daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết ROBINSON CRUSOE
MỤC LỤC
Page | 1


MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.

Lí do chọn đề tài..........................................................................................3
Lịch sử nghiên cứu......................................................................................4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4
Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5

Chương 1. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN
1.1.Khái niệm cốt truyện........................................................................................5

1.2.Cốt truyện tuyến tính........................................................................................6

Chương 2. PHƯƠNG THỨC KỂ CHUYỆN
2.1.Người kể chuyện...............................................................................................6
2.1.1.Người kể chuyện ngôi thứ nhất.....................................................................7
2.2.Điểm nhìn..........................................................................................................10
42.2.1.Điểm nhìn bên trong....................................................................................10
2.3.Lời kể................................................................................................................14
2.4.Ngôn ngữ giọng điệu........................................................................................16
.

Chương 3.KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.1.Không gian nghệ thuật......................................................................................17
3.2.Thời gian nghệ thuật.........................................................................................18

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

Bối cảnh xã hội ở các nước phương Tây vào thế kỉ XVIII có nhiều chuyến
biến mới. Lúc này chế độ phong kiến đã tồn tại trong một thời gian dài, chúng bắt
tay với giáo hội thực hiện chính sách ngu dân hòng kìm hảm con người trong vòng
ngu tối, cho đến thế kỷ XVIII nó thật sự trở thành một chướng ngại cho sự phát
triển của xã hội. Giai cấp tư sản bắt đầu vùng dậy và lớn mạnh dần đồng thời mâu

Page | 2


thuẫn ngày càng gay gắt với chế độ phong kiến. Từ đó nhiều cuộc đấu tranh chống
phong kiến đã diễn ra trên toàn châu Âu. Trong bối cảnh như thế văn học được
xem như một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh xã hội chống phong kiến. Các
triết gia, các nhà tư tưởng, nhà văn văn tiến bộ của thế kỷ ấy ở hầu khắp các nước
đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề cao lý trí, dùng ánh sáng của lý trí để xua
tan bóng tối, soi tỏ chân lý giải phóng tư tưởng cho mọi người, mở mang trí tuệ
cho họ, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với văn hóa, khoa học, kĩ thuật, do đó mà
xuất hiện thuật ngữ “Ánh sáng”. Nhìn chung văn học phương Tây thế kỷ Ánh sáng
mang những nét cơ bản chung, nhưng do tình hình phát triển riêng nên ở mỗi nước
lại mang một màu sắc khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy được, văn học phương
Tây trước kia nói chung và văn học Anh nói riêng chưa có một thời kì nào sôi
động như trong thế kỷ XVIII.
Trong giai đoạn này, trên văn đàn Anh nổi lên tên tuổi của Pop, Xtilơ,
Ađixơn, đặc biệt là Daniel Defoe. Nói đến tên tuổi của Defoe là nói đến cha đẻ của
tiểu thuyết Anh hiện đại, không những thế ông còn là cha đẻ của tiểu thuyết châu
Âu hiện đại nói chung. Daniel Defoe sinh ở Luân Đôn, lớn lên trong một gia đình
theo Thánh Giáo. Ông từng kinh doanh qua nhiều nghề, trên bước đường kinh
doanh ông đã chen chân đến nhiều nước ở lục địa như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Pháp, Ý, Đức, … Defoe cũng tham gia tích cực các hoạt động chính trị tiến bộ của
thời đại mình, đồng thời dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu, ông không những
chống nhà nước phong kiến chuyên chế và tôn giáo mà còn chống chế độ tư hữu,
xem đó là nguồn gốc của sự bất bình đẳng, ông muốn xây dựng một xã hội mà
trong đó mọi người đều có nghĩa vụ lao động. Ý tưởng đó sau này được ông xây
dựng bằng hình tượng nhân vật Robinson trong tác phẩm Robinson Crusoe nó là
một trong số ít những tác phẩm còn xót lại của Daniel Defoe, tên đầy đủ của
Robinson Crusoe là: The life and strange surprizing adventures of Robinson
Crusoe of York, Mariner (Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ thú của
Robinson Crusoe, người thủy thủ xứ York). Đây là tiểu thuyết đầu tay và là tác
phẩm tiêu biểu nhất trong toàn bộ sự nghiệp văn học của ông. Cốt truyện dựa vào
một sự việc có thật đương thời. Trong cái nhìn nghệ thuật của Defoe, đây là một

tiểu thuyết tự thuật, kể lại ý chí và lòng yêu cuộc sống suốt 25 năm trên đảo
hoang. Thiên tiểu thuyết hấp dẫn độc giả không chỉ ở việc nó khơi gợi trí tưởng
tượng phong phú của người đọc, mà nó còn thu hút người đọc ở cách kể chuyện
lôi cuốn người xem cùng bước lên chuyến tàu phiêu lưu của nhân vật, cùng nhân
vật vượt qua phong ba bão táp, cùng khám phá thiên nhiên, thăm thú những hòn

Page | 3


đảo mới. Tác phẩm còn để lại những bài học quý giá thông qua hình tượng nhân
vật. Tất cả những điều đó đã thúc giục người viết tiến hành tìm hiểu những vấn đề
liên quan đến tác giả và tác phẩm ở góc độ thi pháp của nghệ thuật kể chuyện.
Vì những lý do trên người viết chọn đề tài “Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu
thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe”. Với mong muốn qua bài viết này có
thể học hỏi nhiều hơn và khám phá những yếu tố nào làm nên sự thành công cho
tác phẩm cũng như tác giả.
2. Lịch sử vấn đề
Daniel Defoe là một tác giả có vị trí quan trọng trong nền văn học Anh nói
riêng và trên thề giới nói chung. Ông đã tạo ra một câu chuyện giống như thật và
được bạn đọc nhiều thế vô cùng yêu thích, thậm chí tác phẩm của ông cũng được
trích dạy trong nhà trường. Do đó cũng không lấy làm lạ khi nó trở thành nguồn
cảm hứng vô tận trong lĩnh vực điện ảnh, nhiều bộ phim chuyển thể rất thành công
như: Robinson Crusoe (1927 film) của M.A. Wetherell, Mr. Robinson Crusoe
(1932 film), Robinson Crusoe (1954 film) của Luis Buñuel, The Adventures of
Robinson Crusoe (TV series) 1964
. Thế nhưng điều khiến người ta không thể ngờ đó là một tác phẩm ý nghĩa
và vang dội, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới như thế,
mà ở Việt Nam hiện nay vấn đề nghiên cứu tác giả và tác phẩm còn hạn chế, tư
liệu rất ít ỏi, chủ yếu là những tư liệu nghiên cứu ở góc độ kết cấu và nghệ thuật
xây dựng tính cách nhân vật. Vì vậy người viết hi vọng quá trình tìm hiểu sẽ góp

một phần nhỏ vào nguồn tài liệu ít ỏi hiện nay ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defeo
Phạm vi: Trong tiểu luận này người viết tiến hành tìm hiểu những yếu tố cơ bản
xoay quanh nghệ thuật kể chuyện như: cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời
kể, ngôn ngữ và giọng điệu, khôn gian – thời gian nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp hệ thống
4.2.Phương pháp phân tích – tổng hợp, chứng minh

Chương 1. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN
1.1.Khái niệm cốt truyện.

Page | 4


Nói đến cốt truyện, đây là vấn đề mà các nhà lí luận không ngừng quan tâm, họ
luôn tìm cách lý giải và thống nhất khái niệm, điều đó thật không dễ dàng, bởi mỗi
nhà lý luận đều có những kiến giải khác nhau. Chẳng hạn như Aristotle – ông tổ của
ngành Lý luận văn học đã cho rằng: “Cốt truyện chính là linh hồn và cơ sở của bi
kịch”. Từ trong Nguyên lý lý luận văn học – tập 1, L.T.Timôffêep nhận định: “Cốt
truyện là một hệ thống cụ thể những biến cố ở trong tác phẩm, hệ thống đó bộc lộ các
tính cách trong những mối quan hệ qua lại và tác động qua lại của chúng”. Theo tác
giả của cuốn tiểu luận “Hệ chủ đề”, B.Tômaccheski thì cốt truyện đi theo trình tự
xuất hiện của các biến cố trong tác phẩm. Nói cách khác mối quan hệ giữa các biến cố
trong truyện kể mang tính thời gian và đi từ nguyên nhân tới kết quả. Qua đó chúng ta
có thể hiêu đơn giản cốt truyện là hệ thống sự kiện, biến cố được tạo dựng trong các
tác phẩm tự sự và kịch, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật.
Về mặt tính chất cốt truyện cơ bản có hai loại. Một là, các sự kiện trong chuỗi có

mối quan hệ nhân quả hay quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có mở đầu và kết thúc. Hai là, cốt
truyện có tính liên tục về thời gian. Giữa các sự kiện nhân quả nói trên có những
khoảng cách thời gian. Các khoảng cách thởi gian ấy tạo thành “không gian” quan
trọng của truyện để cho nhà văn miêu tả, phân tích, bình luận…Cốt truyện thực hiện
các chức năng rất quan trọng trong một tác phẩm: một là, nó gắn kết các sự kiện thành
một chuỗi và tạo thành lịch sử của một nhân vật, thực hiện khắc họa nhân vật; hai là,
bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của con người, tái hiện bức tranh đời sống; ba là, tạo
ra một ý nghĩa về nhân sinh có giá trị nhận thức; bốn là, gây hấp dẫn đối với người
đọc, bởi người đọc luôn quan tâm tới số phận nhân vật. Tác phẩm Robinson Crusoe
cũng không nằm ngoài những đặc điểm được đề cập ở trên. Cốt truyện xoay quanh
nhân vật Robinson vì “đầu óc sớm quay cuồng với nhiều mơ ước viễn vong, táo bạo”,
ngày đêm “say sưa với cái thú đi biển” đến nỗi ngang nhiên chống lại ý muốn và
mệnh lệnh của bố để rồi cuộc đời anh phải gặp biết bao nhiêu là giông bão, thậm chí
mấy lần suýt chết. Anh ta phải trải qua bao nhiêu biến cố và theo đó là sự thay đổi về
tính cách, thế nhưng thay đổi như thế nào Robinson vẫn hiện lên như một người đầy
nghị lực, dũng cảm, có sức mạnh và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên. Tuy
cốt truyện có phần giản dị nhưng chứa đựng nhiều bài học có giá trị giáo dục sâu sắc.
Về mặt phân loại, có nhiều loại cốt truyện: cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa
tuyến, cốt truyện gấp khúc, cốt truyện phân rã lồng khung. Trong số đó cốt truyện
phân rã lồng khung thuộc loại phức tạp nhất – “cốt truyện bị nghiền nát, đập vỡ
thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo trình tự thời gian và không theo mối quan
hệ nhân quả nào. Mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực”. Các tác phẩm
được viết theo loại cốt truyện này là: tiểu thuyết Wuthering Heights và tiểu thuyết Trò
chuyện trong quán La Catedral – đây là quyển tiểu thuyết của nhà văn Mario Vargas
Llosa, câu chuyện được kể theo dòng hồi tưởng của hai nhân vật Santiago và
Ambrosio. Dòng hồi tưởng ấy đi từ quá khứ đến hiện tại, thế nhưng nó không đi theo

Page | 5


một trật tự tuyến tính mà xen lẫn những sự việc trước sau một cách hỗn độn làm cho
cốt chuyện bị phân rã thành nhiều tuyến khác nhau. So với những loại tiểu thuyết này,
tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe có cốt truyện đơn giản hơn nhiều,
không gò bó, tương đối thoải mái theo trật tự thời gian. Trong tác phẩm chỉ có một
nhân vật chính là Robinson, đóng vai trò trung tâm của cốt truyện, là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt, chắp nối các sự kiện lại với nhau. Nó thuộc kiểu cốt truyện đơn tuyến và theo kết
cấu thời gian tuyến tính.
1.2.Cốt truyện tuyến tính
Tác phẩm Robinson Crusoe viết về cuộc phiêu lưu kỳ thú với tất cả biến cố, sự kiện
đều xoay quanh nhân vật chính là Robinson. Các sự kiện trong tác phẩm được sắp xếp
theo trình tự phát triển, nó được kể theo dòng tâm trạng, mạch cảm xúc của người
trong cuộc như là câu chuyện của chính họ điều này không những làm cho câu chuyện
chặt chẽ hơn mà còn tăng thêm độ tin cậy cho câu chuyện do đó cốt truyện của tác
phẩm thuộc loại cốt truyện đơn tuyến. Thời gian của tác phẩm là thời gian hồi cố, các
sự kiện trong tác phẩm được sắp xếp theo trật tự tuyến tính của thời gian tức là theo
trình tự trước sau, chuyện gì trước kể trước chuyện gì sau kể sau theo mối quan hệ
nhân quả. Hệ thống sự kiện được tác giả kể lại một cách gọn gàng, đơn giản chủ yếu
tập trung vào cuộc đời Robinson trải qua nhiều biến cố khác nhau. Cuộc phiêu bạt bắt
đầu vào năm anh ta mười chín tuổi đã bỏ trốn xuống tàu tại hải cảng Hull của Anh để
cùng một người bạn sửa soạn đi London. Thế nhưng cuộc hành trình không trót lọt,
sóng to gió lớn khiến tàu bị đắm ở Yacmao, tai họa ấy không làm Robinson nhụt chí,
sau đó anh lại tiếp tục ra đi thực hiện nhiều cuộc phiêu lưu khác. Khi đi buôn tại bờ
biển Guinea Châu Phi, Robinson bị một tên cướp biển người Thổ Nhĩ Kỳ bắt bán làm
nô lệ. Trải qua nhiều gian nan, Robinson trốn thoát và chạy qua Brazin làm nghề
trồng mía. Đúng tám năm sau trong một chuyến buôn bán đổi chác lớn, không may
tàu bị đắm. Xác tàu dạt vào gần bờ một đảo hoang và chỉ một mình Robinson sống
sót. Sự kiện này có thể xem là mốc ranh giới đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời lẫn
tính cách của Robinson.
Trong tác phẩm văn học, người ta xem cốt truyện là phương tiện để bộc lộ tính
cách nhân vật bằng những sự kiện và biến cố. Cũng như Robinson từ một người đại

diện cho tầng lớp thương gia tư sản bước đầu dấn thân vào con đường kinh doanh thì
nay là một Robinson biết vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, yêu thích lao động và
đặc biệt là một Robinson có trái tim tình người. Những tưởng sống trên đảo hơn hai
mươi tám năm, không có một bóng dáng của con người lại phải sống chung với chim,
chó, mèo thì Robinson phải bị thiên nhiên dung hòa, ngược lại bằng nghị lực của mình
anh đã chiến thắng thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ con người, phục vụ cho cuộc
sống của mình. Phải khẳng định chính cuộc sống hoang dã này đã tạo nên một
Robinson biết yêu cuộc sống, quý trọng lao động, quý trọng tình người. Sức hấp dẫn
của tiểu thuyết chính là ở chỗ này, khi tác giả đã xây dựng một Robinson – biểu tượng

Page | 6


của nghị lực, của tinh thần quả cảm, của sức mạnh con người và khả năng lao động
chiến thắng thiên nhiên.
Với việc xây dựng một cốt truyện đơn tuyến, với trình tự thời gian tuyến tính
hơn nữa câu chuyện được kể bởi chính cuộc đời nhân vật chính đã góp phần tăng
thêm sự hấp dẫn của câu chuyện và làm cốt truyện thêm chặt chẽ, điều đó giúp cho
người đọc dễ dàng nắm bắt được hành trình của nhân vật đồng thời cũng nắm bắt
được diễn biến câu chuyện một cách mau lẹ hơn.

Chương 2. PHƯƠNG THỨC KỂ CHUYỆN
2.1. Người kể chuyện.
Người kể chuyện (người trần thuật) là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là một người
do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Khác với người kể
chuyện trực tiếp lộ diện trong diễn xướng dân gian, có thể sử dụng các yếu tố ngôn từ
như điệu bộ, ánh mắt. Còn người kể chuyện trong văn viết thường ẩn mình trong dòng
chữ. Người kể chuyện ấy có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau với những
ngôi kể khác nhau: kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Người kể
chuyện do tác giả sáng tạo ra tuy nhiên không thể đồng nhất người kể chuyện với tác

giả, trái lại cũng không thể tách biệt hoàn toàn bởi vì người kể chuyện bao giờ cũng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top