
Những năm gần đây, nhất là từ sau 1999, khu vực xung quanh vịnh đã trở
thành trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và đóng vai trò
quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc đất nước. Khai thác và
sử dụng tài nguyên đã làm biến đổi cơ bản cảnh quan và môi trường khu vực.
1.2. Phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1- Nghiên cứu địa lý tổng hợp - Nghiên cứu cảnh quan phục vụ khai thác và
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên:
Cảnh quan là đơn vị lãnh thổ tự nhiên được xem như hệ thống phức tạp của
các hợp phần cấu thành (cấu trúc đứng) và một hệ thống quan hệ giữa các đơn vị
cảnh quan cấp nhỏ có quan hệ, tương tác bởi dòng vật chất và năng lượng (cấu trúc
ngang). Những nghiên cứu địa lý ứng dụng trong đó nhấn mạnh nghiên cứu địa lý
tự nhiên tổng hợp thực chất là nghiên cứu cảnh quan phục vụ quy hoạch sử dụng
hợp lý tài nguyên cho các vùng cụ thể đã được các tác giả trên thế giới đề cập khá
kỹ trong nhiều tác phẩm (Shishenko P.G 1981, Ixatrenko A.G 1985 ...), gần đây tác
phẩm nổi tiếng (Integrated Environmental Planning) của James K. Lain (2003),
Trường Đại học Ohio, Mỹ đề cập đến Quy hoạch môi trường tổng hợp theo quan
điểm địa lý học.
Tiếp cận cảnh quan được đưa vào nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên ở nước
ta từ những năm 1960 trở lại đây và đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực nghiên
cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, đặc biệt là trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ. Có nhiều nhà khoa học đã ứng dụng tiếp cận
nghiên cứu cảnh quan trong nhiều lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu xây dựng bản đồ
(Nguyễn Thành Long và nnk, 1992; Nguyễn Thơ Các, 1999); Nghiên cứu, đánh giá
các hệ sinh thái (Phạm Quang Anh và nnk, 1985; Nguyễn Văn Trương, 1992; Đào
Thế Tuấn, 1984; Nguyễn Cao Huần, 2005; Phạm Hoàng Hải, 1997); Ứng dụng cảnh
quan trong nghiên cứu lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch bảo vệ
môi trường (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2002, 2004, 2005; Phạm Quang Anh 1996,
2002; James K. Lain, 2003).8
Quan điểm cảnh quan cũng đã được các nhà khoa học ứng dụng trong một số
nghiên cứu gần đây ở tỉnh Quảng Ninh nhằm xây dựng cơ sở khoa học phục vụ
công tác quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Một số nghiên
cứu đáng lưu ý: “Đánh giá tải lượng bồi lắng và ô nhiễm môi trường nước trên lưu
vực vịnh Cửa Lục”, “Nghiên cứu lập Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí,
Tỉnh Quảng Ninh” (Nguyễn Cao Huần, Hoàng Danh Sơn và nnk 2004, 2006) v.v.
2- Nghiên cứu lưu vực vịnh Cửa Lục
Do có vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế vùng và mối liên
hệ đặc biệt về mặt địa lý tự nhiên với vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long, lưu vực
vịnh Cửa Lục được khá nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu, nhất là từ khi
đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Có thể
tóm tắt những nghiên cứu chính liên quan đến mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài luận
án theo một số nhóm vấn đề như sau:
a- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên lưu vực và vịnh Cửa Lục:
Đặc điểm địa chất khu vực được nghiên cứu rất sớm, ngay từ khi người Pháp
chen chân lên đất nước ta. Các nhà địa chất và kỹ sư mỏ người Pháp đã tiến hành
nghiên cứu nhằm tìm kiếm và khai thác gấp khoáng sản, trong đó có than đá thuộc
bể than Hòn Gai. Những nghiên cứu đầu tiên do J. Deprat thực hiện, tiếp đó là Ch.
Jacob, R. Bourret, E. Patte, L. Dussault và J. Fromaget. Các bộ sưu tập cổ sinh vật
do J. Deprat, H. Mansuy, M. Colani, E. Patte nghiên cứu và kết quả đã được đăng
trong các tập kỷ yếu (memoire) (từ 1912 đến 1927) và các tập san (từ năm 1931)
của Sở Địa chất Đông dương. [35]
Điều kiện địa lý tự nhiên khu vực được J. Renaud nghiên cứu và nêu khá rõ
trong một báo cáo khẳng định ưu thế xây dựng cảng biển nước sâu tại khu vực Hạ
Long đăng trên tạp chí của Hiệp hội Địa lý Paris. J. Renaud cho rằng “vịnh Cửa Lục
(còn gọi là vịnh Hone-gac hay là vịnh Courbet) là một vịnh nhỏ, nửa kín nhưng do
có tính ổn định cao, luồng lạch khá sâu nên có điều kiện tốt nhất cho phát triển cảng
nước sâu so với nhiều khu vực khác thuộc dải ven biển đông bắc đất nước”
(J.Renaud 1887). Nghiên cứu này lần đầu tiên khẳng định các điều kiện địa lý tự
nhiên cơ bản cho việc xây dựng cảng nước sâu Cái Lân sau này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Các nghiên cứu của người Pháp tuy còn rất sơ lược, chủ yếu bằng các lộ
trình, không tiến hành nghiên cứu một cách có kế hoạch cấu trúc địa chất, các phân
vị địa hình, hệ động thực vật v.v của lãnh thổ nhưng đã cho thấy tính đa dạng, phức
tạp của các điều kiện địa lý tự nhiên khu vực. [35]
Sau khi hoà bình lập lại năm 1954, các nhà địa chất Việt Nam, đứng đầu là
Nguyễn Văn Chiển, Lê Đình Hữu, Phạm Đình Long, Trần Đức Lương, Bùi Phú
Mỹ, Phạm Văn Quang, Nguyễn Trường Tri đã cùng các nhà khoa học Liên Xô cũ là
A.E. Dovjikov, G.V. Ivanov, E.P. Izok, A.I. Jamoida, A.M. Mareitsev, E.Đ.
Vaxilevxkaia tiếp tục mở rộng và từng bước hoàn thiện các nghiên cứu về điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đất nước, trong đó có khu vực Hạ Long
(Đovjikov A.E., Nguyễn Văn Chiển, ... , Trần Đức Lương và nnk, 1971) [35].
Việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội khu vực
Hạ Long được đặc biệt quan tâm kể từ sau khi vịnh Hạ Long được công nhận là Di
sản thiên nhiên Thế giới lần thứ nhất (17/12/1994). Ngay sau thời điểm này, Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường đã lập dự án “Nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp công nghệ phòng chống ô nhiễm môi trường do khai thác than ở vùng than
Quảng Ninh”. Đề tài đã nêu khá rõ những nét đặc trưng về địa chất, địa mạo lưu
vực và đáy vịnh Cửa Lục, đồng thời cũng thông báo xu thế biến đổi môi trường địa
chất khu vực, các nguy cơ ô nhiễm môi trường và các hiện tượng sạt lở, sụt lún, bồi
lấp v.v (Đặng Văn Bát và nnk, 1996. tr. 30-31) [3].
Môi trường địa chất khu vực vịnh Cửa Lục được đề cập trong một số công
trình nghiên cứu như là cơ sở quan trọng đối với phân tích tác động qua lại giữa
hoạt động phát triển và môi trường địa chất hiện đại, nhằm dự báo tác động và các
sự cố môi trường có thể ảnh hưởng tới vịnh Cửa Lục và vịnh Hạ Long (Nguyễn
Hữu Cử và nnk, 1998) [16].
Tài nguyên rừng và các hệ sinh vật trên khu vực được nghiên cứu đồng thời
với các nghiên cứu về địa chất khoáng sản và địa lý tự nhiên. Trên cơ sở các nghiên
cứu về tài nguyên rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã được
thành lập. Những năm gần đây có một số nghiên cứu đáng chú ý của Nguyễn Khắc
Khôi (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công
nghệ quốc gia) trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu Quản lý môi trường vịnh Hạ10
Long (JICA, 1999) và luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Hưng (2002) với tiêu đề
“Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở
huyện Hoành Bồ và thị xã Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh” [55].
Khí hậu và thuỷ văn được nêu trong một số công trình: “Đặc điểm khí hậu
Quảng Ninh” và “Đặc điểm thuỷ văn và khai thác nguồn nước Quảng Ninh” do Đài
khí tượng thuỷ văn (1974, 1999) chủ trì thực hiện; “Thống kê chuỗi số liệu thực đo
trong vòng 50 năm của các trạm khí tượng, thuỷ văn và hải văn của tỉnh Quảng
Ninh” (Nguyễn Văn Tấn, 1997) [77]. Các kết quả nghiên cứu trên và những thông
tin cập nhật gần đây cung cấp những dữ liệu chính về điều kiện thời tiết và khí hậu
nêu trong luận án này.
b- Nghiên cứu môi trường nước.
Môi trường nước được coi là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất vì là nơi
tiếp nhận hầu hết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường (JICA, 1999) [66,67,68].
Trong phần này, chỉ đề cập khái quát các kết quả của một số nghiên cứu điển hình
có liên quan trực tiếp đến luận án.
- Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm môi trường nước lưu vực vịnh Cửa
Lục được nghiên cứu lần đầu tiên một cách hệ thống năm 1997, trong dự án
“Nghiên cứu ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long” (ESSA - Canada 1997, người viết
luận án là Thư ký điều hành dự án). Trong nghiên cứu này, tải lượng các chất gây ô
nhiễm môi trường nước thải ra từ các hoạt động nhân sinh được tính toán trên từng
lưu vực nhỏ (tiếp cận quan điểm lưu vực), bao gồm BOD, DO, Coliform và chất rắn
lơ lửng (TSS) bị rửa trôi theo nước chảy bề mặt. Nghiên cứu đưa ra dự báo về biến
động chất rắn lơ lửng gây ô nhiễm môi trường nước đến năm 2015 như sau: Chất
rắn lơ lửng (TSS) do rửa trôi từ trên lưu vực là yếu tố quan trọng quy định điều kiện
môi trường nước nhưng không phải là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước
vịnh Hạ Long. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ tại Cửa Lục và
Bãi Cháy rất thấp, ở mức 1 - 2 mg/l; Tại các khu vực ven bờ biển thị xã Hòn Gai
khoảng 4 - 8 mg/l; Tại khu vực Cái Lân khoảng 10 mg/l. Như vậy, nhìn chung hàm
lượng chất rắn lơ lửng còn ở mức rất thấp so với tiêu chuẩn hàm lượng chất rắn lơ
lửng trong nước biển dùng cho mục đích nghỉ ngơi (25 mg/l) và cho nuôi trồng thuỷ
sản (50 mg/l) theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 - 1995 (ESSA, 1998. P. 93 -
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
101). Tuy nhiên ngay trong năm 1998, nghiên cứu của Hoàng Việt và nnk cho thấy
các thông số thủy lý - thuỷ hoá môi trường nước vịnh Cửa Lục đã có những dao
động mạnh, riêng hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS tăng rất cao, từ 45,7 đến 98,2
mg/l vượt xa tiêu chuẩn cho phép.
Các kim loại như Zn, Cu, Pb, Cd, Ni, Cu, Mn, Fe, As, Hg có hàm lượng
trung bình thấp hơn giới hạn cho phép theo TCVN 5943-1995 đối với mục đích
nuôi trồng thuỷ sản từ vài lần đến vài chục lần (Nguyễn Xuân Tuyến và nnk, 1999.
VI. tr. 27 - 37; Lưu Quang Diệu và nnk, 1999. IV. tr 19 - 24) [24, 26, 100, 101].
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước: Dựa vào thành phần, tính chất và
nguồn gốc hình thành các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, có một số loại
nguồn chính sau: nguồn đất đá thải và nước thải từ sản xuất than, nguồn các chất
thải công nghiệp, nguồn các chất thải đô thị, nguồn các chất thải từ tầu thuyền trên
vịnh (ESSA, 1997; JICA, 1999). Từ sau năm 1999, việc san lấp mặt bằng xây dựng
cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và khu đô thị được coi là nằm trong số các
nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước vịnh Cửa Lục (Nguyễn Cao Huần và
nnk, 2004) cùng với hoạt động sản xuất than tăng nhanh ở phía đông vịnh Cửa Lục
và trên lưu vực sông Diễn Vọng [50].
- Cơ chế phát tán chất gây ô nhiễm trong môi trường nước: Chủ yếu do các
dòng thuỷ triều trong vịnh và ven biển kết hợp chế độ thuỷ văn các sông từ phía bắc
chảy vào vịnh Cửa Lục (ESSA, 1998) [117] và (JICA, 1999) [66, 67]. Áp dụng
phương pháp chia lưu vực vịnh thành những lưu vực nhỏ để tính toán tải lượng các
chất gây ô nhiễm chảy vào vịnh Cửa Lục và mô hình hoá chế độ thuỷ hải văn trong
vịnh Cửa Lục và vịnh Hạ Long, các kết quả nghiên cứu cho thấy vật chất bị rửa trôi
trên lưu vực và khu vực ven bờ, kể cả bụi than từ các hoạt động sản xuất than được
mang đi khá xa, tới tận ranh giới phía ngoài Di sản thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ
Long. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chưa đặt ra những yêu cầu cấp bách nghiên
cứu tác động của vật liệu bị rửa trôi trên lưu vực đến tính bền vững của vịnh Cửa
Lục.
c- Nghiên cứu xói mòn, rửa trôi và bồi lắng:
- Một số công trình nghiên cứu trước năm 2000:12
Về xói mòn trên lưu vực, có một số công trình nghiên cứu của Đặng Văn Bát
(1996), Nguyễn Quang Tuấn (1997), Nguyễn Hữu Cử (1998), Nguyễn Quang Côn
và nnk (1999) ... Các kết quả nghiên cứu cho thấy trượt lở và xói mòn khe rãnh là
những hiện tượng tương đối phát triển trong khu vực nghiên cứu, nhất là ở các khu
vực có hoạt động sản xuất than. Kèm theo hiện tượng rãnh xói và sạt lở thường phát
sinh dòng lũ bùn đá dưới chân sườn dốc, phủ tràn trên mặt đường, công trình mỏ,
công trình xây dựng v.v và gây bồi lắng sông suối và vịnh Cửa Lục. (Đặng Văn Bát
và nnk, 1996. tr. 27 - 29) [3].
Về bồi lắng vịnh Cửa Lục, Đặng Văn Bát (1996) và Nguyễn Hữu Cử và nnk
(1998) đã tiến hành tính toán khối lượng vật chất bồi lắng trong vịnh Cửa Lục. Kết
quả cho thấy lượng vật chất bị rửa trôi vào vịnh chưa lớn và quá trình xói lở đáy
vịnh phát triển mạnh hơn hẳn quá trình bồi lắng. Trong vật liệu bồi lắng có nhiều
mảnh vụn than có nguồn cung cấp chủ yếu là từ nơi khai thác than trên lưu vực,
chuyển qua sông Diễn Vọng và cảng Hòn Gai rồi đưa ra vịnh. Vật liệu than phân bố
rộng rãi trong trầm tích đáy vịnh Cửa Lục và một phần vịnh Hạ Long (Nguyễn
Quang Tuấn, Trần Đình Lân 2001) [97].
Nguyên nhân làm gia tăng mạnh sự bồi lắng những năm gần đây là do việc
khai thác than thiếu quản lý chặt chẽ và chặt phá rừng bừa bãi (Đặng Văn Bát và
nnk, 1996; Nguyễn Hữu Cử, 1998). Việc san lấp mặt bằng xây dựng hạ tầng phát
triển khu công nghiệp và khu đô thị ở ven vịnh v.v cũng làm quá trình xói mòn phát
triển, tăng lượng bồi tích vào vịnh (Nguyễn Hữu Cử, 1998). Một nguyên nhân quan
trọng khác làm gia tăng xói mòn và rửa trôi trên lưu vực là sự suy giảm rừng đầu
nguồn trên địa hình đất dốc của lưu vực (Nguyễn Quang Côn và nnk, 1999).
Mặc dù các nghiên cứu trên đây đã đề cập đến những vấn đề về xói mòn trên
lưu vực và bồi lắng trong vịnh Cửa Lục nhưng các nghiên cứu trên chưa phân tích
một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên và nhân sinh, những đặc điểm riêng của
từng vùng, tiểu vùng nên chưa đề xuất biện pháp cụ thể cho từng khu vực. Mặt khác
các nghiên cứu cũng chưa coi xói mòn là một yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến
sự phát triển bền vững của lưu vực và vịnh Cửa Lục.
- Nghiên cứu xói mòn và bồi lắ
xói mòn theo mô hình toán có thể cho kết quả đáng tin cậy khi số liệu đo trên thực
nghiệm không lớn và nghiên cứu xói mòn đối với khu vực có địa hình biến động phức
tạp.
9- Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu của đề tài
góp phần làm rõ cách tiếp cận tổng hợp (tiếp cận cảnh quan) trong nghiên cứu lưu vực
thông qua nghiên cứu di chuyển vật chất và phương pháp tính độ bền vững chống xói
mòn trên cảnh quan khai thác than và độ bồi lắng ở các cảnh quan ngập nước bằng
công nghệ Hệ thông tin Địa lý. Không gian ưu tiên phát triển kinh tế, khai thác và sử
dụng tài nguyên và các giải pháp hữu hiệu cho bảo vệ môi trường lưu vực vịnh Cửa
Lục được hoạch định dựa vào các căn cứ khoa học về hiện trạng, diễn biến tài nguyên
và môi trường với tầm nhìn về vai trò đặc biệt quan trọng của lưu vực đối với sự bền
vững của vịnh Cửa Lục và sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực thành phố Hạ Long.
KIẾN NGHỊ
Trong khuôn khổ của một luận án, công trình này không thể giải quyết toàn bộ
các vấn đề một cách trọn vẹn. Để tiếp tục nghiên cứu theo hướng của đề tài, cần thiét:
a- Những nghiên cứu xác lập các chỉ số xói mòn phù hợp với đặc điểm các dạng
cảnh quan trong mỗi tiểu vùng cảnh quan, đặc biệt, đánh giá mức độ xói mòn trên các
khai trường khai thác, các bãi thải ... trong hoạt động khai thác than là hết sức phức tạp,
các tính toán trong nghiên cứu hiện nay chỉ có tính định hướng, chưa làm rõ mức độ
xói mòn và những ảnh hưởng đến các cảnh quan lân cận và vịnh Cửa Lục. Do đó cần
tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, tiến tới định lượng các tác động này để có các giải pháp
mang tính khả thi cao.
b- Cần có quy hoạch, thiết kế cảnh quan sau khai thác than dựa trên những căn
cứ khoa học nhằm góp phần ổn định vịnh Cửa Lục.
c- Sự biến đổi các cảnh quan ngập nước trong vịnh những năm gần đây liên
quan trực tiếp tới những yếu tố làm biến đổi chế độ thuỷ động lực vịnh, thay đổi cân
bằng vật chất giữa vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, vì vậy vấn đề này cần tiếp tục
được nghiên cứu, làm rõ trong thời gian tới
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính, Zeolit A, zeolit Y, zeolit MOR Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc các hoạt chất từ cây Bách bộ (Stemona pierrei Gagn) ở Lào Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức chất Pt(II),Pd(II) với phối tử bazo Schiff Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong bệnh phù đầu Nông Lâm Thủy sản 0
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
V Nghiên cứu thu nhận và xác định một số đặc tính protease đông tụ sữa từ Aspergillus awamori và ứng d Kiến trúc, xây dựng 2
T Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định tạp pha trong Artesunat nguyên liệ bằng phương pháp HPLC Kiến trúc, xây dựng 0
Z Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên li Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top