daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Được chính thức thành lập vào năm 2000, TTCK đã đánh dấu một sự phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng là một tác nhân quan trọng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra một kênh dẫn vốn trung và dài hạn, hỗ trợ bổ sung cho kênh dẫn vốn ngắn hạn qua hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như quá trình hội nhập kinh tế, xã hội của nước nhà.
Công ty cổ phần chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là một trong những công ty chứng khoán còn non trẻ, đang dần dần khẳng định vị thế trên thị trường. Trong bối cảnh TTCK Việt Nam có nhiều biến động, tình hình hoạt động kinh doanh của các CTCK nói chung và VICS nói riêng cũng trải qua những thăng trầm nhất định. Đặc biệt, ngày 12/01/2012, TTCK đã mở cửa hoàn toàn theo các cam kết WTO, cho phép công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Ngày 20/2/2012, UBCKNN chấp thuận cho các SGDCK tiến hành triển khai thí điểm việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều trong vòng 03 tháng, thời điểm bắt đầu áp dụng kể từ ngày05/03/2012. Như vậy, cơ hội dành cho các công ty chứng khoán nói chung và VICS nói riêng là rất lớn, đồng thời thách thức kèm theo cũng không hề nhỏ. Các công ty chứng khoán vừa phải gồng mỡnh lờn vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường, vừa phải cạnh tranh với các công ty chứng khoán trong nước và đặc biệt phải cạnh tranh với các công ty chứng khoán nước ngoài. Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi công ty luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Xuất phát từ thực tế và sau một thời gian thực tập, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của VICS, em đã chọn đề tài “Nõng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu tại công ty cổ phần chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu những lý luận cơ bản về CTCK và hiệu quả kinh doanh của CTCK nhằm tìm ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
4. Kết cấu đề tài:
Nội dung luận văn tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu, phụ lục và kết luận, gồm 3 phần:
Chương 1: Công ty chứng khoán và hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

CHƯƠNG I
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1. Những vấn đề chung về công ty chứng khoán:
1.1.1. Khái niệm về công ty chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là loại thị trường đặc biệt mà ở đó thực hiện trao đổi, mua bán các loại chứng khoán. Việc giao dịch mua bán hàng hóa trên thị trường bắt buộc phải thực hiện qua các tổ chức làm trung gian, đó là các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Công ty chứng khoán là một trong những tổ chức kinh doanh chứng khoán, là một loại hình định chế trung gian đặc biệt trên thị trường chứng khoán, thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán như ngành nghề kinh doanh chính.
Tại Việt Nam, theo quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 của UBCKNN, CTCK là CTCP, Công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hay một số loại hình kinh doanh chứng khoán.
Trong quá trình phát triển của thị trường, với tư cách làm trung gian môi giới, CTCK thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa bằng cách rút ngắn khoảng thời gian tìm kiếm và gặp gỡ giữa người mua và người bán, đặc biệt đối với những hàng hóa mà người có nhu cầu mua không dễ gặp người có nhu cầu bán.
CTCK thực hiện các hoạt động kinh doanh như bất cứ một tổ chức kinh doanh nào khác trong nền kinh tế, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều nhằm mục đích thu lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh mua, bán chứng khoán.

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán:
Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán của nó. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống cỏc phũng ban chức năng.
Cơ quan điều hành cao nhất của CTCK là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Ban giám đốc và Giám đốc điều hành công ty. Giúp việc cho Hội đồng quản trị có Ban kiểm soát với nhiệm vụ theo và kiểm soát tất cả các giao dịch chứng khoán.
Theo thông lệ quốc tế, cơ cấu tổ chức của một CTCK gồm cỏc phũng chủ yếu sau:
Phòng giao dịch: Nhận và thực hiện giao dịch tại Sở đối với các lệnh giao dịch. Thụng thường phòng giao dịch gồm 3 bộ phận:
Bộ phận môi giới cho khách hàng.
Bộ phận tự doanh.
Bộ phận nghiên cứu và phân tích chứng khoán.
Phòng kế toán tài chính: gồm 2 bộ phận chính là bộ phận tài chính và bộ phận kế toán.
Phòng Marketing.
Phòng quản trị hành chính.
Phòng lưu kí, đăng kí, lưu trữ.
Phòng quản lý tài sản.

1.1.3. Chức năng của công ty chứng khoán:
Đối với người đầu tư, CTCK có hai chức năng chính sau: Một là, cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng; Hai là, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của khách hàng.
Chức năng cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng:
CTCK thông qua nhân viên bán hàng cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và khuyến nghị đầu tư. Nguồn cung cấp báo cáo nghiên cứu và khuyến nghị đầu tư chủ yếu là từ bộ phận nghiên cứu trong công ty. Định kì hàng tuần, bộ phận nghiên cứu của CTCK cung cấp cho người môi giới rất nhiều thông tin nghiên cứu, như kết quả tổng hợp và phân tích của chính công ty và những thông tin đặt mua của các công ty khác kèm theo những khuyến nghị cụ thể về loại chứng khoán cần mua, bán. Nhân viên môi giới của CTCK sẽ sử dụng những thông tin này để cung cấp cho khách hàng của mình tùy theo những yêu cầu và thông số cụ thể tương ứng với từng khách hàng.
Chức năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của khách hàng:
Người môi giới nhận đơn đặt hàng và thực hiện giao dịch cho khách hàng. Đây là cả một quá trình, từ việc hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại công ty, tiến hành giao dịch, xác nhận giao dịch, thanh toán và chuyển kết quả giao dịch cho khách hàng. Sau khi giao dịch được thực hiện, người môi giới có nghĩa vụ thực hiện các công việc hậu mãi, tiếp tục chăm sóc tài khoản của khách hàng, tiếp tục đưa ra những khuyến cáo và cung cấp thông tin, theo dõi và nắm bắt những thay đổi trong cuộc sống, trong công việc... dẫn đến những thay đổi trong tình trạng tài chính và thái độ chấp nhận rủi ro của khách hàng, đề xuất các giải pháp hay chiến lược mới thích hợp hơn đối với khách hàng.
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán:
Hoạt động kinh doanh của CTCK là một loại hình kinh doanh ảnh hưởng nhiều đến lợi Ých công chúng và rất dễ bị lợi dụng nhằm kiếm lợi riêng, luật pháp các nước đều quy định rất chặt chẽ đối với các hoạt động của CTCK. Vì vậy, các CTCK phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để bảo vệ cho các nhà đầu tư.
1.1.4.1. Nhóm nguyên tắc đạo đức:
CTCK phải hoạt động trên nguyên tắc trung thực, tận tụy, bảo vệ, vì quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng, ưu tiên bảo vệ lợi ích của khách hàng trước lợi ích của chính mình.
CTCK có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng và chỉ được tiết lộ thông tin của khách hàng trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
CTCK phải giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không được sử dụng bất kì hành động lừa đảo phi pháp nào, có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết đầy đủ các thông tin khi có những trường hợp có thể xảy ra xung đột lợi ích.
CTCK không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó phục vụ cho giao dịch của khách hàng.
CTCK phải quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của mình và tài sản của khách hàng với nhau.
Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn, CTCK phải cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng và giải thích rõ ràng về các rủi ro mà khách hàng có thể phải gánh chịu, đồng thời không được khẳng định về lợi nhuận của các khoản đầu tư mà họ tư vấn.
CTCK không được phép nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài các khoản thù lao thông thường cho dịch vụ của mình.
Ngoài các quy định trên, pháp luật các nước cũng cú cỏc điều khoản chống thao túng thị trường như hạn chế sự hợp tác giữa các CTCK, cấm các giao dịch mua bán giả tạo và khớp lệnh với mục đích tạo ra một trạng thái giao dịch tích cực bề ngoài. Các CTCK cũng không được đưa ra những lời đồn đại, gian lận, xúi giục hay dựng cỏc hành vi lừa đảo khác trong giao dịch chứng khoán.
Bên cạnh các quy định về thao túng thị trường, giao dịch nội gián cũng là vấn đề được quản lý khá chặt chẽ. Theo đú, cỏc C
3.3.4. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho TTCK:
Hiện đại hóa công nghệ thông tin trên cơ sở đồng bộ và thống nhất giữa Sở giao dịch, thị trường giao dịch chứng khoán và các thành viên là các tổ chức cung ứng dịch vụ kinh doanh chứng khoán. Một số CTCK đã tận dụng lợi thế từ ngân hàng mẹ về mạng lưới, còn nhiều công ty còn lạc hậu nhiều công đoạn nhưng chưa được xử lý. Cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng một kế hoạch tổng thể toàn diện về CNTT đồng bộ cho toàn thị trường. Kế hoạch tự động hóa tổng thể cần có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng phát triển thị trường toàn diện, phải được cập nhật định kỳ, phương án thay đổi trong các môi trường thị trường. Bên cạnh đó cần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa cách giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ của SGDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán; từng bước kết nối với các SGDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong khu vực Asean.
3.3.5. Phát triển hệ thống đào tạo chứng khoán và TTCK:
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nên việc phổ cập kiến thức, nâng cao sự hiểu biết về TTCK là vấn đề cần thiết. Thực tế là phần lớn nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ còn thiếu hiểu biết về Chứng khoán và TTCK nên dễ đầu tư theo yếu tố tâm lý. Đối với các doanh nghiệp thì khá nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về lợi ích mà TTCK mang lại do đó còn ngần ngại và chưa muốn tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ, lẻ và chưa am hiểu về đầu tư chứng khoán. Mà mức độ chuyên nghiệp của các nhà đầu tư góp phần quan trọng trong sự phát triển của TTCK. Việc nâng cao trình độ cho công chúng giúp cho ngày càng có nhiều người quan tâm đến TTCK và tham gia vào TTCK. Điều này giúp cho TTCK phát triển ngày càng rộng khắp tạo điều kiện phát triển kênh huy động vốn cho nền kinh tế thông qua TTCK. Vì vậy, để TTCK thực sự phát triển, để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào TTCK thì cần mở rộng hệ thống đào tạo ở các trường đại học; tăng cường phổ cập kiến thức cho doanh nghiệp, công chúng thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn. Mặt khác, nên tăng cường hơn nữa các chương trình tìm hiểu về chứng khoán và TTCKtrờn các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet, tổ chức các hội thảo, các buổi nói chuyện để nhằm giải đáp những thắc mắc của nhà đầu tư về TTCK, phát hành thờm cỏc tài liệu về chứng khoán phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu của các nhà đầu tư....
3.3.6. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán:
Hiện tại, cơ cấu tổ chức hoạt động của thị trường chưa tạo điều kiện tốt nhất để thị TTCK có thể phát triển vững mạnh trong thời gian tới. Vì vậy cần:
Tiến hành rà soát phân nhóm các CTCK theo mức độ rủi ro giảm dần dựa trên 2 chỉ tiêu: Vốn khả dụng/tổng rủi ro (bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, và rủi ro hoạt động) và tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ làm tiền đề cho công cuộc tái cơ cấu TTCK theo tư tưởng chỉ đạo của Thông tư 226.
Phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu phát hành cổ phiếu, niêm yết, giao dịch của nhiều loại hình doanh nghiệp và đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước theo hướng tách biệt thị trường giao dịch tập trung, thị trường giao dịch phi tập trung (OTC), thị trường đăng ký phát hành, giao dịch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mở rộng phạm vi hoạt động Trung tâm Lưu ký chứng khoán, áp dụng các chuẩn mực lưu ký quốc tế, thực hiện liên kết giao dịch thanh toán giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
Tái cấu trúc mô hình tổ chức TTCK theo hướng cả nước chỉ có một SGDCK và từng bước cổ phần hóa SGDCK để bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường.
Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam.
Tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các công ty chứng khoán dựa trên ba trụ cột chính: Quy định về mức độ đủ vốn; quy định về hướng dẫn thông lệ khuôn khổ quản lý rủi ro cho các CTCK; đánh giá, xếp hạng các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế từ đó phân loại và giám sát các tổ chức này...

KẾT LUẬN
TTCK Việt Nam đang đứng trước những cơ hội để phát triển mạnh mẽ và đi cùng sự phát triển đó là những cơ hội và thách thức cho các CTCK. Sự đào thải khắc nghiệt của môi trường kinh doanh sẽ giúp VICS khẳng định được những thế mạnh của mình.
Đề tài tốt nghiệp “Nõng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” đã thực hiện được những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Thứ nhất, trình bày vai trò, ý nghĩa của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế nói chung và CTCK nói riêng.
Thứ hai, nêu ra những thực trạng về hiệu quả kinh doanh của VICS.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của VICS trong thời gian tới.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top