hoanganhqsx

New Member

Download miễn phí Đề tài Chuyên đề nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến hiệu quả xử lý nước thải từ quy trình sản xuất nước tương bằng công nghệ uasb





DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH SÁCH CÁC BẢNG ii

DANH SÁCH CÁC HÌNH iii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

.2. MỤC TIÊU - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

.2.1. Mục tiêu 2

.2.2. Nội dung 3

.2.3. Phương pháp nghiên cứu 3

.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3

.5. NHU CẦU KINH TẾ XÃ HỘI 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC TƯƠNG 5

2.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NƯỚC TƯƠNG TẠI VIỆT NAM 6

2.1.1. Hiện trạng sản xuất 6

2.1.2. Hiện trạng môi trường 11

2.1.2.1. Môi trường không khí 11

2.1.2.2. Chất thải rắn 11

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kị khí. Acid acetic, CO2, H2, acid formic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.
Phản ứng chính tạo thành methane có thể xảy ra như sau:
CO2 + 4H2A CH4 + 4A + 2H2O
Trong đó, H2A là chất hữu cơ chứa hydro.
Cũng có thể xảy ra các phản ứng khác (khi có và khi không có hydro)
CO + 3H2 CH4 + H2O
4CO + 2H2O 3CO2 + CH4
Methane có thể tạo thành do phân rã acid acetate:
CH3COOH CH4 + CO2
CO2 + 4H2 CH4 + 2H2O
Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp chứa SO42-, ở điều kiện kị khí, vi khuẩn khử sunfat sẽ khử SO42- thành H2S như sau:
5AH2 + SO42- 5A + H2S + 4H2O
Bên cạnh đó còn có cả quá trình nitrat hoá:
6H2A + 2NO3- 6A + 6H2O + N2
Quá trình chuyển hoá vật chất trong điều kiện kị khí được mô tả trong
Hình 3.
VẬT CHẤT HƯU CƠ
PROTEINS
HYDROCARBON
LIPIDS
ACID AMIN / ĐƯỜNG
ACID BÉO
ACETATE / H2
CH4 / CO2
Thủy phân
Acid hóa
Acetic hóa
Methane hóa
Vi khuẩn lipolytic, proteolytic và cellulytic
Vi khuẩn lên men
Vi khuẩn tạo khí H2
Vi khuẩn methane hóa
GIAI ĐOẠN
VẬT CHẤT
LOẠI VI KHUẨN
Hình 3. Sơ đồ chuyển hoá vật chất trong điều kiện kị khí.
Trong 3 giai đoạn thủy phân, acid hóa và acetic hóa COD trong dung dịch hầu như không giảm. COD chỉ giảm trong giai đoạn methane hóa.
Ngược với quá trình hiếu khí, trong sử lý nước thải bằng phân hủy kị khí, tải trọng tối đa không bị hạn chế bởi không cần cung cấp oxy. Nhưng trong công nghệ xử lý kị khí, cần lưu ý 2 yếu tố sau:
Duy trì sinh khối vi khuẩn càng nhiều càng tốt.
Tạo tiếp xúc đủ giữa nước thải với sinh khối vi khuẩn.
Các công nghệ xử lý kị khí
Sơ đồ các dạng quá trình kị khí đã ứng dụng rộng rãi trong thực tế:
Cơng nghệ xử lý kị khí
Sinh trưởng lơ lửng
Sinh trưởng dính bám
Lọc kị khí
Tầng lơ lửng
Vách ngăn
Xáo trộn hồn tồn
Tiếp xúc kị khí
UASB
Hình 4. Các dạng quá trình kị khí đã ứng dụng rộng rãi trong thực tế
Quá trình phân huỷ kị khí xáo trộn hoàn toàn
Quá trình phân huỷ kị khí xáo trộn hoàn toàn thích hợp để xử lý nước thải có hàm lượng hữu cơ hoà tan dễ phân huỷ nồng độ cao hay xử lý bùn hữu cơ.
Bể phân huỷ kị khí xáo trộn hoàn toàn là bể xáo trộn liên tục, không có tuần hoàn bùn. Bùn và nước thải được trộn đều bằng hệ thống cánh khuấy cơ khí hay tuần hoàn khí biogas thông qua máy nén khí biogas và dàn phân phối khí nén. Trong quá trình phân hủy lượng sinh khối mới được sinh ra và phân bố đều trong toàn bộ thể tích bể.
Bể phân huỷ kị khí xáo trộn hoàn toàn không giữ sinh khối bùn, do đo,ù thời gian lưu nước chính là thời gian lưu bùn. Thời gian lưu giữ bùn thông thường từ 12 đến 30 ngày. Chính vì vậy, thể tích bể phân huỷ kị khí xáo trộn hoàn toàn yêu cầu lớn hơn nhiều so với các công nghệ xử lý kị khí khác.
Tuy nhiên, bể kị khí xáo trộn hoàn toàn có thể chịu dựng tốt trong trường hợp nước thải có chứa độc tố hay khi tải trọng tăng đột ngột do hàm lượng sinh khối trong bể thấp và thời gian lưu nước lớn.
Quá trình tiếp xúc kị khí
Quá trình tiếp xúc kị khí gồm hai giai đoạn:
Phân huỷ kị khí xáo trộn hoàn toàn.
Lắng hay tuyển nổi tách riêng phần cặn sinh học và nước thải sau xử lý. Bùn sinh học sau khi tách được tuần hoàn trở lại bể phân huỷ kị khí.
Trong quá trình tiếp xúc kị khí, ta có thể kiểm soát được lượng sinh khối, không phụ thuộc vào lưu lượng nước thải, vì vậy thời gian lưu bùn cũng có thể khống chế được và không phụ thuộc vào thời gian lưu nước. Từ đó có thể chọn thời gian lưu bùn thích hợp cho phát triển sinh khối, khi đó tăng tải trọng, giảm thời gian lưu nước đồng thời giảm chi phí cho việc xây dựng công trình xử lý.
Trong giai đoạn thứ hai của quá trình tiếp xúc kị khí, khi sử dụng hệ thống lắng trọng lực, để tăng cường khả năng lắng của bông bùn, trước khi lắng, hỗn hợp nước và bùn đi qua bộ phận tách khí như thùng quạt gió, khuấy cơ khí hay tách khí chân không.
Hệ thống tiếp xúc kị khí có thể hoạt động ở tải trọng chất hữu cơ từ 0,5 đến 10kgCOD/m3/ngày với thời gian lưu nước từ 12 giờ cho đến 5 ngày.
UASB
Quá trình UASB được thực hiện theo nguyên lý dòng chảy ngược qua lớp bùn. Bể UASB là bể xử lý sinh học kị khí hoạt động theo nguyên tắc nước thải phân phối vào từ đáy bể và đi ngược qua lớp bùn sinh học có mật độ vi khuẩn cao, phát triển mạnh ở Hà Lan.
Công nghệ xử lý kị khí ứng dụng quá trình UASB sẽ được trình bày rõ ở phần sau.
Lọc kị khí (Giá thể cố định dòng chảy ngược dòng)
Bể lọc kị khí là cột chứa đầy vật liệu trơ là giá thể cố định cho vi sinh vật kị khí sống bám dính trên bề mặt. Giá thể có thể là đá, sỏi, than, vòng nhựa tổng hợp, tấm nhựa, vòng sứ
Dòng nước thải được phân bố đều, đi từ dưới lên, tiếp xúc với màng vi sinh bám dính trên bề mặt giá thể. Màng vi sinh có khả năng bám dính tốt do đó lượng sinh khối tăng lên trong bể được lưu giữ trong thời gian dài nhờ đó giảm thời gian lưu nước đồng thời có thể vận hành ở tải trọng rất cao.
Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ này cũng có thể gặp một số trỏ ngại sau:
Khi sử dụng giá thể là đá hay sỏi thường bị tắc do các chất lơ lửng hay màng vi sinh không bám dính giữ lại ở các khe rỗng giữ các viên đá hay sỏi.
Trong bể lọc kị khí, dòng chảy quanh co và tích luỹ sinh khối do đó dễ dàng tạo ra các vùng chết. Khi các vùng chết ngày càng tăng làm cản trở dòng chảy, các dòng chảy ngắn hình thành dẫn đến giảm hiệu quả xử lý.
Để khắc phục những nhược điểm này, người ta dùng vật liệu nhựa tổng hợp có cấu trúc thoáng, độ rỗng cao (95%) làm giá thể thay cho sỏi đá kết hợp với lắp đặt hệ thống phân phối khí dưới lớp vật liệu nhằm tạo ra sự xáo trộn, tránh hình thành các vùng chết. Bên cạnh đó, kiểm tra định kì và loại bỏ chất rắn không bám dính bằng cách xã đáy bể và rửa ngược.
Quá trình kị khí bám dính xuôi dòng (Vách ngăn)
Quá trình này thích hợp cho xử lý nước thải có hàm lượng SS cao. Trong quá trình này, nước thải vào chảy từ trên xuống qua lớp giá thể module. Giá thể này tạo nên các dòng chảy nhỏ tương đối thẳng theo hướng từ trên xuống. Đường kính dòng chảy nhỏ khoảng 4 cm.
Với cấu trúc như trên, quá trình kị khí bám dính xuôi dòng tránh được hiện tượng bít tắc và tích luỹ chất rắn không bám dính mà quá tình lọc kị khí thường gặp phải.
Quá trình kị khí tầng giá thể lơ lửng
Quá trình này thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ hữu cơ thấp như nước thải sinh hoạt. Trong quá trình này, vật liệu sử dụng làm giá thể cho vi sinh bám dính có dạng hạt nhỏ như cát, than hoạt tính Vật liệu hạt có đường kính nhỏ nên tỷ lệ diện tích bề mặt / thể tích rất lớn tạo sinh khối bám dính lớn. Người ta thường lắp đặt thêm hệ thống sục khí nhằm tạo ra sự xáo trộn đủ lớn để giữ lớp vật liệu ở trạng thái lơ lửng. Hàm lượng sinh khối trong bể rất lớn có thể lên đến 40 000 mg/l.
QUÁ TRÌNH XỬ LÝ UASB
Tổng quan về UASB
Bể UASB là bể sinh học kị khí dòng chảy ngược qua lớp bùn (Upflow anaerobic sludge blanket) được gọi với nhiều tên tuỳ theo quy mô xử lý như, lò phản ứng UASB, bể UASB, ở quy mô phòng thí nghiệm thường được gọi là cột UASB.
Bể UASB
Loại bể UASB này được thiết kế bởi Lettinga và các cộng sự viên vào 1983 ở Netherlands. Loại bể UASB này thích hợp cho việc xử lý các chất thải có hàm lượng chất hữu cơ cao và thành phần vật chất rắn thấp. Bể UASB gồm 2 khu vực: khu vực phân hủy và khu vực lắng. Trong khu vực phân huỷ chia thành hai lớp: lớp bùn đặc ở dưới đáy cột và một lớp thảm bùn ở giửa hầm, khu vực lắng chứa dung dịch lỏng ở phía trên. Nước thải được nạp vào bể UASB từ đáy hầm, nó đi xuyên qua lớp thảm bùn rồi đi lên trên và ra ngoài. Các chất rắn trong nước thải được tách ra bởi thiết bị tách chất khí và chất rắn trong hầm. Các chất rắn sẽ lắng xuống lớp thảm bùn do đó nó có thời gian lưu trữ trong cột cao và hàm lượng chất rắn trong hầm tăng. Lúc bể UASB mới bắt đầu hoạt động khả năng lắng của các chất rắn rất thấp nhưng khi nó đã được tích trữ nhiều và tạo thành các hạt bùn thì khả năng lắng tăng lên và sẽ góp phần giữ lại các VSV hoạt động. Khoảng 80 đến 90% quá trình phân hủy diễn ra ở thảm bùn này. Thảm bùn này chiếm khoảng 30 đến 60% thể tích của bể UASB.
Hình 5. Sơ đồ bể UASB
Trong đó: 1. Đầu vào
2. Đầu ra
3. Biogas
4. Thiết bị giữ bùn (VSV)
5. Khu vực lắng
Sử dụng biogas
Dựa trên cơ sở nhiệt trị của Biogas (4500 – 6300 Kcal/m3), Hesse (1982) ước tính rằng 1m3 Biogas đủ để:
Chạy một động cơ 1 ngựa trong 2 giờ
Cung cấp một điện năng khoảng 1.25 KWh
Cung cấp năng lượng để nấu ăn ngày 3 buổi cho gia đình 5 người
Thắp sáng trong vòng 6 giờ (độ sáng tương đương đèn 60 W)
Chạy 1 tủ lạnh 1m3 trong 1 giờ
Chạy một lò úm 1m3 trong nửa giờ
Như vậy 1m3 Biogas tương đương với 0,4 kg dầu diesel, 0,6 kg dầu hỏa, 0,8kg than.
Sử dụng Biogas để chạy động cơ Diesel: trong các hệ thống xử lý kết hợp yếm khí và hiếu khí người ta cần sử dụng điện năng để chạy máy bơm, máy nén khí... do đó Biogas được sử dụng để chạy động cơ diesel, chúng ta nên loại bỏ CO2 và H2S để đạt hiệu quả cao và giảm độ ăn mòn máy doH2S .
Cách lọc CO2
Vì CO2 có thể hòa tan trong nước do đó việc sục Biogas qua nước được coi là phương pháp đơn giản nhất để loại CO2. Ngoài ra CO2 còn có thể bị hấp thu bởi những dung dịch k...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về thảo luận nhóm và ảnh hưởng của nó đến khả năng nói của học sinh không chuyên ngữ Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của ma sát âm đến sức chịu tải của cọc Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh ở kênh thương mại điện tử Shopee, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ Y dược 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top