bich_tram2401

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ MEXICO 2
1. Thương mại Liên Minh Châu Âu 2
2. Thương mại của Mexico 3
II. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA MEXICO VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU EU 5
1. Quá trình thiết lập quan hệ thương mại giữa Mexico và Liên minh Châu Âu EU 5
2. Quan hệ thương mại giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU xoay quanh Hiệp định thương mai tự do 7
2.1. Giới thiệu về Hiệp định thương mại tự do giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU (MEUFTA) 7
2.2. Lợi ích mà Mexico và Liên minh châu Âu EU đạt được từ Hiệp định thương mại tự do 9
2.3. Những hạn chế trong quan hệ thương mại giữa Mexico và EU xoay quanh Hiệp định thương mại tự do 16
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
MỤC LỤC 19
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 1998 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Liên minh châu Âu đạt mức kỷ lục 386 tỷ USD tăng 75% so với năm 1997. Càng ngày các nước trong Liên minh châu Âu càng nhận được lòng tin cậy của các đối tác. Năm 1998 EU nhận tới 230 tỷ USD và năm 1999 là 280 tỷ USD Lê Văn Sang, chiến lược kinh tế và quan hệ kinh tế Mỹ-eu-nhật Bản thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội Hà Nội-2002
.
Liên minh châu Âu có nền thương mại phát triển lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Khu vực này chiếm tỷ trọng 30-40% trong tổng giá trị xuất và nhập khẩu của toàn thế giới, chiếm 50% nguồn tư bản, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong số 10 nước có nền thương mại phát triển nhất thế giới thì có 5 nước là thành viên của Liên minh châu âu, đó là Đức, Anh, Ý, Pháp và Hà Lan với tổng giá trị xuất nhập khẩu 300 tỷ USD. Hàng năm Liên minh châu Âu nhập hàng hoá từ khắp các nước trên thế giới và cũng xuất khẩu hàng hoá đi khắp thế giới với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần 17,2% (năm 2002) Kim.Ngọc, kinh tế thế giới 2000-2001,2001-2002 đặc điểm và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia
6,7,8 www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr060504090947/ns060924232045 - 50k -
. Với tư cách là một thị trường quan trọng nhất thế giới, Liên minh này luôn giữ vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương.
Thương mại của Liên minh châu Âu chi phối mạnh thương mại toàn cầu và kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực này không ngừng tăng lên hàng năm. Liên minh chân Âu vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn trên thế giới. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm công nghiệp và hàng chế biến. Liên minh châu Âu nhập khẩu các sản phẩm thô, máy móc thiết bị, xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và dịch vụ. Liên minh Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của 80 nước trên thế giới.
Tóm lại, 50 năm hợp tác và phát triển ( 1957-2007) đã cho thấy sự lớn mạnh vượt bậc của các nước châu Âu: Từ thị trường chung than thép trở thành liên minh thuế quan rồi thị trường chung châu Âu và đỉnh cao là thị trường thống nhất, liên minh châu Âu ngày nay trưởng thành và phát triển trở thành trung tâm kinh tế và thương mại hàng đầu thế giới.
2. Thương mại của Mexico
Là một quốc gia Mỹ Latinh, Mexico có nền kinh tế đứng thứ 12 trên Thế giới xét về GDP và có thu nhập tính theo đầu người lớn thứ tư trong khu vực Mỹ Latinh chỉ sau Argentina, Chile, và Costa Rica6. GDP của Mexico năm 2005 là 693 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 10.000 USD7. Năm 2004, tăng trưởng GDP của Mexico đạt 4,4% và năm 2005 là 3%. Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng hàng năm khoảng 4,8%, khu vực công nghiệp là 2,4% và nông nghiệp là 0,4%. Tỷ lệ lạm phát ở mức 5,19% năm 2004 và giảm xuống 3,3% năm 2005 8.
Mexico có thị trường mở và tự do thương mại. Sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm 1994, Mexico đã nhanh chóng khôi phục, xây dựng một nền kinh tế hiện đại và đa dạng hoá, mở cửa hợp tác kinh tế thương mại với nhiều nước và khu vực trên Thế giới. Mexico gia nhập GATT vào năm 1986 và hiện là thành viên tích cực của Tổ chức thương mại Thế giới WTO. Mexico là thành viên Mỹ Latinh duy nhất của tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế OECD. Mexico đã ký 12 hiệp định thương mại tự do với 44 nước bao gồm Liên minh châu Âu EU, Japan, Israel và nhiều nước ở Trung và Nam Mỹ. Đối tác thương mại lớn nhất của Mexico là Hoa Kỳ (chiếm hơn 80% giao dịch thương mại). 90% giao dịch thương mại Mexico đạt được là thông qua các hiệp định tự do thương mại với các nền kinh tế khác. Hiệp định quan trọng nhất là Hiệp định Thương mại tự do Bắc Đại Tây Dương NAFTA, đứng thứ hai là Hiệp định Thương mại tự do được ký kết với EU.
Giá trị xuất khẩu của Mexico đạt 248,8 tỷ USD (năm 2006) với những mặt hàng chủ yếu là dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, bạc, rau quả, cà phê, bông vải. Thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ (chiếm 87,6%), Canada (1,8%), Tây Ban Nha (1,1%). Giá trị nhập khẩu đạt 253,1 tỷ USD (năm 2006) với những mặt hàng chủ yếu là các trang thiết bị kim loại, những sản phẩm thép cán, máy móc nông nghiệp, thiết bị điện tử, các bộ phận ô tô, xe máy, máy bay. Thị trường nhập khẩu chính là Hoa Kỳ (chiếm 55,1%) , Trung Quốc (7,1%), Nhật Bản (5,3%)9. Mexico là nền kinh tế chủ trương hướng tới xuất khẩu. Năm 2005, Mexico là nhà xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 15 trên thế giới và nhập khẩu hàng hoá lớn thứ 12 với tỷ lệ tăng thương mại hàng năm 12%10. Từ năm 1991 đến 2005, thương mại Mexico đã tăng gấp 5 lần. Mexico là nhà xuất nhập khẩu hàng hoá lớn nhất ở Mỹ Latinh. Thương mại với Mỹ tăng 183% , với Canada tăng 165% và với EU tăng 105% từ năm 1993 đến 200211.
9. www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr060504090947/ns060924232045 - 50k -
10,11
II. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA MEXICO VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU EU
1. Quá trình thiết lập quan hệ thương mại giữa Mexico và Liên minh Châu Âu EU
Quan hệ chính thức giữa Mexico và Cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC bắt đầu được thiết lập từ năm 1957. Vào thời gian này, Mexico cũng tiến hành đa dạng hoá các quan hệ ngoại giao dưới thời tổng thống Adolfo López Mateos. Năm 1975, EEC đã ký một hiệp định khung với Mexico và Argentina, Brazil, Paraguay để đa dạng hoá quan hệ ở Mỹ Latinh. Năm 1987, hai bên đã đi đến một thoả thuận về thương mại đối với mặt hàng dệt may. Thoả thuận này được ký kết trong khuôn khổ vòng đàm phán GATT về việc nhập khẩu hàng dệt may của Mexico vào thị trường châu Âu. Năm 1989, thay mặt của Uỷ ban châu Âu được cử sang làm đại sứ ở Mexico. Hiệp định khung năm 1975 đã được thay thế bằng một hiệp định khung mới về hợp tác năm 1991. Vào thời điểm này, nó được coi là một trong các hiệp định tiên tiến nhất. Tuy nhiên quan hệ thương mại hai bên trong giai đoạn những năm 1990 này đã bắt đầu có sự suy giảm đột ngột. Sự tham gia của EU trong thượng mại của Mexico đã giảm từ 11% vào năm 1991 xuống 6% vào năm 1999 12. Trước tình hình này, hai bên đã tăng cường hợp tác và đi tới ký kết các hiệp định thương mại.
Năm 1995, Hiệp định khung được ký giữa Mexico và Ngân hàng đầu tư châu Âu và một Tuyên bố chung được ký giữa Mexico và EU đã bày tỏ sự sẵn sàng và thiện ý của hai bên trong việc bắt đầu các cuộc hội đàm, bàn bạc và tiến hành các thủ tục tiến tới ký kết một hiệp định mới về hợp tác kinh tế, thương mại và chính trị. Ngày 13 tháng 5 năm 1996, Hội đồng Châu Âu phê chuẩn quyết định đàm phán thương mại với Mexico. Đàm phán bắt đầu vào tháng 10 năm 1996.
12
Trong quá trình đàm phán tiến tới một hiệp định hợp tác thương mại chung, Mexico và EU đã ký kết bốn hiệp định: Hiệp định tạm thời về thương
mại và các vấn đề liên quan đến thương mai có hiệu lực vào năm 1998, Hiệp định liên kết kinh tế, bàn bạc chính trị và hợp tác, Hiệp định cộng nhận và bảo vệ tên gốc của các loại rượu và Hiệp định hợp tác điều chỉnh thương mại về sản xuất hoá chất và thuốc men. Trong bốn hiệp định đó, Hiệp định tạm thời về thương mại và các v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top