bat_can_doi

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Một số cơ hội thách thức mà ngành dệt may gặp phải và các giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình hội nhập của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. 2
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KÌ. 4
1.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. 4
2.Những cơ hội của ngành dệt may khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. 5
3. Những khó khăn và thách thức của ngành dệt may may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. 7
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG MỸ. 10
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu đối với các nước lạc hậu muốn trở thành các nước có nền sản xuất lớn. Sự cất cánh của bốn con rồng Châu á đều có quá trình tích lũy thông qua ngành dệt may và xuất khẩu dệt may. Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp dệt may có vị trí to lớn trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mười năm qua, ngành dệt may đã có bước phát triển mạnh mẽ trở thành ngành xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu thô, song vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng gia công. Làm gì để ngành dệt may Việt Nam có thể cất cánh? Đó là một câu hỏi không chỉ riêng ngành dệt may mà cả chính phủ phải quan tâm.
Để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, vấn đề đặt ra cho toàn ngành cần thiết phải nghiên cứu tiếp cận và thâm nhập thị trường tiềm năng, mở rộng các thị trường hiên có. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kì, Việt Nam không chỉ đạt được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương mà còn phải thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Vì vậy trong bài viết này em xin trình bày: "Một số cơ hội thách thức mà ngành dệt may gặp phải và các giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình hội nhập của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ".
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.
Ngành sản xuất sản phẩm dệt may nước ta đã có truyền thống lâu đời, nhưng ngành vẫn chỉ dừng ở trình độ sản xuất thủ công nghiệp và phổ biến là “làng nghề”. Quá trình chuyển hóa từ sản xuất thủ công lên sản xuất công nghiệp mới chỉ đựoc ghi nhận khoảng 1 thế kỉ với tác nhân là sự chuyển giao công nghệ từ Châu Âu. Sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt may bắt đầu khi khu công nghiệp Đông Nam á được thành lập năm 1889. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam mới thực sự phát triển cả về quy mô và tốc độ, nhưng chủ yếu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh.
Từ năm 1975 cho đến năm 1991 ngành công nghiệp dệt may cả nước vẫn chủ yếu dựa vào thiết bị cũ được chuyển giao từ Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu. Sản phẩm đều nhằm phục vụ nhu cầu nội địa là chính.
Từ năm 1991 đến nay công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đã mở ra thời kì phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dệt may. Sự phát triển của ngành công nghiệp này được ghi nhận trên nhiều phương diện, trước hết là sự đổi mới về thiết bị và công nghệ, tiếp đến là sự phát triển về quy mô của các doanh nghiệp nhà nước và sự tham gia nhanh chóng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế tư nhân, cuối cùng là sự thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm dệt may.
Mặc dù phát triển chậm hơn so với các nứoc láng giềng Châu á, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển một cách đầy ấn tượng trong những năm gần đây về công suất cũng như kim ngạch xuất khẩu. Ngành đã có thể tự khẳng định mình là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tăng từ 90 triệu USD năm 1990 lên 1,35 tỉ USD năm 1997 và tạo ra khoảng 20 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Dệt may được coi là một trong các ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi nó sử dụng nhiều lao động, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước, chỉ đứng thứ hai sau dầu khí. Năm 2001 giá trị xuất khẩu của ngành đã đạt được 2,1 tỉ USD, tao công ăn việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt được 2,7 tỷ USD, tăng 37% so với 2001. Mục tiêu đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may phải đạt 4-5 tỷ USD và đến năm 2010 sẽ là 8-10 tỷ USD, thu hút 2,5 đến 3 triệu lao động. Những thành tựu trên đã đạt được chính trong bối cảnh ngành phải gia nhập vào một thị trường rất nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt. Phát triển tốt ngành dệt may đồng nghĩa vơí việc hội nhập vào khu vực và thế giới một cách hiệu quả hơn bởi chính những đặc điểm toàn cầu của nó.
Dệt may là sản phẩm đa dạng, nhiều chủng lọai và nhu cầu liên tục tăng lên cùng với xu thế tăng trưởng kinh tế. Mức sống càng cao đòi hỏi phải ăn mặc càng đẹp, hơn thế nữa sản phẩm lai gọn nhẹ. Mỗi quốc gia đều có những phong tục tâp quán khác nhau nên thị hiếu về cách ăn mặc cũng khác nhau. Vì vậy nghiên cứu tìm hiểu kĩ đặc điểm này giúp cho mặt hàng xuất khẩu của ta ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KÌ.
1.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được kí kết ngày 13/7/2000 đã chính thức có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại song phương,trong đó mở ra nhiều cơ hội cho việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Mỹ là một thị trường lớn với dân số trên 270 triệu, GDP hơn 10.000 tỷ USD mỗi năm, trong đó 80% được dành cho tiêu dùng. Mỹ là một nền kinh tế có sức mua lớn nhất thế giới. Hàng năm, Mỹ nhập khẩu hơn 1000 tỷ USD, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới. Mặt khác, Mỹ không những là một thị trường lớn mà còn có sức chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến thị trường thế giới cũng như các tổ chức thương mại và tài chính quốc tế.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ, có nhiều ngành nghề truyền thống trong đó có ngành dệt may, nên có khả năng và lợi thế trong sản xuất ngành hàng này. Đây là mặt hàng mà thị trường Mỹ có nhu cầu rất lớn và họ đã mất lợi thế so sánh trong mặt hàng này.
Kể từ khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng nhanh. Nếu năm 1994, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam sang Mỹ là 50,4 triệu USD thì năm 2001 là 1.065,3 triệu USD, tăng gấp 11 lần so với năm 1994, làm cho tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng lên7,26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đến năm 2003, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng may mặ lớn thứ 7 trên thị trường Mỹ với tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,48 tỷ USD tăng 161% về giá trị và 131% về sản lượng so với năm 2002. Theo số liệu thống kê Nhập khẩu từ cơ quan Hải quan Mỹ, thứ tự các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ : đứng đầu là Trung Quốc với KNXK 11,6 tỷ USD chiếm 15% thị phần, tiếp đó là Mexico, Pakistan, Ân Độ, Campuchia, Brazil, Việt Nam.
Hiện nay, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu là từ Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc. Những nước này chiếm 1/2 khối lượng hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Hiện nay Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đã có hiệu lực, mức thuế suất hàng may mặc giảm từ 51,1% xuống còn 10,3%. Nếu tới đây Việt Nam được hưởng mức thuế suất này thì chắc chắn kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ sẽ gia tăng mạnh mẽ.
2.Những cơ hội của ngành dệt may khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Theo các chuyên gia kinh tế, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những thời cơ hết sức thuận lợi. Thời cơ đầu tiên phải kể
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu Y dược 1
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top