daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế

A.LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Thép là một trong những ngành công nghiệp nặng , trọng tâm
của mỗi quốc gia. Công nghiệp Thép là ngành cung cấp nguyên liệu phục
vụ cho tất cả các ngành công nghiệp xây dựng, an ninh quốc phòng. Muốn
phát triển cơ sở hạ tầng phải cần có Thép. Ngành Thép trở thành một ngành
mũi nhọn và được ưu tiên phát triển trong hệ thống các ngành công nghiệp
nặng. Ngành công nghiệp Thép trên thế giới đa dạng và phong phú. Ở Việt
Nam công nghiệp Thép là một ngành công nghiệp trẻ, được Nhà Nước
quan tâm, đầu tư và chú trọng. Ngành Thép Việt Nam bước đầu đã gặt hái
được những thành công. Tuy nhiên nghành Thép vẫn không tránh khỏi sự
lệ thuộc vào nước ngoài.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng
hơn, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của xã hội loài người. Trong
quá trình toàn cầu hóa các nước có sự phân công lao động quốc tế, nương
tựa vào nhau để phát triển. Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và quốc
tế hơn 10 năm: Năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 1996 tham gia AFTA,
năm 1998 là thành viên của APEC, năm 1992 Việt Nam nối lại quan hệ với
IMF, WB, ADB. Và đến 2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150
của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, mở ra 1 bước tiến mới trong hội
nhập kinh tế quốc tế. Ngành Thép cũng nằm trong chiến lược phát triển
kinh tế của Việt Nam và nằm trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu. Vì
vậy vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Thép Việt
Nam là vấn đề thiết yếu.
Chính vì vậy em chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế.

B.NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái niệm năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường. Theo các nhà kinh

tế, môi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các
chủ thể kinh tế tới năng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu trong
cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh
của các tổ chức kinh tế không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại
của từng chủ thể, mà điều quan trọng hơn, là trong sự so sánh tương
quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, đạt được vị thế cạnh tranh
mạnh trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận và cách hiểu năng lực cạnh tranh
khác nhau. Dưới đây là khái niệm năng lực cạnh tranh đầy đủ nhất và phù
hợp với Việt Nam nhất:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng
cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu
thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích
kinh tế cao và bền vững.
Năng lực cạnh tranh là chỉ tiêu mang tính tổng hợp bao gồm nhiều
chỉ tiêu khác cấu thành và năng lực cạnh tranh có thể xác định được cho
từng ngành và từng doanh nghiệp.
2 Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1 Mô hình APP( Assets Process Performance) của Bekley
Theo mô hình APP năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp gắn với 3 nhóm yếu tố:
• Khả năng hành động
• Khả năng tạo đầu ra của tài sản
• Quy trình quản lý
Cũng theo mô hình này cả 3 nhóm yếu tố trên cần được phối hợp để
bảo đảm cạnh tranh bền vững cho quốc gia, cho ngành và cho từng doanh
nghiệp.
Dưới đây là các yếu tố chủ yếu của mô hình APP
CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU CỦA MÔ HÌNH APP
2.2 Các yếu tố cấu thành và đo lường năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp.
2.2.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh năng lực cạnh tranh theo kết
quả đầu ra của doanh nghiệp. Tiêu chí này bao gồm:
• Thị phần
• Tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp
Thị phần thể hiện vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp
trong cùng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh. Thị phần được đo bằng tỷ lệ
doanh thu hay sản lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong 1 giai
đoạn nhất định hay 1 chu kỳ kinh doanh so với tổng số doanh thu hay số
lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Tài sản cạnh
tranh
-Chi phí yếu tố
-Nguồn nhân
lực
-Hạ tầng kỹ
thuật
-Công nghệ
-Các điều kiện
cầu
-Thể chế
Quy trình
cạnh tranh
-Quản lý
chiến lược
-Kế hoạch
-Tác nghiệp
-Phát triển
nguồn nhân

lực
Thực hiện
cạnh tranh
-Năng suất
-Nguồn lực
-Chất lượng,
hiệu quả
-Chi phí
-Chỉ tiêu tài
chính
-Chỉ tiêu
quốc tế
Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của
mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển trong tương lai .
Thị phần càng lớn chứng tỏ khả năng đứng vững của doanh nghiệp và sản
phẩm của doanh nghiệp được ưa chuộng.
Tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp là khả năng, tốc độ bành
trướng phạm vi của doanh nghiệp.
2.2.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này bao gồm 4 yếu tố:
• Chất lượng sản phẩm: là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các chỉ tiêu
của chất lượng sản phẩm bao gồm: nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ, nhóm chỉ tiêu
an toàn- vệ sinh, nhóm chỉ tiêu kỹ thuật và nhóm chỉ tiêu kinh tế.
• Giá cả sản phẩm: giá là khoản tiền bỏ ra để đổi lấy một món hang
hay một dịch vụ. Giá là yếu tố nhạy cảm bởi nó lien quan đến lợi ích cá
nhân có tính mâu thuẫn giữa người mua và người bán mức giá mà doanh
nghiệp ấn định cho sản phẩm phải đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ giữa
các yêu cầu và mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
• Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: “ Khách hàng là

Thượng Đế”. Càng ngày nhu cầu của khách hàng càng cao và mức độ khó
tính của khách hàng cũng tăng lên. Khách hàng là lý do tồn tại của doanh
nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của khách
hàng thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội kinh doanh.
• Các dịch vụ đi kèm: nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng để họ
không mất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc lựa chọn và mua sản
phẩm, nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.
2.2.3 Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
• Hiệu quả kinh doanh là trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt
được mục tiêu xác định. Mọi doanh nghiệp đều phải tìm cách nâng cao
hiệu quả kinh doanh của mình. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm:
• Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp : là tiêu chí thể hiện mức độ đạt
được mục tiêu kinh doanh , phản ánh mặt chất lượng của năng lực cạnh tranh
• Chi phí của đơn vị sản phẩm: phản ánh lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Chi phí sản phẩm thấp hơn phản ánh năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp cao hơn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay mọi
doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm tối thiểu chi phí, nhằm giảm giá thành
và tăng lợi nhuận.
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật: là chỉ số đo mức độ sử dụng, khai
thác các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp.
2.2.4 Năng suất các yếu tố đầu vào:
Là khả năng sử dụng, khai thác các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Chỉ tiêu này phản ánh lượng sản phẩm đầu ra
so với đơn vị yếu tố đầu vào, phản ánh năng lực đáp ứng nhu cầu khách
hàng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này bao gồm:
• Năng suất lao động: phản ánh trình độ tổ chức sản xuất kinh
doanh, năng lực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ của doanh
nghiệp. Năng lực lao động được đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và số

lao động trung bình trong 1 kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao
năng lực cạnh tranh càng cao.
• Hiệu quả sử dụng vốn
• Năng suất sử dụng tài sản
• Năng suất yếu tố tổng hợp như năng suất yếu tố khoa học, công
nghệ…
2.2.5 Các tiêu chí đánh giá khác
• Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp
• Khả năng thu hút nguồn lực
• Khả năng liên kết , hợp tác của doanh nghiệp
3. Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
3.1 Các nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp ( nhân tố bên
trong)
3.1.1 Trình độ và năng lực quản lý của doanh nghiệp.
Yếu tố này quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thể
hiện bởi:
● Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là người lãnh đạo. Người
lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách, điều
khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Lựa chọn người lãnh
đạo có năng lực là doanh nghiệp đã nắm chắc 50% thắng lợi.
●Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố
trí cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng , nhiệm vụ
các bộ phận theo hướng gọn nhẹ, có hiệu quả cao, năng động…
● Thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế
hoạch, điều hành tác nghiệp

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top