saobang_no01

New Member
Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng khu công nghiệp Tân Bình thành khu công nghiệp thân thiện môi trường

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà.
Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường”(nước thải, chất thải rắn, khí thải…) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải).
Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Theo các nhà sinh thái công nghiệp, có thể khắc phục điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của một khâu khác. Đây là sự cộng sinh công nghiệp hay nói cách khác khu công nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai.
Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến sự phát triển khu công nghiệp bền vững, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng khu công nghiệp Tân Bình thành khu công nghiệp thân thiện môi trường” là rất cần thiết.
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chủ yếu của đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng KCN Tân Bình thành KCN TTMT” là tìm kiếm các giải pháp công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và quản lý KCN nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, giảm thiểu chất thải, tái sinh, tái chế chất thải hướng đến nền sinh thái công nghiệp bền vững.
1.3 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/10/2007 đến ngày 22/12/2007 và được áp dụng cho KCN Tân Bình – TP.HCM.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Thực trạng sản xuất, kinh doanh, hiện trạng môi trường và quản lý môi trường tại KCN, các nguồn phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:
 Xác định loại hình hiện tại của KCN Tân Bình.
 Hiện trạng môi trường trong KCN Tân Bình.
 Xác định các hệ thống tiêu chí để xây dựng KCN TB thành KCN TTMT.
 Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và QLMT để áp dụng cho KCN TB.
 Đánh giá triển vọng của mô hình.
 Xác định các lợi ích kinh tế – kỹ thuật – xã hội – môi trường mà KCN Tân Bình sẽ mang lại.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chủ yếu được áp dụng để thực hiện đề tài này là:
 Phương pháp tổng hợp số liệu: Thừa kế thông tin và số liệu từ các nhà khoa học, các cơ quan môi trường, trung tâm nghiên cứu…
 Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường và sản xuất của KCN.
 Phương pháp đánh giá nhanh: Đánh giá diễn biến của thị trường trao đổi chất thải, khả năng hoạt động và những hiệu quả cơ bản mà thị trường mang lại.
 Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm: Phân tích và kiểm kê nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra( sản phẩm và chất thải).
 Phương pháp phân tích hệ thống .
 Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường, ban quản lý KCN.
 Phương pháp đánh giá tác động môi trường trong suốt quá trình sản xuất.
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học và dựa trên các cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đã được thực hiện. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các KCN hiện hữu.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay, đồng thời giảm bớt được chi phí xử lý cuối đường ống, tiết kiệm ngân sách của nhà nước.
Đề tài còn góp phần vào công tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến nền công nghiệp sinh thái bền vững.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
2.1 ĐỊNH NGHĨA
Định nghĩa chung tổng hợp và đầy đủ về mô hình KCN TTMT như sau :
“KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN TTMT, hay là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, có hệ thống QLMT tiên tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước, có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và công nghiệp nhằm bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế – môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng”
hay có thể định nghĩa ngắn gọn về mô hình KCN TTMT như sau :
“KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng doanh nghiệp và tổng thể KCN thành KCN TTMT hay là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững và đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu phát triển bền vững.”
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Nguyên tắc cơ bản của một KCN TTMT là “KCN có thể thực hiện được những việc mà từng doanh nghiệp riêng lẻ không thể thực hiện được. Hiệu quả môi trường và kinh tế mà KCN mang lại lớn hơn gấp nhiều lần so với tổng hiệu quả đạt được của từng doanh nghiệp”. Khác với một KCN truyền thống, KCN TTMT có những đặc điểm sau:
 Giảm các tác động đến môi trường nhờ thay thế các nguyên vật liệu có tính độc hại bằng các nguyên vật liệu ít có tính độc hại hơn, trao đổi nguyên vật liệu và xử lý tập trung chất thải.
 Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất thông qua việc thiết kế và xây dựng hợp lý, cùng tạo ra năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái sinh.
 Bảo tồn nguyên vật liệu nhờ xây dựng và vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất một cách hiệu quả và tăng đến mức tối đa viêc áp dụng các giải pháp tái sử dụng, tái sinh và tái chế.
 Thiết lập mối liên kết( hay mạng lưới) giữa các doanh nghiệp với các nhà cung cấp và khách hàng trên một quy mô của môt khu vực, một vùng mà ở đó KCN TTMT đang được hình thành và phát triển.
 Liên tục cải thiện chất lượng môi trường của từng doanh nghiệp và của cả khu công nghiệp.
 Thiết lập hệ thống các quy định có tính linh động và khuyến khích doanh nghiệp tham gia và đạt mục tiêu đặt ra của KCN TTMT.
 Sử dụng công cụ kinh tế nhằm giảm thiểu sự phát sinh chất thải và ô nhiễm.
 Sử dụng hệ thống quản lý thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khép kín càng nhiều càng tốt dòng vật chất và năng lượng trong KCN TTMT.
 Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên về chiến lược mới, công cụ và công nghệ để cải thiện hệ thống.
 Định hướng thị trường để thu hút các nhà đầu tư thuộc loại hình CN và dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển KCN TTMT đã hoạch định ban đầu.
2.3 TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Từ định nghĩa trên đây, có thể xác định các tính chất đặc trưng chính của mô hình KCN TTMT như sau :
 KCN TTMT là KCN cổ điển cũ được chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT theo chiến lược trình tự và từng bước nhằm đạt được các tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao từ phân loại KCN TTMT bậc 1 đến phân loại KCN sinh thái. Trong đó, quy mô chuyển đổi có thể bao gồm: Quy mô phát huy nội lực ở từng doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển KCN để chuyển đổi sang doanh nghiệp TTMT và KCN TTMT, hay quy mô phát huy sức mạnh tổng hợp của cả KCN để chuyển đổi lập tức cả KCN sang mô hình KCN TTMT.
 KCN TTMT là KCN sinh thái được xây dựng mới theo các nguyên tắc sinh thái công nghiệp từ đầu, kể từ khi thành lập, đầu tư xây dựng, đến khi đi vào hoạt động và sau hoạt động.
 KCN TTMT được đánh giá, phân loại theo tiêu chí TTMT với các chỉ tiêu về năng lực tổ chức sản xuất và BVMT, về diễn biến trạng thái môi trường, khả năng cải thiện sinh thái môi trường, khả năng giảm thiểu ô nhiễm và chất thải phát sinh. Trong đó, biên độ tiêu chuẩn thay đổi từ mức thấp nhất là KCN TTMT (bậc 1) và mức cao nhất là khu công nghiệp sinh thái( đạt tiêu chuẩn TTMT bậc 4)
 KCN TTMT có hệ thống QLMT tiên tiến đảm bảo năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước như thi hành luật BVMT (công tác ĐTM, hoạt động quản lý sau thẩm định, công tác thanh – kiểm tra, công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng và môi trường quốc tế…), thi hành các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về BVMT…
 KCN TTMT có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, trong đó việc lựa chọn chuyển đổi hay xây dựng mới KCN sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn loại hình công nghiệp đầu tư, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất, mức độ phát thải,trình độ kỹ thuật bảo vệ môi trường và khả năng trao đổi cộng sinh chất thải phù hợp với yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp.
 KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để đảm bảo kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường như yêu cầu tối thiểu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu là phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp sản xuất sạch hơn từng phần.
 KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để đảm bảo thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp như yêu cầu cao và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao là áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn toàn diện và các giải pháp trao đổi cộng sinh chất thải hai chiều.
 KCN TTMT có trạng thái và năng lực phát triển bền vững được đánh giá tổng hợp là bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế – môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
2.4 CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA MÔ HÌNH KCN TTMT
2.4.1 Cơ sở khoa học
Việc ứng dụng khái niệm, tiêu chí và mô hình KCN TTMT vào thực tiễn phát triển kinh tế xã hội là rất đúng đắn và có nhiều lợi ích cho nhận thức xã hội về sự nghiệp phát triển bền vững, cũng như để ban hành các cơ chế, chính sách nhà nước cần thiết nhằm có những điều chỉnh toàn diện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu phát triển bền vững. Mô hình KCN TTMT đã có các cơ sở khoa học vững chắc sau đây:
 Sự xuất hiện mầm mống của nền kinh tế chi thức tương lai đã làm sản sinh nhu cầu đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo hướng tiến bộ, văn minh và hiện đại nhằm phục ngày càng hiệu quả cho mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phát triển bền vững phải được gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phải được thể chế hóa vào khuôn khổ đường lối, pháp luật và chính sách quản lý của nhà nước, mà thân thiện môi trường vừa là tiêu chí phát triển quá độ vừa là tiêu chí định hướng tương lai của phát triển bền vững. Đây là cơ sở khoa học quản lý của mô hình KCN TTMT.
Vì vậy, việc ứng dụng mô hình KCN TTMT sẽ phải gắn liền với nhu cầu hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo yêu cầu phát triển bền vững, trong đó TTMT như nền tảng đạo đức và đạo lý xã hội được quy định tương ứng trong các cơ sở pháp lý và quản lý xã hội, mà như vậy sẽ kéo theo sự hoàn thiện cần thiết nền tảng xã hội theo hướng tiến bộ và văn minh. Trong xu hướng này, sẽ cần thiết phải có cơ sở quản lý hai chiều cứng và mềm bao gồm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch hành động, giải pháp, biện pháp. Các mô hình quản lý môi trường tiên tiến, linh hoạt và mềm dẻo, mà khi ứng dụng mô hình KCN TTMT cho các KCN tập trung, thì sự tiếp cận theo hướng trở lại sẽ đòi hỏi các KCN tập
trung phải thực hiện các trương trình hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chí thân thiện môi trường như một nội dung cơ bản cần thực hiện để đạt được tiêu chuẩn TTMT tối thiểu và ngày càng cao hơn cho các KCN tập trung hiện nay.
 Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ cao, mới hiện nay (nhất là các kỹ thuật cao và có lợi cho môi trường) tạo nên các khả năng cần thiết để có thể giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế – xã hội, cơ chế thị trường và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Trong đó, các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường phát triển bền vững sẽ không chỉ được giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn có tính chất xung khắc và đối kháng về động lực phát triển (lợi ích), mà còn được giải quyết hài hòa theo hướng kiến tạo các mối quan hệ song hành và thúc đẩy lẫn nhau phát triển không ngừng (khoa học kinh tế – môi trường), gắn kết giữa quy hoạch và thể chế phát triển kinh tế với quy hoạch và thể chế bảo vệ môi trường, tái tạo và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, làm động lực chủ đạo có tác động trở lại để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cao. Đây là cơ sở khoa học – công nghệ của mô hình KCN TTMT.
Ngoài các giải pháp kỹ thuật công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm ngày càng hiệu quả, bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường nhà nước quy định, thì sẽ còn gia tăng hàm lượng áp dụng công nghệ sạch, công nghệ mới, công nghệ tốt nhất và công nghệ có ít hay không có chất thải nhằm bảo đảm hiệu quả cao cho các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng. Các cơ sở khoa học về sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp sẽ là các tiêu chuẩn tương lai vững chắc của mô hình KCN TTMT. Có thể khẳng định rằng, sự phát triển của khoa học và công nghệ cao như nền tảng then chốt của nền kinh tế sẽ cho phép hiện thực hóa mô hình KCN TTMT vào thực tiễn công nghiệp hóa nhằm bảo đảm thành công của sự nghiệp phát triển bền vững.
Vì vậy, khi ứng dụng mô hình KCN TTMT cho các khu công nghiệp tập trung, thì các khu công nghiệp này tất yếu sẽ phải tổ chức thực hiện chương trình phát triển khoa học – công nghệ cần thiết tại KCN như việc hoàn thành các giải pháp công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các giải pháp sinh thái môi trường và sinh thái công
 Trong thời gian trước mắt, các trương trình đào tạo, huấn luyện cho các nhà quản lý KCN, chủ doanh nghiệp cần được triển khai rộng rãi.
 Về tương lai lâu dài, các nội dung về giảm thiểu chất thải tại nguồn, sản xuất sạch hơn và hệ sinh thái công nghiệp cần được đưa vào các chương trình giảng dạy cho các sinh viên chuyên ngành môi trường ở các trường đại học và các viện nghiên cứu vì sau này họ sẽ là những nhà quản lý môi trường chuyên sâu nhất.
Quản lý KCN nói chung và KCN TTMT nói riêng là một quá trình “ thực hiện – đánh giá – hoàn thiện” liên tục. Sự tự nguyện và đồng tình tham gia của các doanh ngiệp và nhiều tổ chức liên quan là yếu tố bảo đảm cho sự thành công của chương trình. Do đó, bên cạnh các quy định, chính sách và các hình thức chế tài, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp là chiến lược lâu dài cần được quan tâm thực hiện.







CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đồ án, những kết luận sau đây được rút ra:
 Sự ra đời và phát triển của các KCN đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và xã hội của Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trong nhiều năm qua.
 Các KCN đã gây ô nhiễm môi trường, công tác xử lý ô nhiễm và BVMT đã được quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc quản lý, giám sát diễn biến môi trường vẫn chưa được tiến hành triệt để nên vẫn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp vẫn ở mức báo động.
 Qua quá trình nghiên cứu các lý thuyết về sinh thái công nghiệp, KCN TTMT, KCN sinh thái và ứng dụng trong điều kiện thực tế để xây dựng KCN Tân Bình theo định hướng TTMT đồ án đã đạt được một số kết quả sau:
 Tổng quan một cách khái quát mô hình KCN TTMT và các tiêu chí để áp dụng xây dựng KCN Tân Bình theo hướng thân thiện môi trường.
 Tổng quan về hiện trạng môi trường của KCN Tân Bình và đề xuất mô hình Trung tâm trao đổi chất thải và bộ máy quản lý môi trường cho KCN.
 Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp để phát triển KCN Tân Bình theo hướng TTMT.
5.2 KIẾN NGHỊ
Để công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả cao thì cơ quan chức năng nhanh chóng kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và môi trường từ trung ương đến cơ sở, đồng thời từng bước thực hiện việc uỷ quyền cũng như việc xây dựng qui chế phối hợp quản lý môi trường trong KCN cho Ban quản lý các KCN và chính quyền địa phương.
Đối với công nghệ hiện có (đặc biệt là công nghệ lạc hậu) trong thời gian trước mắt chưa thể đổi mới toàn bộ được. Để hạn chế ô nhiễm môi trường, cần thực hiện nghiêm túc việc xây dựng hệ thống XLNT, từng bước cải tiến và đổi mới công nghệ để sử dụng có hiệu quả tài nguyên và BVMT.
Tăng cường nội dung hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trên các mặt, các lĩnh vực BVMT trong KCN. Aùp dụng tổng hợp các biện pháp tổ chức hành chính và kinh tế để quản lý và BVMT, từng bước xây dựng thí điểm các KCN xanh, KCN sinh thái nhằm bảo đảm các KCN phát triển bền vững.
Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp thích hợp để huy động và tranh thủ viện trợ tài chính của Chính phủ các nước, các tổ chức thế giới để tạo quĩ hỗ trợ đầu tư BVMT, khuyến khích thay đổi công nghệ, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường có hiệu quả.
Chú trọng hình thành và phát triển ngành công nghệ môi trường phù hợp với điều kiện nước ta. Kết hợp ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ mới vào công tác BVMT, nhằm tái sử dụng chất thải, tạo lập công nghệ khép kín, sản xuất bao bì dễ phân huỷ và tái sử dụng nhiều lần nhằm giảm lượng chất thải ra môi trường.
Về tổ chức bộ máy: cần nâng cấp bộ máy làm công tác môi trường từ trung ương đến địa phương, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý môi trường chuyên trách ở các công ty phát triển hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Tiếp tục nghiên cứu và trình cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành qui chế BVMT trong các KCN.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top