daigai

Well-Known Member
Chia sẻ với anh em ketnooi

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1. BÁN LẺ VÀ CẠNH TRANH BÁN LẺ 3
1. Hệ thống bán lẻ 3
1.1. Thương mại bán lẻ 3
1.2. Qúa trình hình thành của thương mại bán lẻ 3
2. Cạnh tranh và cạnh tranh trong thương mại bán lẻ 5
2.1. Cạnh tranh 5
2.2. Cạnh tranh trong thương mại bán lẻ 6
3. Năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ 7
3.1. Năng lực cạnh tranh 7
3.1.1. Năng lực cạnh tranh 7
3.1.2. Tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh 8
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ Việt Nam 10
PHẦN 2. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THƯƠNG MẠI BÁN LẺ VIỆT NAM 12
1. Thực trạng môi trường kinh doanh 12
2. Kinh doanh của thương mại bán lẻ Việt Nam 15
2.1. Quá trình phát triển của thương mại bán lẻ 15
2.2. Thực trạng kinh doanh của thương mại bán lẻ hiện nay 17
3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 20
3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh qua các chỉ tiêu chủ yếu 20
3.1.1. Thị phần 20
3.1.2. Năng lực cạnh tranh về chất lượng dịch vụ 21
3.1.3. Năng lực cạnh tranh về giá 23
3.1.4. Năng lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng 24
3.1.5. Khả năng đa dạng hoá kinh doanh 24
3.2. Nhận xét năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ 25
2.2.1. Điểm mạnh 26
2.2.2. Điểm yếu 28
4. Giải pháp và phương hướng phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam 30
KẾT LUẬN 34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ, nền kinh tế hội nhập quốc tế nên môi trường kinh doanh sẽ phức tạp hơn, mức độ cạnh tranh cũng khắc nghiệt hơn bởi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước nữa mà phải cạnh tranh với các đối thủ nặng ký từ nước ngoài mạnh về tài chính và cách quản lý hiện đại…Không đứng ngoài xu thế đó các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong khi đó thời điểm mở cửa thị trường đang đến gần. Thua kém các doanh nghiệp nước ngoài về mọi mặt, từ cơ sở vật chất, đến cung cách phục vụ, hoạt động quản lý…các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang từng bước tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường để có thể tồn tại được. Các doanh nghiệp không ngừng mở rộng hệ thống kênh phân phối của mình để tiếp cận thị trường đầy tiềm năng khi tốc độ tiêu dùng của người dân tăng cao qua các năm. Không để thua trên sân nhà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần nỗ lực xây dựng hệ thống các kênh thương mại hiện đại phát triển một cách bền vững, luôn luôn coi trọng yếu tố con người là hàng đầu. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong toàn bộ hệ thống: chuyên nghiệp trong bán hàng, chuyên nghiệp trong phục vụ, chuyên nghiệp trong quản lý…từng bước cải thiện vị trí kinh doanh của mình trên thị trường nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. Không chỉ vậy việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp là nhu cầu bức thiết hiện nay, đời sống được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo, hàng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy lấy chất lượng làm đầu sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Nếu doanh nghiệp đứng ngoài xu hướng đó, doanh nghiệp sẽ không tồn tại được cho nên các doanh nghiệp bán lẻ trong nước không ngừng cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

PHẦN 1. BÁN LẺ VÀ CẠNH TRANH BÁN LẺ
1. Hệ thống bán lẻ
1.1. Thương mại bán lẻ
Thương mại bán lẻ là hình thức phân phối sản phẩm háng hóa từ nhà sản xuất tới khách hàng thông qua khâu trung gian.
Hay nói cách khác thương mại bán lẻ là cung cấp dịch vụ bán hàng cho khách hàng nhằm tạo tiện ích cho khách hàng.
Các hình thức của thương mại bán lẻ:
- Phân phối từ nhà sản xuất → thương mại hiện đại ( siêu thị, trung tâm thương mại, đại lý...) → người tiêu dùng
- Nhà sản xuất → chợ truyền thống → người tiêu dùng
1.2. Qúa trình hình thành của thương mại bán lẻ
Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa, nhu cầu trao đổi hàng hóa của con người tăng lên do vậy con người cần một thị trường để có thể trao đổi hàng hóa, thông thương buôn bán với nhau và dần dần các chợ hàng hóa được hình thành, ban đầu chỉ do tự phát họp thành nơi tập trung gọi là các “ chợ cóc” sau đó hình thành các ban quản lý các “chợ” này.
Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, nhu cầu của con người tăng lên, không chỉ đòi hỏi có hàng hóa mà còn yêu cầu về chất lượng hàng hóa dịch vụ, sự đa dạng về chùng loại dẫn đến sự ra đời của thương mại bán lẻ hiện đại, các siêu thị, đại siêu thị, các trung tâm thương mại…
Theo kết quả điều tra của TNS cho thấy, tính đến tháng 6/2008, thương mại hiện đại ở Việt Nam đã chiếm 18%. Các cửa hàng trên phố chiếm 61%, hình thức chợ chiếm 13%, các hình thức còn lại chiếm 7%. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, người ta cho rằng đến 2009 thương mại hiện đại sẽ tăng trưởng nhanh và chiếm gấp đôi so với hình thức chợ.
Do cuộc sống bận rộn, đời sống được nâng cao, người dân có dần có thói quen đi mua sắm cuối tuần dùng cho nhu cầu cả tuần của gia đình để tiết kiệm thời gian bằng cách mua sắm ở siêu thị mà không đi chợ. Khi mức thu nhập được nâng lên, cuộc sống hiện đại bận rộn hơn, thay vì mua tại các chợ truyền thống, họ thích mua hàng tại các siêu thị và trung tâm thương mại – nơi có hàng hóa phong phú, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Do vậy hình thức chợ và bán hàng truyền thống có thể gặp khó khăn trong thời gian tới. Các cửa hàng tạp hóa truyền thống có thể cũng tồn tại nhưng sẽ không phải là sự lựa chọn của người tiêu dùng khi mua sắm, Người Việt Nam đang dần chuyển đổi thói quen mua sắm tại các chợ sang các hình thức thương mại hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn.
Trong thời gian tới, thị trường Việt Nam sẽ có những thay đổi rất lớn trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, chuyển từ mua sắm truyền thống (tại các cửa hàng tạp hóa, nhỏ lẻ, chợ) sang mua sắm-giải trí. Người tiêu dùng sẽ dần đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích để xem hàng và so sánh, chọn lựa khi các mặt hàng của nước ngoài tràn vào ngày càng phong phú và cạnh tranh. Trong vòng 4 năm từ 2003 đến 2007 tăng từ 41,7% lên 50,8%. Trong số đó có 30% đi mua sắm ở siêu thị, 12% dùng hình thức siêu thị bán sỉ, 8% ở trung tâm thương mại, 2% ở siêu thị nhỏ. Chính sự phát triển của thương mại hiện đại đã làm cho người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm, khi đó sẽ có nhiều hình thức mua sắm hơn để lựa chọn. Người tiêu dùng không chỉ mua các đặc tính vốn có của sản phẩm mà họ có thể trả cho sự phục vụ, cho tiện ích mà họ nhận được. Các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hoạt động bán hàng của mình, cùng với phát triển về quy mô mà cả về số lượng và chất lượng. Như vậy tính cạnh tranh sẽ cao hơn, thương mại hiện đại ngày càng phát triển, doanh nghiệp không chỉ làm sao thu hút được khách hàng đến nhiều mà còn làm sao thỏa mãn được nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, đem đến sự tiện ích cho khách hàng.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Xem thêm
Phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top