daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng khi
góp mặt vào danh sách những quốc gia có tốc độ tăng trưởng điện
thoại thông minh nhanh trên thế giới. Số liệu vừa được hãng nghiên
cứu thị trường CFK công bố cho thấy, Việt Nam trở thành quốc gia
có lượng điện thoại thông minh tiêu thụ tăng nhanh nhất Đông Nam
Á và đứng thứ hai thế giới. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2013, tốc độ
tăng trưởng của thị trường này ở Việt Nam là 156% so với cùng kỳ
năm ngoái. Với khoảng 70% người dùng điện thoại chưa chuyển
sang điện thoại thông minh, thị trường Việt Nam đang ứng trước cơ
hội phát triển lớn, trở thành đích ngắm của các nhà sản xuất điện
thoại thông minh hàng đầu thế giới như Samsung, Apple, LG, Sony,
HTC... Câu hỏi đặt ra là vì sao thị phần điện thoại thông minh tại
Việt Nam lại có mức tăng trưởng nhanh như vậy. Từ đó, đưa ra các
chính sách nhằm nâng cao thị phần của các hãng điện thoại thông
minh tại Việt Nam hơn nữa. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông
minh tại thành phố Đà Nẵng ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp cơ sở lý luận về hành vi mua điện thoại thông
minh.
- Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
điện thoại thông minh.
- Hiệu lực hóa thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua điện thoại thông minh cho phù hợp với bối cảnh Đà Nẵng.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến ý định
mua điện thoại thông minh.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số chính sách
nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của các hãng điện thoại thông minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố thương hiệu, sự phụ thuộc, chức năng sản phẩm,
sự tiện lợi, giá, ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đến ý định mua điện
thoại thông minh hay không?
- Sự tác động của các yếu tố đến ý định mua điện thoại thông
minh của những người tiêu dùng có giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,
thu nhập khác nhau thì có khác nhau hay không?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua điện thoại thông minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+Về nội dung: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua điện thoại thông minh
+Về không gian: thành phố Đà Nẵng
+Về thời gian: từ tháng 05/2014 đến tháng 11/2014
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng
- Nghiên cứu định tính: thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
qua các nghiên cứu liên quan, các bài báo và thông tin đáng tin cậy
nhằm xác định mô hình và các biến số đo lường cho phù hợp với bối
cảnh nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI MUA ĐIỆN THOẠI
THÔNG MINH
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀNH VI MUA CỦA KHÁCH
HÀNG
1.1.1. Khái niệm
- Theo Engal, Blackwell & Miniard (2006), hành vi khách
hàng là những hành động liên quan trực tiếp đến việc có được, tiêu
dùng và xử lý thải bỏ những hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các quá
trình quyết định trước và sau những hành động này.
- Theo Schiffman & Kanuk (1997), hành vi khách hàng là
toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao
đổi sản phẩm, bao gồm : điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử
lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Theo Loudon & Bitta (1993), hành vi khách hàng là quá
trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh
giá, mua sắm, sử dụng hay loại bỏ những hàng hóa, dịch vụ.
1.1.2. Tiến trình mua của khách hàng
Theo Philip Kotler (1999), tiến trình mua của khách hàng trải
qua 5 bước đó là: Nhận thức vấn đề → Tìm kiếm thông tin → Đánh
giá các lựa chọn → Quyết định mua → Hành vi sau khi mua.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách
hàng
Hệ thống các yếu tố dẫn tới quyết định mua sắm của người
tiêu dùng qua mô hình sau:
thích bởi các ý định để thực hiện hành vi đó. Nhân tố thứ ba mà
Ajzen đánh giá là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố nhận
thức kiểm soát hành vi.
1.2.3. Thuyết về mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Mô hình TAM được sử dụng để giải thích và đoán về sự
chấp nhận và sử dụng sản phẩm công nghệ. Mô hình gồm 5 biến
chính là biến bên ngoài, lợi ích cảm nhận, dễ sử dụng cảm nhận, thái
độ sử dụng, ý định mua. Trong đó, hai yếu tố cơ bản của mô hình là
lợi ích cảm nhận và dễ sử dụng cảm nhận.
1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH KHẢO CỨU VỀ HÀNH VI MUA
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
1.3.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua điện thoại thông minh (Silaban và cộng sự, 2014)
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố cá
nhân ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại thông minh Samsung
tại Manoda đó là tuổi tác, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, tính
cách cá nhân.
Sau khi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết quả như sau: các
nhóm nhân tố đều có hệ số tin cậy Cronbach Alpha từ 0.774 trở lên
và yếu tố cá nhân có tác động tích cực đến quyết định mua là hoàn
cảnh kinh tế, phong cách sống, tính cách cá nhân, trong đó tính cách
cá nhân có sự tác động nhiều nhất và tuổi tác thì không ảnh hưởng.
1.3.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định mua điện thoại thông minh (Lay-Yee và cộng sự, 2013)
Mục tiêu nghiên cứu này là nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh là thương hiệu, sự tiện
lợi, sự phụ thuộc, giá, chức năng sản phẩm và ảnh hưởng xã hội.
Sau khi nghiên cứu, tác giả kết luận các yếu tố đều tác động
tích cực đến ý định mua, trong đó tác động nhiều nhất là chức năng
sản phẩm, tiếp theo là sự tiện lợi, thương hiệu, sự phụ thuộc, ảnh
hưởng xã hội và giá.
1.3.3. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua điện thoại thông minh (Lee và cộng sự, 2012)
Tác giả dựa trên mô hình TAM để đề xuất mô hình nghiên
cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng xã hội, sự
giải trí, chức năng sản phẩm, sự phức tạp, lợi ích cảm nhận, dễ sử
dụng cảm nhận đến ý định mua điện thoại thông minh.
Sau khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện
thoại thông minh, tác giả đã kết luận các thang đo được coi là đáng tin
cậy với hệ số Alpha Cronbach cao (từ 0.752 đến 0.915). Đồng thời, tác
giả đã chứng minh được rằng sự giải trí, sự phức tạp có ảnh hưởng tích
cực đến dễ sử dụng cảm nhận; chức năng sản phẩm, dễ sử dụng cảm
nhận tác động thuận chiều đến lợi ích cảm nhận; dễ sử dụng cảm nhận
tác động thuận chiều đến ý định mua.
1.3.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua điện thoại thông minh (Qun và cộng sự, 2012)
Nghiên cứu này nhằm mục đích là kiểm tra bốn yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh, cụ thể là sự tiến bộ (so
với sản phẩm thay thế hay cạnh tranh), giá cả, ảnh hưởng xã hội, sự
tương thích.
Sau khi nghiên cứu, tác giả đã kết luận các thang đo được coi
là đáng tin cậy với hệ số Alpha Cronbach là từ 0,7 trở lên. Đồng thời,
tác giả đã chỉ ra có 3 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại
thông minh là ảnh hưởng xã hội, sự tương thích, giá, trong đó sự
tương thích có tác động đáng kể nhất.
1.3.5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua điện thoại thông minh (Jongepier, 2011)

Mục đích của nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố lợi ích cảm nhận, sự giải trí, dễ sử dụng cảm nhận, ảnh hƣởng xã hội, sự e sợ (an ninh và riêng tƣ) đến ý định mua điện thoại thông minh.

Tác giả dựa trên mô hình TAM kết hợp các yếu tố sự giải trí, ảnh hƣởng xã hội, sự e sợ (an ninh và riêng tƣ) đã đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua điện thoại thông minh nhƣ sau:

Sự e sợ Ảnh hƣởng xã hội Lợi ích cảm nhận
Ý

định
mua

Dễ sử dụng cảm nhận Sự giải trí





Hình 1.10. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua điện thoại thông minh (Jongepier, 2011)

29


- Sự e sợ (an ninh và riêng tƣ):

Mối quan tâm của ngƣời sử dụng về các vấn đề an ninh và sự riêng tƣ liên quan đến việc dùng điện thoại thông minh.

* Thang đo sự e sợ (an ninh và riêng tƣ) đƣợc đo bằng các chỉ báo:

+ Thoải mái dùng điện thoại thông minh để lƣu trữ thông tin cá nhân

+ Tin rằng dữ liệu và thông tin cá nhân đƣợc đảm bảo trong điện thoại

thông minh

+ e sợ sự riêng tƣ bị ảnh hƣởng bởi việc dùng điện thoại thông minh

- Ảnh hƣởng xã hội:

* Thang đo ảnh hƣởng xã hội đƣợc đo bằng các chỉ báo:

+ Dùng điện thoại thông minh sẽ thể hiện địa vị xã hội

+ Ngƣời mà dùng điện thông minh sẽ thể hiện đƣợc sự uy tín hơn là ngƣời không dùng nó

+ Lời khuyên của mọi ngƣời xung quanh ảnh hƣởng đến ý định mua điện thoại thông minh

- Lợi ích cảm nhận:

Lợi ích cảm nhận đƣợc định nghĩa là cách mà ngƣời tiêu dùng tin rằng điện thoại thông minh có thể đƣợc tích hợp vào các hoạt động hàng ngày của họ. Nhƣ vậy, nó liên quan đến mức độ mà một khách hàng tiềm năng tin rằng một điện thoại thông minh cho phép họ cảm giác hiệu quả hơn và họ tin rằng việc sử dụng một thiết bị nhƣ vậy sẽ đƣợc thuận tiện.

* Thang đo lợi ích cảm nhận đƣợc đo bằng các chỉ báo:

+ Dùng điện thoại thông minh giúp tui có thể hoàn thành các công việc nhanh hơn

+ Dùng điện thoại thông minh sẽ làm tui có năng lực hơn

+ Dùng điện thoại thông minh sẽ làm cho cuộc sống của tui dễ dàng

- Sự giải trí:

30


Đề cập đến mức độ mà một ngƣời sử dụng điện thoại thông minh để đƣợc vui vẻ.

* Thang đo sự giải trí đƣợc đo bằng các chỉ báo:

+ Dùng điện thoại thông minh, cảm giác thích thú

+ Dùng điện thoại thông minh, cảm giác đƣợc thƣ giãn

+ Dùng điện thoại thông minh, muốn khám phá nhiều thiết bị hơn nữa

- Dễ sử dụng cảm nhận:

Có thể đƣợc mô tả nhƣ là mức độ mà ngƣời dùng sẽ thấy dễ dàng sử dụng mà không có nhiều nỗ lực trí óc.

* Thang đo dễ sử dụng cảm nhận đƣợc đo bằng các chỉ báo: + Kiến thức về chức năng điện thoại thông minh là dễ hiểu + Sử dụng điện thoại thông minh đòi hỏi ít sự nỗ lực trí óc + Việc sử dụng điện thoại thông minh là dễ dàng

Sau khi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết luận các thang đo đều đáng tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha cao (từ 0.7 đến 0.79). Đồng thời, tác giả đã chứng minh được rằng: sự e sợ (sig = 0.014, β = 0.29) có tác động tích cực đến ảnh hưởng xã hội; ảnh hưởng xã hội tác động thuận chiều đến lợi ích cảm nhận; ảnh hưởng xã hội (sig = 0.022, β = 0.27), dễ sử dụng cảm nhận (sig = 0.009, β = 0.31) có ảnh hưởng tích cực đến sự giải trí; lợi ích cảm nhận (sig = 0.005, β = 0.32), sự giải trí (sig = 0.009, β = 0.3) có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua.

Qua một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua điện thoại thông minh nhƣ trên, chúng ta có thể tóm tắt những nhân tố mà các tác giả nghiên cứu tác động chủ yếu đến ý định mua điện thoại thông minh của khách hàng là :
- Do hạn chế về điều kiện nghiên cứu nhƣ thời gian, chi phí…nên nghiên cứu chỉ tập trung thực hiện trong phạm vi thành phố Đà Nẵng, đây là trung tâm kinh tế của miền Trung – Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc thực hiện khảo sát trên địa bàn này sẽ không phản ánh chính xác cho toàn bộ nƣớc Việt Nam. Nếu phạm vi khảo sát đƣợc tiến hành mở rộng trên phạm vi cả nƣớc thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính khái quát hơn. Đây là một hƣớng đi cho nghiên cứu tiếp theo.

- Phần nghiên cứu định lƣợng, đã thực hiện điều tra với các đối tƣợng sử dụng điện thoại thông minh. Mặc dù, đã rất cố gắng trong việc thuyết phục đáp viên song không tránh khỏi hiện tƣợng đáp viên không trung thực, không

khách quan.

- Nghiên cứu chỉ tập trung vào khảo sát 6 yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua điện thoại thông minh. Nghiên cứu cần bổ sung các yếu tố nhƣ thái độ nhân viên, dịch vụ sau khi bán hàng…vào mô hình để xác định có sự tƣơng quan giữa những yếu tố này đến ý định mua điện thông minh của khách hàng

hay không.

80


KẾT LUẬN



Đề tài nghiên cứu đã trình bày tổng quát cơ sở lý luận về hành vi mua điện thoại thông minh và các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua điện thoại thông minh.Tác giả dựa vào cơ sở lý luận và các nghiên cứu đã có về sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến hành vi mua điện thoại thông minh để đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài và tiến hành nghiên cứu định lƣợng.

Kết quả nghiên cứu định lƣợng cho thấy các yếu tố thƣơng hiệu, sự phụ thuộc, chức năng sản phẩm, giá, ảnh hƣởng xã hội ảnh hƣởng tích cực đến ý định mua điện thoại thông minh. Từ kết quả này tác giả đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của các hãng điện thoại thông minh.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do hạn chế về thời gian và kiến thức của bản thân tác giả, việc chọn mẫu trong nghiên cứu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, khả năng tổng quát hóa sẽ không cao và mẫu nghiên cứu chƣa thể khái quát đƣợc toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của đọc giả để đề tài có thể hoàn thiện hơn.



- Các yếu tố cá nhân

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Bản đầy đủ

Bản tóm tắt
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top