daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

ỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7
5. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 8
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 8
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: ANDERSEN – NGƯỜI KỂ CHUYỆN THIÊN TÀI ................ 9
1.1. Vài nét về cuộc đời ......................................................................................... 9
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tài năng của Andersen ......................................... 12
1.3. Nghệ thuật truyện kể và vai trò vị trí riêng của Andersen ........................... 14
1.4. Đặc trưng truyện cổ tích của nhà văn........................................................... 18
1.4.1. Khái niệm .................................................................................................. 18
1.4.2. Đặc trưng thể loại ...................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN
............................................................................................................................. 25
2.1. Nhân vật là con người .................................................................................. 25
2.1.1. Nhân vật trẻ thơ ......................................................................................... 25
2.1.2. Nhân vật cung đình ................................................................................... 27
2.1.3. Nhân vật bình dân ..................................................................................... 28
2.2. Nhân vật là loài vật, đồ vật........................................................................... 29
2.3. Sức hấp dẫn của truyện kể Andersen thông qua thế giới nhân vật .............. 31
2.3.1. Nhân vật truyện kể Andersen - Một thế giới cổ tích thần kì dành cho thiếu
nhi ........................................................................................................................ 31
2.3.2. Nhân vật truyện kể Andersen - Một thế giới hiện thực, đời thường của
nhân loại .............................................................................................................. 36

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN ..................................................... 40
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ...................................................... 40
iii


3.2. Nghệ thuật miêu tả tính cách, tâm lí nhân vật .............................................. 48
3.3. Nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn, xung đột và bi kịch của nhân vật ............ 57
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66

iv


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Khi tui trở về nhà thì cây thông đầu năm lập tức được thắp sáng và trong
phòng, những ngọn nến bắt đầu lép bép một cách vui vẻ như thể chung quanh tôi
những vỏ quả keo khô đang nổ liên tiếp. Bên cạnh cây thông có một cuốn sách
dày: quà của mẹ tui cho tôi. Đó là những truyện cổ tích của Andersen.” (Trích
“Người kể chuyện cổ tích” – Paustovsky).
Truyện cổ Andersen đã dần dần đi vào trái tim độc giả như vậy. Andersen
từ trước đến nay vẫn thường được biết đến như một người kể chuyện cổ tích
thiên tài. Cùng với Charles Perrault của Pháp, anh em nhà Grim của Đức, những
tác phẩm của Andersen đã làm nức lòng biết bao thế hệ độc giả nhỏ tuổi, đem
đến những bài học giản dị, những ước mơ trong sáng, chân thành… Trên mỗi
bước đường đi, nhà kể chuyện thiên tài ấy luôn cảm giác vui sướng và thú vị với
tất cả, dù là lớn lao, vĩ đại, hay nhỏ bé, tầm thường. Chính điều đó đã làm tên
tuổi ông vượt ra khỏi biên giới của đất nước Đan Mạch, để trở thành vĩnh cửu
trong lòng mỗi người đọc trên toàn thế giới. Thế nhưng không chỉ dừng lại ở đó,

đằng sau lớp vỏ cổ tích, sau câu chuyện thần tiên, là trăn trở của Andersen trước
cuộc sống hiện tại, là ước mơ vươn tới Chân, Thiện, Mĩ trong bộn bề lo toan, vất
vả thường nhật. Chính vì thế mà Andersen đã hoàn thành được ý nguyện của
mình, ông nói: “Những truyện ngắn làm tất cả mọi người đều thích thú và làm
xiêu lòng cả những người lớn, theo ý tôi, đó phải là mục đích của người viết
truyện ở thời đại chúng ta. tui đã tìm ra con đường dẫn tới tất cả mọi trái
tim.”[10,132].
Tìm hiểu truyện cổ Andersen có rất nhiều vấn đề rất thú vị. Các nhân vật
trong truyện Andersen sinh động, nhiều màu sắc, mang nét đặc sắc riêng. Trong
thế giới nghệ thuật phong phú và đa dạng ấy, Andersen đã tập trung mở rộng thế
giới nhân vật đến mức tối đa. “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết
thảy trong một sáng tác”(Tô Hoài). Thật vậy, nhà văn sáng tạo ra nhân vật để
thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người, một vấn đề nào đó
của hiện thực. Nhân vật của Andersen từ con người đến thần linh, loài vật, cỏ
1


cây…tất cả đều có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, tạo nên một thế giới đa thanh,
qua đó ông gởi gắm nhiều điều từ đơn giản của trẻ thơ đến triết lí sâu xa cho
người trưởng thành. Nghiên cứu đề tài: "Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
truyện cổ Andersen" có ý nghĩa lớn đối với chúng tui trong công tác giảng dạy
sau này. Nó giúp chúng tui hiểu sâu sắc truyện cổ Andersen về cuộc sống, con
người trong xã hội Đan Mạch xưa; đồng thời giúp chúng tui hiểu được giá trị to
lớn về nội dung và nghệ thuật mà Andersen đã đóng góp cho nền văn học Đan
Mạch nói riêng và kho tàng truyện cổ nói chung. Hiểu được cả hai mặt về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm giúp cho chúng tui cảm thụ tác phẩm sâu sắc
hơn, từ đó việc truyền đạt tới học sinh sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.
Là một giáo viên Tiểu học tương lai, nhiệm vụ không chỉ cung cấp những
trí thức sơ đẳng cho các em mà còn giúp giáo dục các em phát triển toàn diện
nhân cách. Các bài học rút ra từ truyện cổ Andersen là những công cụ sắc bén,

giúp trẻ thơ hiểu được những giá trị đích thực mà truyện cổ của Andersen mang
lại. Từ những nhân vật trong tác phẩm đã giúp chúng tui có cái nhìn sâu sắc hơn
về con người, cuộc sống và tình cảm trong xã hội. Đó chính là cơ sở vững chắc
góp phần vào công tác giáo dục trẻ phát triển mọi mặt cho các em.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tui đã chọn và nghiên cứu đề tài:
"Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ Andersen".
2. Lịch sử vấn đề
Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến khái niệm nhân vật, cụ thể
là những nhân vật trong truyện kể Andersen. Ở đây, chúng tui đặc biệt quan tâm
đến các công trình nghiên cứu về nhân vật văn học, nhân vật trong truyện cổ
tích, và các bài viết về tác giả Andersen cùng thế giới nhân vật của ông.
Đề cập đến vấn đề nhân vật trong tác phẩm văn học, lẽ tất nhiên không
thể không nhắc đến các vấn đề lí luận văn học về nhân vật. Viết về vấn đề này,
tác giả Đoàn Đức Phương trong bài viết “Nhân vật và tính cách” định nghĩa:
“Nhân vật văn học là hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là
sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện
con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách. Và
2


cần chú ý thêm một điều, khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một
phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên
hay không tên, được khắc họa sâu đậm hay chỉ thoáng qua trong tác phẩm,
mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính
cách, của con người, được dùng như những cách khác nhau để biểu hiện
con người.” [12,159]. Ngoài ra, tác giả còn phân loại nhân vật theo kiểu nhân
vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm (xét về vai trò của nhân vật trong tác
phẩm), hay nhân vật chính diện, phản diện (xét về phương diện hệ tư tưởng, về
quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn). Đề cập đến văn học cổ và truyện
cổ tích, tác giả còn nhắc đến kiểu nhân vật chức năng, đó là nhân vật xuất hiện

nhằm để thực hiện một chức năng nhất định nào đó.
Khái niệm nhân vật chức năng được nhiều nhà nghiên cứu tập trung đào
sâu trong các công trình của mình. Đầu tiên phải kể đến nhà nghiên cứu cổ tích
người Nga A.Propp. Trong công trình “Cấu trúc truyện cổ tích”, ông đã chọn
một số truyện cổ tích thần kì và tiến hành so sánh về mặt đề tài. Để làm được
điều này, ông đã tách ra những bộ phận tạo thành của cổ tích thần kì theo thủ
pháp riêng, sau đó đem so sánh các bộ phận tạo thành đó. Kết quả là ông có
được hình thái học tức là sự miêu tả truyện cổ tích theo các bộ phận cấu thành
và theo mối quan hệ giữa các bộ phận ấy với nhau cũng như đối với cái toàn thể.
Tác giả Nguyễn Xuân Đức trong sách “Những vấn đề thi pháp văn học
dân gian”, cũng gọi các nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng.
“Đó là những nhân vật chưa bộc lộ tính cách rõ ràng, những nhân vật chưa có
nội tâm, thậm chí chưa chú ý tới ngoại hình, tên tuổi, nhân vật cổ tích ít hành
động theo suy nghĩ của mình mà hành động theo những chức năng mà cốt
truyện đã định sẵn. Nhân vật cổ tích thường là những nét nhân cách của một
tầng lớp xã hội chứ không phải của một người” [13,79]. Từ định nghĩa này tác
giả đặt ra một vấn đề quan trọng đó là khi phân tích một nhân vật cổ tích, chúng
ta không thể áp dụng những phương pháp như khi phân tích một nhân vật của
văn học viết, nhân vật tính cách. Nhân vật viết đã bộc lộ đầy đủ cá tính, tính
cách, ngoại hình, nội tâm, nó là nhân vật của một tác phẩm cụ thể, còn nhân vật
3


cổ tích thì không. Trong bài viết này, tác giả cũng đã đề cập đến công trình
“Hình thái học của truyện cổ tích”của A.Propp, và trên cơ sở tiếp thu những
thành quả nghiên cứu của Propp, ông tiến hành khảo sát nhân vật ở ba dạng khác
nhau: nhân vật hành động trong cái khuôn định sẵn của cốt truyện, nhân vật có
những hành vi mang tính chức năng và nhân vật chỉ giữ vai trò là một chức năng
nghệ thuật. Và ông khẳng định đây là một trong những đặc trưng thi pháp nhân
vật của cổ tích thần kì.

Những điều này có thể áp dụng vào việc nghiên cứu thế giới nhân vật của
truyện kể Andersen. Bởi lẽ, những câu chuyện kể của Andersen luôn gần gũi với
thiếu nhi vì mang đậm màu sắc cổ tích, cho dù những ý nghĩa sâu xa khác của
nó thì người ta vẫn hồn nhiên chấp nhận đó là “truyện cổ tích Andersen”. Hơn
nữa, tập truyện đầu tiên của ông được xuất bản mang tên “Truyện cổ tích cho
thiếu nhi”, cho nên chúng ta không thể bỏ qua những nét đặc điểm thuần cổ tích
trong truyện Andersen. Và trong quá trình xây dựng thế giới nhân vật của mình,
Andersen cũng đã tạo nên một số lượng các nhân vật thuộc thế giới thần tiên, cổ
tích với những chức năng mà các nhà nghiên cứu đã đề cập.
Tác giả Đào Duy Hiệp trong bài viết “Đọc Andersen” đã nhấn mạnh đến
sức hấp dẫn của truyện kể Andersen thông qua một số phương diện nghệ thuật
trong thi pháp truyện kể như nhân vật, cốt truyện, giọng kể…Về nhân vật, ông
đã tiến hành khảo sát các nhân vật mang mẫu gốc của cổ tích, thông qua bốn câu
chuyện tiêu biểu đó là “Nữ chúa tuyết”, “Ip và cô bé Crixtin”, “Người bạn đồng
hành”, và “Ông già làm gì cũng đúng”. Trong đó, chức năng của nhân vật là bất
biến và họ đều phải trải qua thử thách. Còn trải qua như thế nào là do mỗi sự trợ
giúp khá nhau, mỗi nhân vật khác nhau. Ông khẳng định đây là nhân vật chức
năng, các nhân vật có những hằng số về chức năng và biến số về phương tiện
thực hiện chức năng. Ngoài ra tác giả còn phân loại các cách đặt tên cho nhân
vật của Andersen và thống kê những nhân vật có tên gọi giống như cổ tích. Các
nhân vật luôn hành động trong các tình thế tương phản giữa giàu và nghèo, độc
ác và lương thiện, chính và tà, ngay thẳng và gian dối. Ông còn nhận ra nhân vật
thiếu nhi chiếm một số lượng lớn trong các tác phẩm của Andersen, với chất thơ
4


của tuổi thơ rất đậm đặc trong những hình ảnh và giọng kể. Andersen viết cho
trẻ thơ nhưng tôn trọng chúng đến mức người lớn cũng tìm thấy được mình và
say mê trong đó. Đây chính là một thành công mà không phải ai cũng có thể có
được như nhà kể chuyện thiên tài này.

Vấn đề nhân vật của Andersen cũng được đề cập đến trong bài viết của
một số nhà nghiên cứu. Tác giả Lê Thị Thanh Tâm trong bài viết “Bi kịch hồn
nhiên trong truyện cổ Andersen” phát hiện nhân vật đồ vật, động vật rất gần gũi
với ngụ ngôn nhưng có thêm màu sắc của tiểu thuyết, thể hiện ở chất đời
thường. Nhân vật của Andersen như một kiểu mặt nạ, bị hành hạ, bóc trần, thua
cuộc mà vẫn cứ là mặt nạ, trò chơi của tuổi thơ. Các nhân vật vừa là trò chơi của
lớp vỏ ngụ ngôn, vừa là thế giới của con người thường nhật trùng khớp với mọi
biến cố của tiểu thuyết hiện đại. Tác giả khẳng định Andersen đã thiết kế thế
giới nhân vật và tình huống trong cảm hứng sâu kín về tình đời, tình người.
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã dành cho Andersen những tình cảm tốt đẹp
khi viết về ông. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục trong bài viết “Truyện Andersen”
khẳng định, trong mỗi con người luôn tồn tại những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ,
chỉ cần có một sự khơi gợi thì đứa trẻ trong mỗi con người sẽ thức giấc. Và
Andersen cùng với những câu chuyện kể của mình đã làm được điều đó cho
những độc giả yêu mến và say mê ông. Có được điều đó là do Andersen suốt đời
giữ được tấm lòng và con mắt trẻ thơ, nên ông đã nhìn thấy, nghe thấy hơi thở
của những vật nhỏ bé, tầm thường, vô tri. Andersen còn là nhà thơ của những
người cùng kiệt hèn, yếu đuối, những số phận bị hắt hủi, những kẻ xấu số…Thành
công của Andersen chính là việc đề cao sức mạnh của con người, của trí tuệ và
tình yêu. Ông phản ánh trung thực cuộc đời đầy biến cố, và ông trở thành niềm
đam mê của cả trẻ thơ và người lớn. Truyện của ông dựa trên cơ sở của hiện
thực, của tự nhiên xã hội, kết hợp với tài hư cấu và lăng kính tưởng tượng. Ông
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top