thanhtuan_83lk

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Miêu tả:Luận văn ThS. Du lịch -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
Ngôn ngữ:vie

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ngành du lịch được xem như là một trong những ngành kinh
tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không
những được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với du
khách trong và ngoài nước. Trên dải đất hình chữ S, hoạt động du lịch ngày
nay không chỉ hình thành và phát triển ở những thành phố lớn, hiện đại mà đã
mở rộng tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi cư trú của một số đồng bào
các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, từ hàng trăm năm trước, Sa Pa đã được ví
như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Với bản sắc văn hóa truyền thống, cùng vẻ đẹp
hùng vĩ và khí hậu mát mẻ quanh năm do thiên nhiên ban tặng đã đem đến cho
Sa Pa một sự cuốn hút khó quên. Với thế mạnh về cảnh đẹp, khí hậu và nền văn
hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, Sa Pa luôn được khách du lịch lựa chọn
như điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình của họ. Ngoài sự ưu đãi của
thiên nhiên, Sa Pa có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất độc đáo. Với 8 tộc
người anh em sống dọc theo sườn núi dãy Hoàng Liên Sơn (Kinh, Mông, Dao,
Tày, Thái, Dáy, Hoa, Xá Phó), sự đa dạng văn hóa và sự giao lưu kết hợp giữa
các dân tộc với nhau đã hình thành nên bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của Sa
Pa. Có thể khẳng định, trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở Sa Pa đã
và đang phát triển mạnh, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, hoạt động du lịch cũng đã có những ảnh hưởng đến đời sống của bà con
các dân tộc thiểu số nơi đây, đặc biệt là cộng đồng người H’Mông, chiếm đến
52% dân số của Sa Pa.
Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động du lịch còn có những tác
động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống của người H’Mông. Vấn đề đặt ra đối với
việc phát triển du lịch tại đây là phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống
tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc nơi đây hướng tới phát triển du lịch bền vững
trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu một cách hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài Nghiên cứu tác
động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng người
H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu được một số tài liệu liên quan đến
các vấn đề chính của luận văn: tác động của hoạt động du lịch và đời sống văn
hóa-xã hội của đồng bào H’Mông.
Trước đây, đã có nhiều tác giả đưa ra cơ sở lý luận về tác động của hoạt
động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội: tác giả Trần Đức Thanh với cuốn
“Nhập môn khoa học du lịch” (2005); tác giả Trần Thị Mai (chủ biên) với tác
phẩm “Tổng quan du lịch” (2009). Đây là hai trong số các nghiên cứu tiêu
biểu nhất về vấn đề này. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra
được các lý luận cơ bản nhất về các tác động của hoạt động du lịch đến nhiều
các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực văn hóa-xã hội.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau viết
về đồng bào H’Mông, được thể hiện qua sách báo, tạp chí, luận văn, luận án...
Ví dụ như các tác phẩm “Dân tộc Mông ở Việt Nam” (1994) của Cư Hòa Vần
và Hoàng Nam, “Văn hóa H’Mông” (1996) của tác giả Trần Hữu Sơn, “Văn
hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại” (2006)
của tác giả Vương Duy Quang. Các nghiên cứu trên đây đề cập tới nguồn gốc
của người H’Mông, các đặc điểm liên quan đến đời sống của họ. Các tác phẩm
đưa ra thông tin về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của người H’Mông, như:
nhà cửa, ẩm thực, quan hệ xã hội, đời sống kinh tế, ngôn ngữ...
Đối với vấn đề tác động của du lịch đến đời sống của người H’Mông,
đã có một số bài viết ngắn về vấn đề này, tiêu biểu như nghiên cứu “Tác động
của du lịch đối với các “giao” (làng) của người H’Mông ở Sa Pa”. Trong bài
viết, tác giả đã chỉ ra một số thực trạng về vấn đề tác động của du lịch đối với
bà con tộc người H’mông và đưa ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề
này. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới đưa ra sơ lược về thực trạng các tác động một
cách tổng quát, chưa tập trung cụ thể vào lĩnh vực đời sống văn hóa-xã hội, và
cũng chưa có sự phân tích, kết hợp với cơ sở lý luận về các tác động của du
lịch đến đời sống văn hóa-xã hội.
Như vậy, đã có những nghiên cứu liên quan đến đời sống của đồng bào
H’Mông ở Việt Nam cũng như ở Sa Pa và một số bài viết liên quan đến tác
động của du lịch đến tộc người này nhưng chưa có những nghiên cứu đầy đủ
về vấn đề tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người
H’Mông ở Sa Pa. Cho nên, việc lựa chọn đề tài này là cần thiết, có thể đóng
góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học du lịch cũng như trở thành tài liệu
tham khảo sau này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng về tác động của hoạt động du
lịch đến đời sống của người H’Mông trên địa bàn.
- Đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi nhằm hướng
vào việc phát triển du lịch bền vững tại đây nhằm góp phần bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về tác động của hoạt động du lịch
đến đời sống văn hóa-xã hội.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của huyện Sa Pa và những tác
động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông tại nơi đây.
- Đưa ra được những định hướng đồng thời đề xuất được những giải
pháp hướng vào việc phát triển du lịch bền vững cho huyện Sa Pa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của hoạt động du lịch tới đời sống
văn hóa-xã hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chủ yếu là nghiên
cứu và khảo sát tại các bản của hai xã Lao Chải và San Sả Hồ.
- Về thời gian: số liệu và cứ liệu nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời
gian từ 2010 đến 2014.
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung vào nội dung các tác động
của hoạt động du lịch đến cộng đồng người H’Mông.
- Về đối tượng điều tra: Bao gồm các yếu tố liên quan tới hoạt động du
lịch như: cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền địa phương và các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Thu thập và xử lý tài liệu
Trong quá trình thực hiện, tác giả đã thu thập và sưu tầm tài liệu tại: Thư
viện Quốc gia, Bảo tàng dân tộc học, Thư viện trường Đại học khoa học xã hội
và nhân văn, Phòng Thông tin-Du lịch huyện Sa Pa, Thư viện Sa Pa.
Thông tin được tìm kiếm chủ yếu từ các tài liệu, kết quả nghiên cứu
trước đó về tộc người H’Mông, về các tác động của hoạt động du lịch và về
hoạt động du lịch tại huyện Sa Pa, bao gồm: sách, báo, tạp chí về du lịch bằng
Tiếng Việt và Tiếng nước ngoài, văn bản pháp luật như Luật du lịch và báo
cáo của chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch tại Sa Pa, Lào Cai.
5.2. Phương pháp điền dã
Tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, quan sát địa bàn rất nhiều lần,
tuy nhiên điều tra và phỏng vấn chủ yếu được chia làm ba đợt:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top