daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời Thank ....................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ........................................................... iv
Danh mục bảng ................................................................................................. v
Danh mục hình ................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 3
4. Điểm mới của luận án .................................................................................. 3
5. Cấu trúc của luận án ..................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 5
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỰC VẬT .................................................. 5
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 6
1.1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt
chủng .............................................................................................................. 11
1.1.4. Nghiên cứu về thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn .......................... 13
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THẢM THỰC VẬT.......................................... 14
1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 14
1.2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 21
1.2.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật theo độ cao ................................ 26
1.3. ĐỘNG VẬT ĐẤT TRONG MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH
THÁI ........................................................................................................................30
1.3.1. Khái quát về động vật đất và vai trò của chúng ................................... 30
1.3.2. Mối liên quan giữa thảm thực vật và sinh vật đất ................................ 32
1.4. NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI ĐDSH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ..................................................................................33
1.4.1. Trên thế giới ......................................................................................... 34
1.4.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 36
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 37
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 37
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................38
2.2.1. Cách tiếp cận của luận án..................................................................... 38
2.2.2. Phương pháp kế thừa............................................................................ 39
2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa về đa dạng thực vật ...... 39
2.2.4. Các phương pháp phân tích đa dạng thực vật trong phòng thí nghiệm ... 41
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu động vật đất ................................................ 43
2.2.6. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học ....................................... 44
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 46
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ...................................................................................46
3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính ........................................................................ 46
3.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................. 47
3.1.3. Địa chất, đất đai.................................................................................... 48
3.1.4. Khí hậu thủy văn .................................................................................. 48
3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI .....................................................................49
3.2.1. Dân số, lao động và dân tộc ................................................................. 49
3.2.2. Đời sống và thu nhập của người dân.................................................... 50
3.3. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN
SƠN ..........................................................................................................................50
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 51
4.1. PHÂN TÍCH HỆ THỰC VẬT Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN ...............51
4.1.1. Sự đa dạng của các taxon thực vật ...................................................... 51
4.1.2. Giá trị tài nguyên cây có ích ................................................................ 55
4.1.3. Các loài thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng ....................... 62
4.2. SỰ PHÂN HÓA KIỂU THẢM THỰC VẬT Ở VQG XUÂN SƠN THEO ĐỘ
CAO ..........................................................................................................................65
4.2.1. Đai nhiệt đới (độ cao dưới 700m) ........................................................ 67v
4.2.2. Đai á nhiệt đới (độ cao trên 700m) ...................................................... 90
4.3. PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG CỦA THẢM THỰC VẬT VQG XUÂN
SƠN ...............................................................................................................100
4.3.1. Sự khác biệt của thảm thực vật ở VQG Xuân Sơn theo độ cao ......... 100
4.3.2. Sự phân hóa thảm thực vật ở VQG Xuân Sơn qua các cách và
mức độ tác động của con người ................................................................... 103
4.3.3. Sự phân hóa thảm thực vật theo yếu tố địa hình................................ 103
4.4. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT ĐẤT TRONG CÁC
KIỂU THẢM THỰC VẬT .................................................................................... 108
4.4.1. Giun đất .............................................................................................. 108
4.4.2. Các nhóm mesofauna khác ................................................................ 114
4.5. NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO
TỒN ĐA DẠNG THỰC VẬT Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN ...................116
4.5.1. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng hệ thực vật ......................... 116
4.5.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân
Sơn ................................................................................................................ 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 133
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................... 143
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh lục thực vật VQG Xuân Sơn – Phú Thọ.............................P-1
Phụ lục 2. Danh lục các loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn .. P-39
Phụ lục 3. Các bảng mẫu điều tra và câu hỏi phỏng vấn ............................P-43
Phụ lục 4. Thông tin về các ô tiêu chuẩn ....................................................P-45
Phụ lục 5. Thông tin thêm về 16 loài bổ sung cho hệ thực vật VQG Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ.........................................................................................P-83
Phụ lục 6. Hình ảnh trong hoạt động của đề tài ..........................................P-85
Phụ lục 7. Hình ảnh một số loài thực vật quý hiếm tại KVNC và các đặc điểm
sinh thái của chúng.......................................................................................P-92
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐDSV Đa dạng sinh vật
HST Hệ sinh thái
HTQT & DLST Hợp tác quốc tế và Du lịch sinh thái
IUCN
Intermatonal Union for Conservation of Nature and Nature
Rescources (Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên)
KBT Khu bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KVNC Khu vực nghiên cứu
NĐ-CP Nghị định của Chính phủ
OTC Ô tiêu chuẩn
PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng
QĐ-BNN Quyết định của Bộ Nông nghiệp
QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
QLR & BTTN Quản lý rừng và Bảo tồn thiên nhiên
RKTX Rừng kín thường xanh
RT Rừng trồng
RTN Rừng tre nứa
RTS Rừng thứ sinh
TCB Thảm cây bụi
UNESCO
United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hợp quốc)
VQG Vườn Quốc gia
ivvii
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 4.1 Sự phân bố các taxon khác nhau trong hệ thực vật ở
VQG Xuân Sơn
51
Bảng 4.2
Danh sách các họ, chi và loài bổ sung cho hệ thực vật
Vườn Quốc gia Xuân Sơn 52
Bảng 4.3 Mười họ thực vật có số loài lớn nhất ở VQG Xuân Sơn 53
Bảng 4.4 Mười chi thực vật có số loài lớn nhất ở VQG Xuân Sơn 54
Bảng 4.5 Các nhóm công dụng của TV ở VQG Xuân Sơn 56
Bảng 4.6 Ba ngành thực vật có số loài đe dọa tuyệt chủng 65
Bảng 4.7
Các kiểu thảm thực vật chủ yếu xuất hiện trong các
tuyến điều tra 66
Bảng 4.8 Chỉ số Sorensen giữa các đai độ cao ở VQG Xuân Sơn 102
Bảng 4.9
Thành phần loài và phân bố của giun đất trong các kiểu
thảm thực vật ở VQG Xuân Sơn
108
Bảng 4.10 Thành phần phân loại học của giun đất ở VQG Xuân
Sơn
111
Bảng 4.11
Thành phần và phân bố của các nhóm mesofauna khác
trong các kiểu thảm của VQG Xuân Sơn 115
Bảng 4.12
Thống kê tình hình khai thác và sử dụng gỗ trái phép
trong VQG Xuân Sơn 117
Bảng 4.13
Bảng thống kê các loại lâm sản ngoài gỗ do người dân
khai thác ở VQG Xuân Sơn 119
Bảng 4.14 Thống kê diện tích các loại đất nông nghiệp 120
Bảng 4.15 Tình trạng đói cùng kiệt ở khu vực nghiên cứu 121
Bảng 4.16 Dân số và thành phần dân tộc ở khu vực nghiên cứu 122
Bảng 4.17
Thống kê trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo vệ
rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia
Xuân Sơn
124
Bảng 4.18
Cơ sở hạ tầng tại các xã thuộc vùng lõi và vùng đệm VQG
Xuân Sơn
125
v
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiviii
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
Hình 3.1 Bản đồ VQG Xuân Sơn 46
Hình 3.2 Hình ảnh KVNC 47
Hình 4.1 Sự phân bố các taxon có số loài quý hiếm 65
Hình 4.2
Người dân sử dụng gỗ để làm nhà tại xóm Bến Thân
(VQG Xuân Sơn)
118
Hình 4.3 Người dân vào rừng lấy cây thuốc ở VQG Xuân Sơn 119
vi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước những thách thức về môi trường toàn cầu, bảo tồn đa dạng sinh
học là một trong những vấn đề quan trọng đang được cả thế giới quan tâm.
Trong nghiên cứu đa dạng sinh học, thì nghiên cứu đa dạng thực vật có ý
nghĩa hàng đầu vì thảm thực vật có vai trò chi phối các nhân tố khác trong hệ
sinh thái. Thảm thực vật là nơi sống, nơi tồn tại của các loài sinh vật. Sự tồn
tại và phát triển của thực vật chính là nền tảng cho sự diễn thế của quần xã
thực vật, cả các loài sinh vật khác và các nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái.
Sự kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững là vấn đề
quan trọng trên các diễn đàn khoa học và được chính thức công nhận tại Hội
nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và phát triển bền vững (UNCED) ở Rio de
janeiro vào tháng 6 năm 1992. Nhận thức được ý nghĩa của sự bảo tồn đa
dạng sinh học, hạn chế sự suy thoái của đa dạng sinh học, Việt Nam đã ký
công ước Quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, "Kế hoạch hành
động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam" đã được Chính phủ phê duyệt, ban
hành vào năm 1993.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có
hệ sinh thái rừng khá phong phú, đa dạng của miền Bắc nói riêng và Việt
Nam nói chung. Ở đây, với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới còn tồn tại khá
nhiều loài động, thực vật quý hiếm đặc trưng cho vùng núi Bắc Bộ, không chỉ
có giá trị nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, mà còn có ý nghĩa trong
việc phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên (đặc biệt là tài nguyên sinh vật) và
giáo dục bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Xuân Sơn còn được coi
là “lá phổi xanh”, là điểm du lịch hấp dẫn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú
Thọ, có tác dụng to lớn trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ CO2 - chất gây
hiệu ứng nhà kính. Đó là chưa kể, vai trò phòng hộ đầu nguồn của nó, cũng
như việc cung cấp và bảo vệ nguồn nước, cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp.
Nhan đề : Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn

Tác giả : Nguyễn Thị Yến

Năm xuất bản : 2016

Nhà Xuất bản : Đại học Thái Nguyên

Từ khóa : Thực vật,Đa dạng,Hệ sinh thái rừng,Vườn Quốc gia Xuân Sơn,Quy hoạch,Bảo tồn,Phú Thọ

Từ giữa thế kỷ 18 nhiều nhà nghiên cứu ở châu Âu khác như: Linne
(1778), Saussure (1779), Giraud (1783), Humboldt (1807), Warning (1896),
Schimper (1898)... cũng khẳng định độ cao và độ vĩ cũng là những nhân tố quan
trọng tác động lên quá trình hình thành và biến đổi của thảm thực vật (Trần Đình
Lý, 2006 [62]). Cũng theo tác giả trên, Hensen A. (1920) đã phân chia hệ thực
vật thế giới theo các vành đai vĩ độ và độ cao đặc trưng cho các vùng nhiệt đới
khác nhau dựa trên kết quả phân tích các đặc điểm khu hệ thực vật. Meusel
(1943) phân chia hệ thực vật thành các vành đai khác nhau (4 vành đai) dựa vào
vĩ độ địa lý, độ cao so với mặt nước biển và độ lục địa.
Kapos và cộng sự sử dụng tổ hợp độ cao và độ dốc trên cơ sở dữ liệu địa
hình từ mô hình số độ cao toàn cầu GTOPO30 làm tiêu chuẩn đánh giá các đặc
điểm môi trường vùng núi cao trên thế giới và chia các vùng núi cao thành 7 lớp
khác nhau. Rainer W. Bussmann đã hệ thống toàn bộ sự phân hóa các đai độ cao
ở Châu phi khi phân tích các thảm thực vật núi cao ở lục địa này, trong đó sự
phân hóa thảm thực vật được dùng làm chỉ thị cho sự phân hóa tự nhiên cho sự
chuyển tiếp các đai độ cao. Ví dụ như ở đỉnh núi Kilimanjaro, Bussmann chia
thành 6 đai: dưới 1400m, 1400 – 2000m, 2000 – 3000m, 3000 – 4000m, 4000 –
5000m và trên 5000m, đồng thời chỉ rõ thảm thực vật có sự phân hóa rõ nét theo
các đai cao và theo sườn núi (giữa sườn Tây Bắc và sườn Đông Nam) [62].
Đặc biệt, dãy Himalaya nơi có đỉnh Everest cao nhất thế giới, nên có
rất nhiều tác giả nghiên cứu về đai cao như Stearn (1960), Stainton (1972),
Dobremer (1972), Hara et al. (1978-1982), trong đó đáng chú ý là nghiên
cứu của Dobremer (1972) ở Hymalaya (thuộc lãnh thổ Nepal), theo đó khu
vực núi cao Hymalaya được chia thành 6 đai và 11 á đai (Trương Ngọc
Kiểm, 2014 [50]):
Đai nhiệt đới (dưới 1000m) gồm 2 á đai: dưới 500m, và từ 500-1000m.
Đai cận nhiệt đới (1000-2000m) gồm 2 á đai: 100-1500m và 1500-2000m.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi28
Đai ôn đới (2000-3000m) gồm 2 á đai: 2000-2500 (collinean) và 2500-
3000m (montane).
Đai cận Alpine (3000-4000m) gồm 2 á đai: 4000-3500m và 3500-4000.
Đai cận Alpine (4000-5000m) gồm 2 á đai: 4000-4500m và 4500-5000.
Đai băng tuyết (Nival; trên 5000m).
Ở Châu Âu, Nitot J.M. & Ferré A. (2008) khi nghiên cứu mối quan hệ
giữa các nhân tố sinh thái và thảm thực vật vùng Catalonia (Tây Ban Nha)
cũng đã chia 5 đai cao: đai cơ sở (basal, dưới 800m), đai núi thấp
(submontane, từ 800-1300m), đai núi cao (montane, từ 1300-1800m), đai cận
alpine (subalpine, từ 1800m-2400m) và đai Alpine (trên 2400m) (Trần Minh
Tuấn, 2014 [86]).
1.2.3.2. Ở Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam có 3/4 là đồi núi, khoảng 70% lãnh thổ Việt Nam ở
độ cao dưới 500m, nếu tính đến dưới 1000m thì lên tới 85%. Tuy nhiên do
đồi núi ở Việt Nam phân hóa liên tục từ Bắc vào Nam nên sự phân hóa lãnh
thổ chịu sự chi phối rất rõ nét của quy luật đai cao.
Có thể coi Thái Văn Trừng (1978) [91] là người đầu tiên ở Việt Nam đã
nghiên cứu thảm thực vật rừng theo các độ cao khác nhau như đã phân tích ở
phần trên.
Theo nhiều tác giả ở Việt Nam [54], [61], [50], càng lên cao quá trình
mùn hóa càng tăng và càng xuống thấp quá trình feralit hóa càng tăng do nước ta
nằm trong chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm là chủ yếu nên quá trình hình thành tạo
đất có xu hướng hơi trái ngược với xu hướng chung.
Theo độ cao, đặc tính lý hóa của đất trong các thảm thực vật cũng có sự
thay đổi lớn. Theo Thái Văn Trừng (1978) [91] thì Fridland V.M. là người đầu
tiên phân loại đất ở miền Bắc Việt Nam theo các độ cao khác nhau (dưới 900m,
900-1800m và trên 1800m).29
Vũ Tự Lập (2006) [55], trên quan điểm tổng hợp các yếu tố địa lý tự
nhiên và thảm thực vật, khi nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam đã chia
thành 3 đai và 6 á đai. Theo cách chia này, hầu hết lãnh thổ Việt Nam chỉ nằm
trong 2 đai chủ yếu: đai nhiệt đới ẩm và đai á chí tuyến gió mùa trên núi với độ
cao dưới 2.000m. Duy nhất dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh cao khoảng
3000m là thay mặt cho cả 3 đai.
Nguyễn Quốc Trị (2009) [87] khi nghiên cứu đa dạng thực vật liên
quan đến đai độ cao ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn đã kết luận: trạng thái
thảm thực vật nguyên sinh chỉ gặp ở độ cao trên 1500m, các trạng thái thứ
sinh gặp nhiều ở độ cao dưới 2000m, không gặp ở độ cao trên 2500m. Đối với
thành phần loài thực vật cũng có sự biến đổi theo đai độ cao, cụ thể: dưới
1000m có 1812 loài, từ 1000m-1500m có 1986 loài, từ 1500m-2000m có
1636 loài, từ 2000m-2500m có 249 loài và trên 2500m chỉ có 87 loài.
Sự phân hóa của điều kiện tự nhiên thành các đai độ cao là một hiện
tượng bình thường ở miền núi, nhờ đó mà nước ta nằm trong miền nhiệt đới
ẩm thì ở vùng núi vẫn có các khí hậu của vĩ tuyến cao hơn. Vì thế, nước ta có
nhiều nơi khí hậu ôn hòa để phát triển du lịch nghỉ dưỡng như: Sa Pa, Tam
Đảo, Đà Lạt... Tuy nhiên, những vành đai núi cao ở Việt Nam không phải
nằm cùng một độ cao ngang nhau so với mực nước biển bởi các dãy núi ở
nước ta chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên hướng sườn Đông chịu
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc trong khi sườn Tây thì được che khuất. Hơn
nữa, các dãy núi hình cánh cung ở Đông Bắc Bắc bộ làm cho các khối khí
lạnh dễ dàng xâm nhập xa xuống phía đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ mùa đông
đo đó bị hạ thấp hơn mức bình thường. Kết quả là vành đai á nhiệt đới và ôn
đới ở các cao nguyên phía Tây Trường Sơn thấy xuất hiện ở độ cao 1000-
1100m, trong khi ở sườn đông chỉ vào khoảng 700-800m, còn ở Việt Bắc thì
xuống đến 500-600m, có khi còn thấp hơn nữa [55].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi30
Trần Minh Tuấn (2014) [86], nghiên cứu tính đa dạng bậc cao có mạch
ở VQG Ba Vì đã kết luận: Sự phân đai giữa nhiệt đới và á nhiệt đới tương
đồng với sự phân hóa đai cao tự nhiên, giới hạn biến đổi trong khoảng 700-
800m so với mực nước biển. Càng lên cao thì chỉ số đa dạng sinh học
Shannon Index (H) càng tăng. Trong khi đó chỉ số đồng đều Evenness (H’)
cao nhất đối với đai > 1000m và thấp nhất đối với đai < 400m. Đai 400-700m
và 700-1000m có chỉ số loài thuần nhất là cao nhất đạt 0,40. Mức độ thuần
nhất giảm xuống 0,36 giữa đai 700-1.000m và đai >1.000m, và thấp nhất đạt
0,17 giữa đai < 400m và đai > 1.000m.
Trương Ngọc Kiểm (2014) [50], nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố
sinh thái chủ đạo theo các đai độ cao ở dãy Hoàng Liên Sơn cho thấy: Sự thay
đổi độ cao là nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa, thay đổi các nhân tố
khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật theo 5 đai độ cao: đai dưới 700m, đai từ
700m – 1700m, đai 1700m - 2200m, đai 2200m – 2800m và đai trên 2600m.
Trong đó đai 700m – 1700m là đai á nhiệt đới điển hình, còn đai 1700m –
2200m là đai chuyển tiếp từ á nhiệt đới lên ôn đới.
1.3. ĐỘNG VẬT ĐẤT TRONG MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
1.3.1. Khái quát về động vật đất và vai trò của chúng
Vai trò và hoạt động của các nhóm sinh vật đất từ lâu đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Động vật đất, gồm nhiều nhóm chức năng (động vật kiến
tạo đất, động vật phân giải thảm mục…) và nhiều nhóm phân loại (giun tròn,
giun đất, bọ nhảy, hình nhện, chân khớp bé, côn trùng, ấu trùng và trưởng
thành…), giữ vai trò quan trọng trong các quá trình hóa mùn và hóa khoáng
vụn hữu cơ, làm cho đất màu mỡ và có cấu trúc tốt. Nhiều công trình lớn
nghiên cứu về khu hệ động vật đất đã được tiến hành ở các vùng khác nhau
trên toàn thế giới. Bên cạnh vai trò phân hủy mùn và cải tạo đất, nhiều nhóm
động vật đất được sử dụng như là chỉ thị sinh học trong việc đánh giá tác động
của môi trường [2], [3], [35].31
Đã từ lâu, giun đất là đối tượng được nhiều nước trên thế giới nghiên
cứu bởi giun đất là một trong những nhóm động vật đất giữ vai trò quan trọng
trong tự nhiên và trong đời sống của con người. Đối với hệ sinh thái đất, giun
đất là một trong những nhóm sinh vật tham gia tích cực nhất vào quá trình tạo
đất, tham gia vào các chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng. Với cấu tạo
cơ thể hình thoi nhọn hai đầu, có các vành tơ nhỏ chạy vòng bao cơ bọc
quanh mình, giun đất có thể dễ dàng đào bới, len lỏi và chui rúc sâu trong các
tầng đất, góp phần quan trọng làm cho đất tơi xốp, thông thoáng và giữ được
ẩm. Giun đất tham gia trực tiếp vào các quá trình phân hủy cơ học xác vụn
thực vật, phân hủy xenlulô, chuyển hóa các vụn thực vật và vật chất hữu cơ,
khoáng chất khác [2].
Ngoài ra, giun đất còn có khả năng làm sạch môi trường sống, thông
qua việc phân giải rác, lá cây trên mặt đất. Nếu ngăn cản giun đất tiếp xúc
với lá rụng thì sự phân giải lá rụng chậm từ 2-3 lần. Phân giun đất giàu mùn,
giàu các yếu tố khoáng (đạm amôn, phốtphát trao đổi… ), có khả năng chịu
nước cao (độ bền cơ học) nên phân giun được xem như là loại phân bón
không độc hại như phân bón hoá học [3].
Trong đời sống con người, giun đất còn được biết đến là nguồn thức ăn
cho gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt…) rất giàu đạm, giúp chúng tăng trọng
nhanh. Giun đất còn được sử dụng trong những bài thuốc dân gian của nhiều
nước (Việt Nam, Miến Điện, Lào…) để chữa một số bệnh như hen suyễn, sỏi
thận, đậu mùa…[35], [64].
Ở Việt Nam, các quần xã sinh vật đất được xem xét và đánh giá đầy đủ
như một thành phần cấu trúc không thể thiếu trong các hệ sinh thái tự nhiên
và nhân tác. Các nghiên cứu về khu hệ các nhóm động vật đất tại một số vườn
quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đã và đang được tiến hành [64], [88].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi32
1.3.2. Mối liên quan giữa thảm thực vật và sinh vật đất
Giữa thảm thực vật – đất – sinh vật đất tồn tại mối quan hệ qua lại mật
thiết thông qua vòng tuần hoàn vật chất. Vòng tuần hoàn vật chất có vai trò
quan trọng trong hệ sinh thái, nó đảm bảo cho các chất khoáng không bị mất
đi mà còn được bổ sung thêm. Vì thế khi thảm thực vật bị mất đi thì vòng
tuần hoàn khoáng giữa thảm thực vật và đất bị phá vỡ,làm cho hàm lượng
mùn và dinh dưỡng khoáng trong đất bị cùng kiệt kiệt. Kết quả là tính chất đất bị
thay đổi do quá trình xói mòn và rửa trôi. Thảm thực vật mất đi hay suy giảm
thì lớp thảm mục trên mặt đất (cành, lá, hoa quả rơi rụng) cũng không còn,
làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và sinh trưởng của các quần xã sinh vật đất, do
nguồn cung cấp dinh dưỡng bị cùng kiệt kiệt hay bị cắt đứt. Ngược lại, các quần
xã sinh vật đất, khi cư trú trong môi trường đất, có tác động tích cực trở lại
đối với lớp thảm thực vật và với chất lượng đất do trong các hoạt động sống
của mình, sinh vật đất đã góp phần phân giải các vụn hữu cơ tạo mùn, giàu
dinh dưỡng, làm tơi xốp đất, đất thoáng khí và hoàn trả một phần các chất
khoáng cho đất... tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật trên
mặt đất.
Nhà bác học Đacuyn (1881) là nhà người đầu tiên đã nêu lên vai trò của
động vật đất đối với đất và với thực vật trong cuốn sách “sự tạo tầng mùn
thực vật nhờ các hoạt động của giun đất” [98]. Từ những năm cuối thế kỷ 19
đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về giun đất của Post (1862), Hensen
(1877, 1882). Những công trình nghiên cứu về vai trò của vi sinh vật đất trong
việc phân hủy xác vụn thực vật bởi Muller (1879, 1884) (Vũ Quang Mạnh,
1995, 2005 [63], [64]), (Lê Văn Khoa, 2004 [51]).
Đến giữa thế kỷ 20, có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần,
vai trò của động vật đất bởi Ghilarove (1949), Franz (1950), Egltis (1954),...
(Vũ Quang Mạnh, 1995 [63]).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu khả năng hấp thụ tetracycline và ciprofloxacin trên bề mặt graphene oxide bằng phương pháp hóa học tính toán Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số hợp chất chứa vòng furoxan Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu Y dược 1
D Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính, Zeolit A, zeolit Y, zeolit MOR Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top