Corydon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu
Theo quan điểm của người Babilon, người Ai Cập, Ấn Độ và Ba Tư cổ đại thì nước là “nguồn gốc của mọi nguồn gốc”, là cội nguồn của tất cả những gì tồn tại.
Nhà triết học cổ Hi Lạp Arixtot coi nước như một bộ phận của thiên nhiên - học thuyết về 4 yếu tố: lửa, không khí, nước và đất.
Từ xưa đến nay chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của nước đối với sự sống như thế nào, không có nước thì sự sống trên trái đất này cũng sẽ không tồn tại. Nhưng hiện nay môi trường nước ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó sự sống của con người cũng bị đe dọa, rất nhiều bệnh tật phát sinh như ung thư, bệnh da liễu…, rất nhiều động vật sống dưới nước bị chết hàng loạt…Nước quan trọng như thế nào? Ô nhiễm nguồn nước ra sao? Vậy chúng ta cần có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng đó?
Với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, nhóm chúng tui nghiên cứu về đề tài “Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước” để cùng các bạn tìm ra câu trả lời xác đáng nhất cho những vấn đề chúng ta và cả xã hội đang quan tâm.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về tài nguyên nước
Chương II : Quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay
Chương III : Hiện trạng thực thi pháp luật.Một số kiến nghị
Nội dung

Chương I: Tổng quan về tài nguyên nước

Theo điều 3.1 của Luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Nước là một thành phần của môi trường gắn liền với sự tồn tại và phát triển vủa con người cũng như sự sống trên hành tinh.
Nước đươc coi là loại khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một năng lượng lớn, hòa tan nhiều vật chất …phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người.
Các nền văn minh lớn của nhân loại cũng sớm nảy nở trên các con sông lớn như văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil, văn minh sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hồng ở Việt Nam, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nước giữ vai trò cực kì quan trọng, không những cần cho sự sống của mọi sinh vật mà còn là nhân tố quyết định sự phát triển nền văn minh của xã hội loài người. Đối với từng vùng hay quốc gia riêng biệt thì nước còn là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định sự phân bổ của lực lượng sản xuất. Do nước có tầm quan trọng như vậy nên các quốc gia đều coi bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là một quốc sách.

* Vai trò của nước đối với thiên nhiên và con người:
Trái đất của chúng ta có 2/3 bề mặt là đại dương, 17% là nước mặn, 3% là nước ngọt (trong đó 77% đã bị đóng băng) .
Nước là chiếc nôi của sự sống, không có nước thì sẽ không có sự sống. Nước tham gia vào vòng vật chất của tự nhiên, tham gia vào các phản ứng hóa học, các quá trình biến đổi vật chất. Nước là nguồn vật chất cần thiết cho con người. Tham gia vào các cấu trúc tế bào, phản ứng sinh hóa, điều hòa thân nhiệt, hòa tan các chất hữu cơ. Nhu cầu của sinh vật là khoảng 10 tấn nước/ 1 tế bào sống. Nước đóng vai trò quan trọng trong các ngành sản xuất và các hoạt động phát triển của con người. Nước tạo thành mạng lưới giao thông, thủy lợi và nguồn điện năng phục vụ đời sống của con người.

Nước là một nhu cầu cần thiết cho sự sống trên trái đất, đặc biệt là sự sống của loài người. Song lượng nước trên trái đất đang tồn tại ở dạng phục vụ cho cuộc sống con người chiếm tỉ lệ rất ít nên việc sử dụng hợp lí nguồn nước, phân phối và giữ cho nguồn nước được trong sạch đang trở thành một thách thức cho cả nhân loại.

1.Tài nguyên nước trên thế giới:
Theo tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trái đất là trên 1,4 tỉ km3, nước rất phong phú, phân bố trong các môi trường khác nhau như đại dương, biển, ao , hồ, sông , suối, các núi tuyết ở Bắc cực và Nam cực.
Nước đại dương : 1 tỷ 300 triệu km3.
Nước lục địa (sông ngòi, ao, hồ): 83,320 km3.
Nước trong đất : 7500 km3.
Nước băng hà : 24 km3.
Nước trong khí quyển : 14 km3.
Hơi nước trong khí quyển cứ 9 ngày thì thay đổi hoàn toàn. Hàng năm lượng mưa rơi xuống 105.000 km3 thì có 2/3 quay lại khí quyển. Song nguồn tài nguyên nước phân bổ không đồng đều trong không gian và thời gian. Nước thưa ở vùng nhiệt đới, khô hạn ở vùng Trung Á, Bắc Phi, Tây Nam nước Mĩ.
Khả năng sử dụng nuớc của loài người đã đạt tới 9000km3/năm. Nhìn chung thì thiên nhiên cung cấp đủ nước cho 10 tỷ người. Song nước bây giờ bị thiếu do sử dụng lãng phí, thất thoát nước, do bốc hơi nước và bị ô nhiễm. Từng quốc gia trên thế giới sử dụng nước không đồng đều.
2. Tài nguyên nước ở Việt Nam:
Nét riêng về khí hậu của Việt Nam là vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000mm, nhưng lựợng mưa lại phân bố không đều, 85% lượng mưa tập trung về mùa mưa.
Hệ thống sông ngòi nước ta khá dày đặc, phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ. Trung bình cứ 20km dọc theo bờ biển thì có 1 con sông.
Nước ta có bờ biển dài hơn 3260km, trong đó chứa nhiều tài nguyên khoáng sản như mỏ dầu, khí đốt, nhiều động thực vật, hải sản quý.
So với nhiều nước trên thế giới thì Việt Nam có tài nguyên nước khá dồi dào, lượng nước trung bình đầu người là 17.000m3/năm. Hệ số khai thác đạt 3% tổng lượng nước tự nhiên.
Theo Luật tài nguyên nước 2005 của nước CHXHCHVN: “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường;
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra “;
Tài nguyên nước là thuộc sở hữu toàn dân và thuộc sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Quản lý tài nguyên nước: Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước và mọi hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.
Bảo vệ tài nguyên nước chính là bảo vệ sự sống còn của loài người cũng như sự sống của trái đất. Vậy nên bảo vệ tài nguyên nước là một nội dung không thể thiếu của pháp luật môi trường.
Tính tất yếu phải bảo vệ tài nguyên nước: Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nước dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…không có nước thì không có sự sống của con người cũng như sư sống trên trái đất.
Tùy theo tính chất, đặc điểm cũng như yêu cầu quản lí, sử dụng tài nguyên nước vào những mục đích khác nhau, pháp luật phân chia nước nói chung thành các loại cụ thể:
• Nước mặt (là nước tồn tại trên bề mặt đất liền hay hải đảo)
• Nước dưới đất (là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất)
• Nước sinh hoạt (nước dùng cho ăn uống ).
• Nước sinh hoạt (là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh họat hay mới có thể xử lí thành nước sạch một cách kinh tế ).
• Nước quốc tế (là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang lãnh thổ các nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chảy sang lãnh thổ Việt Nam hay nằm trên biên giới giữa Việt Nam và nước láng giềng)…
3. Ô nhiễm nước:
Theo điều 3.6 Luật tài nguyên nước năm 2005: ”Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật“.
“Ô nhiễm nguồn nước” là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
Trong quá trình sử dụng nước sạch vào mục đích khác nhau của đời sống, con người đã thải ra môi trường xung quanh 1 lượng nước bị ô nhiễm. Nước bẩn thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp đô thị đã đưa vào nguồn nước sạch 1 khối lượng khá lớn chất bẩn và làm thay đổi những đặc tính cơ bản của nước tự nhiên làm cho nước bị ô nhiễm. Hàng năm nền công nghiệp Hoa Kì đã dùng 400 ngàn kg thủy ngân để chế tạo thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ dại nhằm sử dụng cho nhu cầu công nghiệp, và độc tố thì thải ra vùng nước mặt.
Ở Ấn Độ khoảng 70% nước mặt đang bị nhiễm bẩn.
Ở Trung Quốc thì 70 con sông đang bị ô nhiễm nặng. Ô nhiễm đại dương cũng đã trở thành một thực tế rất đáng lo ngại.
Những con sông nổi tiếng như sông Ranh đang biến thành “đường cống công cộng “ lớn của Châu Âu , sông Hoàng Hà ( Trung Quốc ) đã bị chuyển màu và bị sủi bọt…Sông Mê Kông trở thành nơi giấu rác của Châu Á.
Biển cũng có nước đã đổi màu và tương lai có thể sẽ đổi dòng. Biển chiếm 65% bề mặt trái đất, không còn là lá phổi của trái đất mà đã trở thành hố rác của loài người.
Ngày nay vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nước còn đang là vấn đề khó khăn và gay gắt đối với toàn thể loài người..
Chương II:Quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay

I. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay vấn đề thiếu nước ở một số nơi đang trở thành vấn đề cấp bách, nguồn nước ở hầu hết các nơi có sự xuất hiện của con người đều đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà bác học nói rằng nước trên hành tinh này là rất nhiều nhưng cũng là rất ít. Rất nhiều bởi vì nào biển cả, sông hồ, băng tuyết, mưa rơi… Nhưng rất ít vì nhu cầu ngày nay của loài người đã ngang bằng với những nguồn nước ngọt có khả năng tái sinh. Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt chúng ta đã làm nhiễm bẩn quá nhiều.
Theo WHO, hằng ngày có một lượng lớn nước cống chưa được xử lý đổ vào các sông, hồ, đại dương trên khắp thế giới. Theo báo cáo tổng hợp về sức khoẻ trẻ em và môi trường (Atlas of children’s health and the environment) của WHO, mỗi gram nước cống chứa khoảng 10 triệu vi trùng, 1 triệu vi khuẩn, 1000 nang kí sinh trùng và 100 trứng sán các loại. Riêng ở sông Hằng, Ấn Độ, cứ mỗi phút dòng sông này “tiếp nhận” đến 1 triệu lít nước như thế. WHO cũng cho biết rằng trước tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng như thế việc rửa tay trước và sau khi ăn sẽ cứu sống khoảng 1 triệu người mỗi năm.
Như vậy ô nhiễm môi trường nước cùng với những tác nhân độc hại khác trong môi trường sống đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người trên toàn thế giới.
cầu các chủ dự án đầu tư khi xây dựng các công trình phải có các phương án xử lý môi trường.
Ngoài việc kiện toàn các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm khắc, cần hoàn thiện các văn bản luật có liên quan như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Pháp lện bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Luật khoáng sản, …bảo đảm cho hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường được đồng bộ.
Ngoài ra, cần nghiên cứu các quy định quốc tế về tiêu chuẩn môi trường để vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.
2. Giáo dục ý thức của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày, luôn gây ra các tác động không nhỏ đến môi trường nước. Vì vậy, việc giáo dục cũng được đặt ra hàng đầu.
Có nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường như: phân phát các tờ rơi, mở các lớp tập huấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và bảo vệ môi trường… Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người. Để đạt được hiệu quả cần đưa nội dung bảo vệ môi trường vào giáo dục ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tạo điều kiện và khuyến khích người dân thường xuyên nhận được những thông tin về môi trường như một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường. Động viên và hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống sạch sẽ, hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng… , từ đó xây dựng trong nhân dân văn hóa môi trường. Mặt khác, cần có biện pháp đưa công tác bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường nước nói riêng vào quy ước, hương ước làng xã. Đồng thời cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thành lập các hiệp hội về môi trường…
3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xử lí ô nhiễm môi trường nước.
Để có thể nhanh chóng khắc phục và hạn chế đến mức tối đa tác hại của chất thải gây ra đối với môi trường, ngay từ bây giờ chúng ta phải sử dụng có chọn lọc các công nghệ hiện đại- công nghệ có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch của các nước phát triển. Ứng dụng khoa học tiên tiến, công nghệ sạch vào trong sản xuất. Để thực hiện tốt biện pháp này phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ tri thức của người lao động cũng như cán bộ quản lý.
Cần có sự vào cuộc một cách tích cực của Bộ tài nguyên và môi trường, hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường, để đem tới những ứng dụng của khoa học công nghệ vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường nước. Phát triển công nghệ môi trường phải đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, và phải dựa vào nội lực và du nhập công nghệ thích hợp từ nước ngoài.
4. Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường.
Khuyến khích doanh nghiệp bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua các biện pháp như thuế, phí chất thải, phí phạt do gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nên có chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt việc xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường.
Ngoài ra, việc xã hội hóa trong việc xử lí nước thải (nhất là đối với nước thải từ các bệnh viện, các trung tâm y tế..). Có hai cách có thể thực hiện: Doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lí nước thải, rồi tổ chức đấu thầu cho các doanh nghiệp khác vận hành, bảo trì và thu phí. Hoặc, các doanh nghiệp đấu thầu, tổ chức việc xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, kiêm luôn vận hành, bảo trì, và thu phí tính theo m3 nước thải thải sau khi đã được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, phải tiếp tục cải cách giá cả để nâng giá tài nguyên lên mang mức quốc tế; Phải có chính sách đưa chi phí do làm cạn kiệt tài nguyên và chi phí do gây ô nhiễm môi trường vào giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm.
Kết luận

Tài nguyên nước cũng như môi trường sinh thái đang bị xuống cấp nghiêm trọng do quy mô khai thác ngày càng tăng, do mức độ thải các chất độc ngày càng lớn.
Nhiều quốc gia đã lâm vào tình trạng thiếu nước. Nhiều vùng tuy có sẵn nguồn nước với khối lượng lớn nhưng do nước bị ô nhiễm nên cũng bị thiếu nước. Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc ( LHQ) , trong thập kỷ cuối của thế kỷ 20 hằng năm trên “Hành tinh trái đất“ có khoảng 25 triệu người chết do thiếu nước sạch. Một vấn đề con người phải đối mặt là nguy cơ bùng nổ, xung đột và tranh chấp về nguồn nước ở phạm vi vùng và quốc gia. Cũng theo tài liệu nghiên cứu của Liên hợp quốc, vào năm 2020 sẽ có khoảng 40% dân số thế giới phải sống ở khu vực thiếu nước.
Để hạn chế những hậu quả khôn lường đó, con người phải ý thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của tài nguyên nước để sau đó nhận biết một cách tự giác vai trò vấn đề sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế tối đa sự lãng phí nước, hạn chế tối đa những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp đế sự ô nhiễm nguồn nước. Làm được như vậy là con người đã tự bảo vệ chính mình, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên nước và môi trường nói chung.
Tài nguyên nước tuy không vô tận, song nhờ tính kì diệu là vận động - tuần hoàn và tái tạo nên sẽ cung cấp đủ nhu cầu sống của con người với điều kiện duy nhất là con người phải biết ứng xử một cách phù hợp trong khai thác và sử dụng.



Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình luật môi trường – trường Đại học Luật Hà Nội 2006.
2. Giáo trình Luật môi trường – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 2006.
3. Thủy lợi và Môi trường – Giáo sư tiến sĩ Trịnh Trọng Hàn - NXB Nông nghiệp 2005.
4. Con người và môi trường – Nguyễn Thị Kim Loan 2005.
5. Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam- Lí luận và thực tiễn – Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao 2003.
6. Ô nhiễm môi trường – Đào Ngọc Phong 1979.
7. Thủy công, tập 1 và 2 – Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Trường, Trịnh Trọng Hàn - NXB Xây dựng 2005.
8. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường năm 2007 các số tháng 1, 3, 4, 9, 11.
9. Tạp chí Lí luận chính trị số tháng 10/ 2007.
10. Báo Lao động số 63 ngày 19/03/2007.
11. Báo điện tử Vietnamnet ngày 30/11/2005.
12. Trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục lục
Lời nói đầu…………………………………………………..........................1
Chương I : Tổng quan về tài nguyên nước…………………………………..2
1.Tài nguyên nước thế giới…………………………………………………..3
2.Tài nguyên nước ở Việt Nam……………………………………………...4
3.Ô nhiễm nguồn nước………………………………………………………6
Chương II : Quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………..8
I- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước Việt Nam hiện nay………………..8
1.Ô nhiễm nước sinh hoạt…………………………………………………...9
2.Ô nhiễm môi trường nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh………...12
II- Một số quy định pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam………………………………………………………………………...22
1Nghĩa vụ của nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ...23
2.Nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ , phát triển tài nguyên nước ………………………………………………………………………..28
3.Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước...31
Chương III : Hiện trạng thực thi pháp luật.Một số kiến nghị………………42
I- Hiện trạng thực thi pháp luật…………………………………………….42
II- Một số kiến nghị………………………………………………………...44
Kết luận…………………………………………………………………….48
Danh mục các tài liệu tham khảo…………………………………………..49

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu alkaloid và quy trình tách chiết một số chất có bản chất là alkaloid Khoa học kỹ thuật 0
D Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đặt phòng của khách sạn Sea and Sand Luận văn Kinh tế 2
J Một số biện pháp và ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình thanh toán và tiễn khách tại khách sạn Vĩnh Khá Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đặt phòng cho khách đoàn nội địa tại khách sạn Tam Kỳ Luận văn Kinh tế 1
B Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao quy trình phục vụ của bộ phận buồng tại khách sạn Thu Bồn Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy công tác trả lương ở Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Hà Nộ Luận văn Kinh tế 0
T Quy trình chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án tại EVN.IT - Thực trạng và kiến nghị một số giải pháp Công nghệ thông tin 0
C Một số giải pháp góp phần hoàn thiện và thúc đẩy công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị tại địa bàn H Công nghệ thông tin 0
C Một số giải pháp marketing hoàn thiện quy trình dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón ho Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top