katty2012000

New Member

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu mạng NGN và dịch vụ trên NGN của VNPT





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN 1
1.1. Giới thiệu chương 1
1.2. Khái quát chung về mạng viễn thông hiện tại 1
1.2.1. Khái niệm về mạng viễn thông 1
1.2.2. Các đặc điểm của mạng viễn thông hiện nay 3
1.2.3. Những hạn chế của mạng viễn thông hiện nay 4
1.3. Xu hướng phát triển của mạng viễn thông và dịch vụ 6
1.4. Điều cần quan tâm khi phát triển NGN 7
1.5. Định nghĩa mạng NGN 9
1.6. Đặc điểm của mạng NGN . 10
1.7. Một số yêu cầu đối với NGN 11
1.8. Kết luận chương 13
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC MẠNG NGN 14
2.1. Giới thiệu chương 14
2.2. Mô hình NGN của một số hãng và tổ chức quốc tế 14
2.2.1. Mô hình NGN của ITU 14
2.2.2. Mô hình NGN của Alcatel 15
2.2.3. Mô hình NGN của Ericsson 16
2.2.4. Mô hình NGN của Siemens 17
2.3. Nguyên tắc tổ chức mạng NGN 18
2.4. Cấu trúc chức năng của mạng NGN 20
2.4.1. Mô hình phân lớp chức năng của mạng NGN 20
2.4.2. Phân tích cấu trúc tổng quan mạng NGN 21
2.4.2.1. Lớp truyền dẫn và truy nhập 22
2.4.2.2. Lớp truyền thông 23
2.4.2.3. Lớp điều khiển 24
2.4.2.4. Lớp ứng dụng 25
2.4.2.5. Lớp quản lý 25
2.5. Cấu trúc vật lý mạng NGN 26
2.5.1. Cấu trúc vật lý 26
2.5.2. Media Gateway (MG) 26
2.5.3. Media Gateway Controler (MGC) 27
2.5.4. Signaling Gateway (SG) 28
2.5.5. Media Server (MS) 28
2.5.6. Application Server (Feature Server ) 29
2.6. Các công nghệ làm nền tảng cho NGN 29
2.6.1.Giao thức IP 30
2.6.2. ATM 31
2.6.3. IP over ATM 32
2.6.4. MPLS 32
2.7. Kết luận chương 33
CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH MỀM TRONG MẠNG
NGN 34
3.1. Giới thiệu chương 34
3.2. Khái quát chung 34
3.2.1. Hoạt động của mạng PSTN 35
3.2.2. Nhược điểm của chuyển mạch kênh 36
3.2.3. Ưu điểm của chuyển mạch mềm 36
3.2.4. Sự ra đời của chuyển mạch mềm 38
3.3. Khái niệm về chuyển mạch mềm 39
3.4. Vị trí của chuyển mạch mềm 40
3.5. Thành phần chính của chuyển mạch mềm 41
3.6. Khái quát hoạt động của chuyển mạch mềm 43
3.7. Kết luận chương 44
CHƯƠNG 4: DỊCH VỤ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ TRONG MẠNG NGN 45
4.1. Giới thiệu chương 45
4.2. Nhu cầu NGN đối với các nhà cung cấp dịch vụ 45
4.3. Yêu cầu của khách hàng 47
4.4. Các dịch vụ ứng dụng trong NGN 47
4.4.1. Xu hướng các dịch vụ trong tương lai 47
4.4.2. Các đặc trưng của dịch vụ NGN 48
4.4.3.Các dịch vụ chính trong mạng NGN 50
4.5. Bảo mật 54
4.6. Chất lượng dịch vụ 57
4.7. Kết luận chương 59
CHƯƠNG 5: TRIỂN KHAI NGN VÀO MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT
NAM 60
5.1. Giới thiệu chương 60
5.2. Sơ lược mạng viễn thông Việt Nam 60
5.2.1. Cấu trúc mạng 60
5.2.1.1. Mạng chuyển mạch 60
5.2.1.2. Mạng truy nhập 61
5.2.1.3. Mạng truyền dẫn 61
5.2.1.4. Các mạng chức năng 63
5.2.2. Các nhà cung cấp dịch vụ 64
5.3. Sự cần thiết phải thay đổi công nghệ mạng 64
5.4. Mục tiêu và yêu cầu 66
5.5. Định hướng phát triển mạng viễn thông của VNPT tới năm 2010 69
5.5.1. Nguyên tắc tổ chức NGN của VNPT 69
5.5.1.1. Phân vùng lưu lượng 69
5.5.1.2. Tổ chức lớp ứng dụng và dịch vụ 69
5.5.1.3. Tổ chức lớp điều khiển 70
5.5.1.4. Tổ chức lớp truyền tải 71
5.5.1.5. Tổ chức lớp truy nhập 73
5.5.2. Kết nối NGN với các mạng hiện tại 74
5.5.3. Lộ trình chuyển đổi lên NGN 77
5.5.3.1. Giai đoạn 2001-2005 78
5.5.3.2. Giai đoạn 2006-2010 80
5.6. Tình hình triển khai NGN tại Việt Nam của VNPT 83
5.6.1. Giải pháp NGN triển khai tại VNPT 83
5.6.2. Thực tế triển khai NGN tại VNPT 85
5.6.3. Các dịch vụ chủ yếu trên nền mạng NGN 90
5.7. Kết luận chương 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệm về chuyển mạch mềm
Hiện nay, có nhiều khái niệm về chuyển mạch mềm, tùy thuộc vào từng hãng viễn thông khác nhau, chẳng hạn như hãng Mobile IN, Nortel, CopperCom…
Nhưng thực chất của khái niệm chuyển mạch mềm chính là phần mềm thực hiện chức năng xử lý cuộc gọi trong hệ thống chuyển mạch có khả năng chuyển tải nhiều loại thông tin với các giao thức khác nhau. Trong đó, chức năng xử lý cuộc gọi bao gồm định tuyến cuộc gọi và quản lý, xác định và thực thi các đặc tính cuộc gọi.
Hình 3.3: Cấu trúc của chuyển mạch mềm
Theo thuật ngữ chuyển mạch mềm thì chức năng chuyển mạch vật lý được thực hiện bởi cổng phương tiện Media Gateway (MG), còn xử lý cuộc gọi là chức năng của bộ điều khiển cổng phương tiện Media Gateway Controller (MGC).
Việc tách riêng chức năng xử lý cuộc gọi khỏi chức năng chuyển mạch vật lý là một giải pháp tốt, bởi vì:
- Có một giải pháp phần mềm chung đối với việc xử lý cuộc gọi. Phần mềm này được cài đặt trên nhiều loại mạng khác nhau, bao gồm cả mạng chuyển mạch kênh và gói (áp dụng được với các dạng gói và môi trường truyền dẫn khác nhau).
- Là động lực cho các hệ điều hành, các môi trường máy tính chuẩn, tiết kiệm đáng kể trong việc phát triển và ứng dụng các phần mềm xử lý cuộc gọi.
- Cho phép các phần mềm thông minh của các nhà cung cấp dịch vụ điều khiển từ xa thiết bị chuyển mạch đặt tại trụ sở của khách hàng, một yếu tố quan trọng trong việc khai thác tiềm năng của mạng trong tương lai.
3.4. Vị trí của chuyển mạch mềm
Do có chức năng là xử lý cuộc gọi nên vị trí tương ứng của Softswitch trong mô hình phân lớp chức năng của NGN là lớp điều khiển cuộc gọi và báo hiệu. Và các thực thể chức năng của Softswitch là MGC-F ( Media Gateway Control Function), CA-F (Call Agent Function), IW-F (Interworking Function), R-F (Routing Function), và A-F (Accounting Function).
Hình 3.4: Vị trí của chuyển mạch mềm
3.5. Thành phần chính của chuyển mạch mềm
Thành phần chính của chuyển mạch mềm là bộ điều khiển cổng thiết bị Media Gateway Controller (MGC). Bên cạnh đó còn có các thành phần khác hỗ trợ hoạt động như: SG (Signaling Gateway), MG (Media Gateway), MS (Media Server), AS (Application Server)/FS (Feature Server).
Trong đó, MG là thành phần nằm trên lớp truyền thông, SG là thành phần nằm ở trên cùng với lớp MGC. MS và AS/FS nằm trên lớp dịch vụ.
Cách kết nối các thành phần chính của chuyển mạch mềm được thể hiện trên hình 3.5. Trên hình 3.5, các thiết bị thuộc mạng IP là các router, các chuyển mạch thuộc mạng backbone để truyền tải các gói tin đi. Trong khi đó mạng không IP là mạng có thiết bị đầu cuối không phải thuộc mạng IP và các mạng vô tuyến không dây. Các thiết bi đầu cuối không thuộc mạng IP: thiết bị đầu cuối ISDN, IAD cho mạng DSL…
Hình 3.5: Kết nối MGC với các thành phần khác của NGN
Một MGC có thể quản lý nhiều MG. Hình trên chỉ minh họa 1 MGC quản lý 1 MG. Và một MG có thể nối đến nhiều loại mạng khác nhau.
Media Gateway Controller: MGC là thành phần chính của chuyển mạch mềm, và cũng thường được gọi là Softswitch, hay Call Agent.
Các chức năng chính của MGC:
- Điều khiển cuộc gọi, duy trì trạng thái của mỗi cuộc gọi trên một MG.
- Điều khiển và hỗ trợ hoạt động của MG, SG.
- Trao đổi các bản tin cơ bản giữa 2 MG-F.
- Xử lý bản tin SS7 (khi sử dụng SIGTRAN).
- Xử lý bản tin liên quan QoS.
- Phát hay nhận bản tin báo hiệu.
- Định tuyến (bao gồm bảng định tuyến, phân tích số và dịch vụ số).
- Tương tác với AS-F để cung cấp dịch vụ hay đặc tính cho người sử dụng.
- Có thể quản lý các tài nguyên mạng.
Các giao thức MGC có thể sử dụng:
- Để thiết lập cuộc gọi: H.232, SIP.
- Điều khiển MG: MGCP, Megaco/H.248.
- Điều khiển SG: SIGTRAN (SS7).
- Để truyền thông tin: RTP, RTCP.
3.6. Khái quát hoạt động của chuyển mạch mềm
Ở đây, ta xét trường hợp thuê bao gọi đi là một thuê bao thuộc mạng cung cấp dịch vụ truyền thống PSTN. Các trường hợp khác thì hoạt động của chuyển mạch mềm cũng tương tự.
Hoạt động của phần mềm này bao gồm các bước sau:
1- Khi có một thuê bao nhấc máy (thuộc PSTN) và chuẩn bị thực hiện cuộc gọi thì tổng đài nội hạt quản lý thuê bao đó sẽ nhận biết trạng thái off-hook của thuê bao. Và SG nối với tổng đài này thông qua mạng SS7 cũng nhận biết được trạng thái mới của thuê bao.
2- SG sẽ báo cho MGC trực tiếp quản lý mình thông qua CA-F đồng thời cung cấp tín hiệu dial-tone cho thuê bao. Ta gọi MGC này là caller-MGC.
3- Caller-MGC gởi yêu cầu tạo kết nối đến MG nối với tổng đài nội hạt ban đầu nhờ MGC-F.
4- Các số do thuê bao nhấn sẽ được SG thu thập và chuyển tới caller-MGC.
5- Caller-MGC sử dụng những số này để quyết định công việc tiếp theo sẽ thực hiện. Các số này sẽ được chuyển tới chức năng R-F và R-F sử dụng thông tin lưu trữ của các server để có thể định tuyến cuộc gọi. Trường hợp đầu cuối đích cùng loại với đầu cuối gọi đi (nghĩa là đầu cuối đích cũng là một thuê bao của PSTN): nếu thuê bao bị gọi cũng thuộc sự quản lý của caller-MGC thì thực hiện bước 7. Nếu thuê bao này thuộc sự quản lý của một MGC khác thì thực hiện bước 6. Còn nếu thuê bao này là một đầu cuối khác loại thì MGC sẽ đồng thời kích hoạt chức năng IW-F để khởi động bộ điều khiển tương ứng và chuyển cuộc gọi đi. Lúc này thông tin báo hiệu sẽ do một loại Gateway khác xử lý. Và quá trình truyền thông tin báo hiệu sẽ diễn ra tương tự như kết nối giữa 2 thuê bao thoại thông thường.
6- Caller-MGC sẽ gởi yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến một MGC khác. Nếu chưa đến đúng MGC của thuê bao bị gọi (ta gọi là callee-MGC) thì MGC này sẽ tiếp tục chuyển yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến MGC khác cho đến khi đến đúng callee-MGC. Trong quá trình này, các MGC trung gian luôn phản hồi lại MGC đã gởi yêu cầu đến nó. Các công việc này được thực hiện bởi CA-F.
7- Callee-MGC gởi yêu cầu tạo kết nối với MG nối với tổng đài nội hạt của thuê bao bị gọi (callee-MG).
8- Đồng thời caller-MGC gởi thông tin đến calle-SG, thông qua mạng SS7 sẽ làm rung chuông thuê bao bị gọi.
9- Khi callee-SG nhận được bản tin báo trạng thái của thuê bao bị gọi (giả sử là rỗi) thì nó sẽ gởi ngược thông tin này trở về callee-MGC.
10- Và callee-MGC sẽ phản hồi về MGC để báo mình đang liên lạc với người được gọi.
11- Callee-MGC gởi thông tin để cung cấp tín hiệu ring back tone cho caller-MGC, qua caller-SG đến người gọi.
12- Khi thuê bao bị gọi nhấc máy thì quá trình thông báo tương tự các bước trên xảy ra: qua nút báo hiệu số 7, thông tin nhấc máy qua callee-SG đến callee-MGC, rồi đến caller-MGC, qua caller-SG rồi đến thuê bao thực hiện cuộc gọi.
13- Kết nối giữa thuê bao gọi đi và thuê bao bị gọi được hình thành thông qua caller-MG và callee-MG.
14- Khi chấm dứt cuộc gọi thì quá trình sẽ diễn ra tương tự như lúc thiết lập.
3.7. Kết luận chương
Với sự ra đời của chuyển mạch mềm đã làm cho việc thực hiện chuyển mạch được linh hoạt, không còn phụ thuộc vào phần cứng của tổng đài.
CHƯƠNG 4
DỊCH VỤ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ TRONG MẠNG NGN
4.1. Giới thiệu chương
Mạng t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top