kuron56

New Member

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu mô hình sbr phục vụ tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Lafimexco, Long An





 MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Trang

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trang

4. PHẠM VI ĐỀ TÀI Trang

5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Trang

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CƠ SỞ XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VIỆT NAM

1. LÝ THUYẾT CƠ SỞ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.1. Một Số Khái Niệm Cơ Bản Trang

1.2. Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Trang

1.3. Quá Trình Lắng Trang

1.4. Ứng Dụng Vi Sinh Vật Trong Xử Lý Nước Thải Trang

1.5. Quá Trình Bùn Hoạt Tính Trang

1.6. Quá Trình Loại Bỏ Nitrogen Trang

1.7. Phương Pháp Lấy Mẫu Và Phân Tích Chỉ Tiêu Trang

2. NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

2.1. Hiện Trạng Ngành Chế Biến Thủy Sản Trang

2.2. Vấn Đề Môi Trường Trong Ngành Chế Biến Thủy Sản Trang

2.3. Xử Lý Nước Thải Ngành Chế Biến Thuỷ Sản Trang

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TY LAFIMEXCO

1. TỔNG QUAN CÔNG TY LAFIMEXCO

1.1. Giới Thiệu Trang

1.2. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Trang

1.3. Sơ Đồ Tổ Chức Trang

1.4. Qui Trình Công Nghệ Sản Xuất Trang

2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG, CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

Môi Trường Không Khí





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhằm loại bỏ các hạt rắn lơ lửng phân tán, các chất vô cơ và hữu cơ tan bằng quá trình keo tụ kết hợp đông tụ và tuyển nổi. Quá trình loại các hạt keo rắn trong nước thải CBTS bằng lắng trọng lượng thì việc đầu tiên là phải trung hoà điện tích của chúng bằng quá trình đông tụ. Tiếp đến là liên kết chúng lại với nhau thành các hạt rắn lớn hơn bằng quá trình keo tụ. Phương pháp đông tụ tiến hành quá trình thô hoá các hạt phân tán và chất nhũ tương bằng các chất thêm vào gọi là chất đông tụ. Các chất đông tụ thường dùng là muối đơn hay hỗn hợp của chúng như Al2(SO4)3.18H2O; NaAlO2; Al2(OH)5Cl; KAl(SO4)2.12H2O; NH4Al(SO4)2.12H2O; Fe2(SO4)3.2H2O; Fe2(SO4)3.3H2O; FeSO4.7H2O và FeCl3. Ngoài ra có thể dùng các loại đất sét khác nhau các chất thải sản xuất chứa nhôm các hỗn hợp dung dịch tẩy rửa, xỉ chứa SiO2 làm chất đông tụ.
Liều lượng chất đông tụ tối ưu phụ thuộc vào nồng độ tạp chất rắn có trong nước thải và được xác định bằng thí nghiệm Jar- test. Để tăng cường quá trình lắng nhờ sự kết hợp các hạt lơ lửng lại với nhau tạo bông keo cần tiến hành quá trình keo tụ bằng cách thêm vào nước thải các hợp chất cao phân tử gọi là chất trợ đông tụ hay là chất keo tụ. Khi thực hiện quá trình keo tụ các hạt keo có trọng lượng lớn hơn có khả năng tách nhanh và hoàn toàn ra khỏi pha lỏng. Các chất keo tụ có nguồn gốc tự nhiên như Tinh bột, Xenlulo, Đextrin, Ester và Silic đioxít; đã hoạt hoá- silicagel (xSiO2.yH2O) hay được tổng hợp như poliacrilamit (PAA): [-CH2 –CH- CO – NH2]n. Chitozan và Alginat là những chất trợ đông tụ rất tốt.
-Các chất bẩn rắn khó lắng hay chất lỏng phân tán không tan như dầu mỡ được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp tuyển nổi. Phương pháp tuyển nổi được sử dụng như là một phương pháp xử lý nước thải CBTS có hiệu quả nhất để tách các chất lơ lửng khó tan và dầu mỡ động thực vật thủy sản (Đặc biệt trong chế biến cá Basa, cá Trích).
Quá trình tuyển nổi ngược với quá trình lắng và được áp dụng khi quá trình lắng xảy ra chậm hay khó thực hiện. Khi thực hiện quá trình tuyển nổi các hạt rắn lơ lửng trong pha lỏng sẽ kết dính với các bọt khí sẽ cùng nổi lên và được loại ra bằng thiết bị vớt bọt. Không khí được sục vào nước và tạo bọt theo nhiều cách khác nhau như tuyển nổi hoá học, tuyển nổi sinh học, tuyển nổi ion, tuyển nổi điện, tuyển nổi không khí, tuyển nổi chân không và tuyển nổi bằng không khí hoà tan(DAF). DAF là phương pháp thông dụng nhất hiện nay dùng để xử lý nước thải CBTS có thể thực hiện không tuần hoàn hay có tuần hoàn. DAF hoạt động tốt ở pH = 4,5- 6,0 và có thể khử được 90% lượng dầu. Với nước thải cá Ngừ, DAF có thể loại được 80% dầu và mỡ; 74,8% lượng chất rắn lơ lửng (Ertz và các cộng sự, 1977; Ilet, 1980). Các cơ sở CBTS có quy mô nhỏ là không phù hợp vì chi phí tương đối cao (Anon, 1986). Trong quá trình tuyển nổi có thể dùng thêm chất trợ đông tụ để tăng cường hiệu quả hệ thống. Hiệu quả phân riêng của quá trình tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí.
Phương pháp xử lý sinh học
Hình 14: Các phương pháp sinh học (kị khí và hiếu khí) xử lý nước thải[11]
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TY LAFIMEXCO
TỔNG QUAN CÔNG TY LAFIMEXCO
Giới Thiệu
Hình 15: Công ty cổ phần thuỷ sản và XNK Long An (Nguồn 6)
Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty
LAFIMEXCO là một doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Long An, tiền thân là một nhà máy đông lạnh trực thuộc Liên Hiệp Công Ty Thủy Sản Long An được khởi công xây dựng năm 1986, hoạt động dưới sự chỉ đạo của liên hiệp C.ty Thủy Hải Sản Long An, chủ yếu là tổ chức sản xuất các mặt hàng Đông Lanh (tôm, nghêu, sò, còi điệp)
Đến 1990 liên hiệp C.ty Thủy Hải Sản Long An phá sản, đơn vị duy nhất ngành Thủy Sản còn lại là nhà máy Đông Lạnh. Tháng 5/1991 UBND tỉnh Long An ra quyết định thành lập Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Long An trực thuộc sở Công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp từ nhà máy Đông Lạnh Long An.
Là nhà máy đi lên xí nghiệp khi công ty mẹ giải thể cùng với sự tác động khó khăn của nền kinh tế lúc bấy giờ nên Xí nghiệp bị khủng hoảng lớn ở nhiều lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, cán bộ quản lý, bộ máy tổ chứcgiai đoạn đầy gai go và thử thách, đòi hỏi xí nghiệp vừa phải giải quyết những khó khăn vừa phải tìm phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh hợp lý.
Năm 1995 UBND tỉnh Long An ra quyết định số 4689/UBQĐ ngày 14/08/1995 đổi tên xí nghiệp thành Cty Xuất Nhập Khẩu Long An chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu Thủy sản Đông Lạnh. Đến giai đoạn này công ty đã vượt qua phần nào những khó khăn trước đó, khẳng định vai trò chức năng, vị trí của mình đối với tỉnh nhà nói riêng cũng như nền kinh tế đất nước nói chung, dần tạo được uy tín trong và ngoài ngành, từng bước ổn định và chuyển hướng đi lên.
-Năm 1997, công ty hoạt động khá ổn định và hiệu quả, thu nhập lao động đều tăng lên, thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu nhà nước bàn giao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động (cả thường xuyên và mùa vụ)
Năm 1999 theo quyết định số 539/UBQĐ ngày 02/03/1999 của UBND tỉnh Long An, Công ty sáp nhập với C.Ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Long An.
Đến 01/08/2001 UBND tỉnh ra quyết định tách xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản Long An ra khỏi Cty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Long An và thành lập Công ty Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Long An và chính thức trở thành doanh nghiệp độc lập kể từ ngày 01/08/2001
Đến 05/06/2002 UBND tỉnh Long An ra quyết định số 2042/UBQĐ đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Và Xuất Nhập Khẩu Long An với tên giao dịch là LAFIMEXCO.
Sơ Đồ Tổ Chức
Hình 16: Sơ đồ tổ chức của công ty LAFIMEXCO
Qui Trình Công Nghệ Sản Xuất
Sơ đồ khối qui trình công ty
Hình 17: Sơ đồ khối qui trình công nghệ công ty LAFIMEXCO
Tiến hành quy trình
Nguyên liệu vận chuyển về công ty bằng xe bảo ôn, được ướp đá giữ nhiệt độ < 4 oC trong thùng cách nhiệt. Khi tiếp nhận nguyên liệu sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng (chất lượng, số lượng, nguồn gốc, phương pháp bảo quản); sau đó được rửa (nước < 5 oC) sơ bộ nhằm loại bỏ tạp chất, lượng nước đá, muối ướp khi vận chuyển cũng như loại bỏ lượng vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu.
Nguyên liệu chuyển qua công đoạn sơ chế (lặt đầu, bóc vỏ tôm), loại bỏ nguyên liệu không đạt chất lượng. Sau khi sơ chế sẽ bỏ vào khay nước lạnh (< 5 oC, rửa lần 1), khay nào đầy sẽ được chuyển qua giai đoạn phân cỡ loại để tiến hành phân hạng, cỡ, chủng loại
Đối vơi loại tôm thịt nhỏ (thường là loại này), sau khi phân cỡ được tiến hành rút tim, xé lưng hay lựa tạp chất (nước < 5 oC được thay liên tục trong quá trình này). Tiếp theo là rửa lại để loại bỏ tạp chất, chất bẩn..nước rửa sử dụng có pha chlorine 5-10 ppm, sau đó để ráo cho chính xác trọng lượng khi lên khuôn.
Tiếp theo là cân theo qui định cho từng cỡ, loại..quá trình cân tiến hành như sau: cân trọng lượng - gắn thẻ cỡ - cho tôm vào khuôn - chuyển nhanh vào giai đoạn xếp khuôn. Xếp khuôn để tiến hành lựa tạp chất và xếp tôm vào khuôn theo đúng qui định cách xếp cho từng cỡ, sau khi xong châm nước khuôn lần 1 bằng nước đá < 4 oC .
Tôm chuyển nhanh sang giai đoạn cấp đông để làm lạnh đông nhanh giúp khống chế hoạt động và phát triển của vi sinh vật, cấp đông tiến hành theo các bước: vận hành thiết bị cấp đông trước để tuyết bám các tấm lắc, châm nước lần 2 vào khuôn cho đầy, đậy nắp truyền nhiệt, cho khuôn tôm vào đóng cửa tủ và tiến hành cấp đông (nhiệt độ < -40 0C, thời gian khoảng 4 h).
Kiểm tra nhiệt độ trung tâm block tôm đạt < -18 oC, đưa tôm ra tủ đông và chuyển sang tách khuôn (thời gian 5-10 giây), và tiến hành mạ băng ngay, tạo nên lớp băng mỏng bao phủ bên ngoài block tôm nhằm tăng giá trị cảm quan, hạn chế xâm nhập của vi sinh vật, oxi hóa dầu cũng như bay hơi nước, ngoài ra giúp cho block tôm tránh hiện tượng cháy lạnh, rổ mặt băng, gai đá.
Đến giai đoạn gói PE và hàn miệng để cách ly sản phẩm với tác nhân lây nhiễm vào sản phẩm, tiếp đến là rà kim loại bằng thiết bị tự động, khi sản phầm có kim loại thì máy sẽ dừng lại và phát tín hiệu khi đó tách riêng sản phẩm để kiểm tra và tái chế, nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Sau khi rà kim loại sản phẩm sẽ được cho vào thùng carton (6 block tôm/thùng), ghi các thông số cần thiết, dán băng keo và nẹp dây. Cuối cùng đưa vào kho lưu trữ đông để bảo quản.
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG, CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Môi Trường Không Khí
Hiện trạng
Phòng làm việc và xưởng sản xuất được thiết kế rộng, thoáng đủ ánh sáng cho các họat động. Ưùng với loại hình sản xuất của công ty sẽ không thải bụi, khói ra ngoài môi trường.
Nhiệt độ
Bảng 10: Kết quả đo kiểm tra nhiệt độ các khu vực làm việc (ngày 11/04/2000 do trung tâm Y tế dự phòng Long An)
STT
Vị trí
Kết quả (oC)
Tiêu chuẩn(oC)
1
Máy nén cấp đông
29,7
20-32
2
Xếp khuôn
28,2
3
Phân cỡ I
28,3
4
Phân cỡ II
26,9
5
Khu chế biến
27,4
6
Khu nước đá
29,2
Độ ẩm
Bảng 11: Kết quả đo kiểm tra độ ẩm các khu vực làm việc (ngày 11/04/2000 do trung tâm Y tế dự phòng Long An)
STT
Vị trí
Kết quả (%)
Tiêu chuẩn(%)
1
Máy nén cấp đông
90
<80
2
Xếp khuôn
97,3
3
Phân cỡ I
...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình xe ô tô thân vỏ bằng vật liệu composite Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu chế tạo mô hình gạt nước tự động Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top