daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

g
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………01
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………...01
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………….02
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………….09
5. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………….10
6. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………………10
7. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………....11
8.Nguồn tư liệu…………………………………………………………………....12
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn………………………………………………...16
10. Đóng góp của luận án………………………………………………………...17
11.Khung phân tích…………………………………………………………….....19
12. Bố cục luận án………………………………………………………………...19
13. Những thuận lợi và khó khăn………………………………………………..20
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỐNG QUAN
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA CHĂM VÀ VĂN HOÁ MÃ LAI
1.1. Cơ sở lý luận.....………...…………………………………………………….22
1.1.1.Những khái niệm...……………………………………………………......22
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu …………………………………………………….28
1.1.2.1.Thuyết loại hình kinh tế- văn hoá và khu vực văn hoá – lịch sử..........29
1.1.2.2. Thuyết chức năng và cấu trúc………………………………………..31
1. 2. Tổng quan về mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và văn hoá Mã Lai.........40
1.2.1. Nguồn gốc chủng tộc…..………………………………….…………......40
1.2.2.Ngôn ngữ…………………………………………………………............42
1.2.3. Lịch sử….…………………………………………………………..........43
LỄ RAJA PRAONG VÀ LỄ MAK YONG:
MIÊU TẢ DÂN TỘC HỌC
2.1. Lễ Raja Praong của người Chăm …………………………………..............74
2.1.1.Nguồn gốc và bối cảnh ra đời ……..………..………………………….....75
2.1.2.Truyền thuyết …………………………………………………………......76
2.1.3. Khái niệm ………………………………………………………………...79
2.1.4. Tên gọi ………..…….………………………………………………........79
2.1.5. Mục đích……….……...……………………………………………….....80
2.1.6. Địa điểm tổ chức và bước chuẩn bị cho nghi lễ.....………………………81
2.1.7. Những điều kiêng cữ.……………..………………………………………82
2.1.8. Lễ vật dâng cúng …………………………………………………………82
2.1.9. Các vị thần cầu cúng..…………………………………………………….83
2.1.10. Diễn trình nghi lễ.………………………………………………….........83
2.2. Lễ Mak Yong của người Mã Lai....……………………………………….....96
2.2.1.Nguồn gốc hình thành và phát triển của lễ..……...…………………….....97
2.2.2.Truyền thuyết …………….………………………………………............99
2.2.3. Khái niệm….………….………………………………………………....100
2.2.4.Tên gọi …………..……………………………………………………....100
2.2.5.Mục đích ...………………………………………………………………101
2.1.6. Địa điểm tổ chức và bước chuẩn bị nghi lễ……...……………………...101
2.1.7. Những điều kiêng cữ…………………………………………………….102
2.1.8. Lễ vật dâng cúng ………………………………………………………..103
2.1.9. Các vị thần cầu cúng ……………………………………………………103
2.1.10. Diễn trình nghi lễ..…….………………………………………….........103
2. 3.Tiểu kết ….......................................................................................................113
CHƯƠNG 3
MỐI QUAN HỆ GIỮA LỄ RAJA PRAONG VÀ MAK YONG
QUA CÁCH NHÌN SO SÁNH
3.1. Nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ Raja Praong và Mak Yong……………..116
3.2. Thành phần tham gia nghi lễ.......…………………………………….…....117
3.3. Sự kiện mở đầu nghi lễ……………………………………………………..123
3.4. Cấu trúc nghi lễ...…………………………………………….......................124
3.4.1. Nghi lễ và huyền thoại (truyền thuyết) ………………………….……...124
3.4.2. Mục đích lễ Raja Praong và Mak Yong..…………………………….....126
3.4.3. Diễn trình lễ Raja Praong và Mak Yong……...…………………….…..127
3.4.4. Những người hành lễ trong lễ Raja Praong và Mak Yong.……………..129
3.4.5. Tín ngưỡng trong lễ Raja Praong và Mak Yong.……………………….132
3.4. 6. Ẩm thực trong nghi lễ..…………………………………………………149
3.4. 7. Trang phục trong nghi lễ..………………………………………………151
3.4. 8. Âm nhạc và múa trong nghi lễ.….……………………………………...153
3.4. 9. Kịch dân gian trong nghi lễ.…..………………………………………..158
3.4.10. Những biểu tượng trong lễ Raja Praong và Mak Yong.……….............160
3.5. Sự kiện kết thúc lễ.............................……………………………………...164
3.6. Tiểu kết..............................................……………………………………....165
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Những nhận định chung về giá trị văn hóa - lịch sử......................................168
2. Khuyến nghị và giải pháp……...……………..................................................175
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt...............................................……………………………...183
2. Tài liệu tiếng nước ngoài........................................…………………………..190
3. Tài liệu tiếng Chăm..............................................………………………….....204


2.2.7. Những điều kiêng cữ
Lễ Mak Yong có nhiều kiêng cữ. Theo nghệ nhân Zamzuriah Zahari kể: Ngày
xưa nghe cha tui kể lễ Mak Yong hay lễ Putri gì đó có nhiều kiêng cữ lắm. Trước
khi nghi lễ được diễn ra, gia đình và tộc họ người tổ chức phải làm lễ chay niệm,
trong gia đình tộc họ phải đoàn kết, đồng tâm thực hiện nghi lễ, có như thế người
bệnh mới cầu được thần linh chữa được bệnh trong lễ Mak Yong. Ngoài ra người
Mã Lai kiêng cữ không ai được bước vào nhà lễ khi tiếng đàn Rebab của Mindok
chưa được réo lên. Những người bình thường, không phải là người thực hiện lễ thì
không được mặc áo trắng, áo vàng hay áo đỏ đến chỗ đang thực hành lễ. Vì những
màu áo ấy tượng trưng cho giai cấp trên, áo vàng tượng trưng cho vua, áo trắng cho
tu sĩ và áo đỏ tượng trưng cho những vị thần nên những người bình thường không
được mặc đến dự lễ, nếu có người mặc như vậy là nghi lễ không còn linh thiêng1.
2.2.8. Lễ vật dâng cúng
Trong lễ Mak Yong cung đình không có nhiều lễ vật nhưng ngược lại trong lễ
múa Mak Yong/Putri ở làng quê Kelantan có nhiều lễ vật dâng cúng rất phong phú
như: gạo (beras), cơm nấu nghệ (nasi kunyik), trứng luộc (telur rebus satu butir),
trầu cau (sireh sa-piak), chuối (pisang), mía (tebu), hoa (bunga - bunga), dầu dừa
(manyak kelapa), nước (ayer), trầm hương (ukup) và đặc biệt có 2 khai trầu (dua
sereh) lễ cho thầy Mindok và những cây nén để thắp sáng [128, tr. 98].
2.2.9. Các vị thần cầu cúng
Ngoài hướng về thượng đế Alla, các vị vua, lễ Mak Yong còn thờ cúng hai vị
thần thay mặt cho tổ tiên (Putri - công chúa và Putra - hoàng tử); các vị thần ở cõi
trên (Po yang); các tùy viên của các vị thần (Jinjing raja); các vị tướng và chiến
binh Hồi giáo hy sinh trên biển (Laksamana, Hulu Bulang); các vị thần như: thần
làng (jin kampung)1, thần đất (Jin tanah), thần sông (jin sungai, saba)2, thần mồ mả
(hantu kubur) và thần ma hoang, thần bụi bờ (hantu rimba) và hồn ma quỷ
(jimbalang)... [128, tr.105-108]. Những vị thần này trong tục thờ cúng Mak Yong
vừa thể hiện tính độc thần vừa đa thần, thể hiện tín ngưỡng cổ truyền của cư dân
nông nghiệp hơn là tín ngưỡng của Hồi giáo.
2.2.10. Diễn trình nghi lễ
* Nghi thức hành lễ
Cũng như lễ Raja Praong, diễn trình nghi lễ Mak Yong truyền thống cũng theo
một nghi thức lễ nhất định.Tất cả những người thực hiện lễ đều ngồi hướng mặt về
hướng đông – hướng mặt trời mọc. Trước khi vào nghi lễ chính, một nghi lễ nhỏ
được diễn ra trước nửa giờ tại một đà sảnh gần rạp lễ Mak Yong nhằm để khai
trương rạp lễ cũng như kích thích tinh thần và gọi hồn Mak Yong. Nghi lễ được
thực hiện bởi Mak Yong hay là những chuyên gia về nghi lễ có sự tham gia của
nhạc lễ như đàn Rebab, trống gendang và chiêng (tetawat, ceng). Rebab là nhạc cụ
quan trọng trong âm nhạc của Mak Yong, sản xuất ra Angin (năng lượng) để kích
thích samangat (linh hồn) nhập đồng đi vào cõi tâm linh để tạo nên sức mạnh tâm lý
để chữa bệnh cho người bị bệnh. Rebab không chỉ là nhạc cụ quan trọng để hình
thành nên Angin mà còn là nhạc cụ để mở đầu nghi lễ tạo năng lượng để bà Mak
Yong xuất trình, biểu diễn nghi lễ [189, tr.141], [228, tr. 1-18].
* Biểu diễn nghi lễ
Lễ Mak Yong được biểu diễn theo diễn trình nhất định. Nghi lễ này thường
diễn ra về đêm. Trong biểu diễn Mak Yong, thầy Mindok - người biểu diễn Rebab
là đóng vai quan trọng giúp Mak Yong lên đồng trong nghi lễ hôn mê chẩn đoán
cho bệnh nhân. Mindok là biểu hiện nguyên hình của người thầy hướng dẫn hành lễ
Mak Yong (guru hok asal). Bên cạnh Rebab, trong Mak Yong còn sử dụng hai
trống gendang. Trống gendang dùng như là một hiệu lệnh để chấm dứt những đoạn
diễn và hỗ trợ cho những đoạn ngắn của bài hát anh hùng ca. Và chiêng (tetawak)
cũng vậy, nó cũng rất quan trọng phát tín hiệu âm thanh cho khổ nhạc đầu tiên, sự
liên tục, cũng như chấm dứt một khuôn nhạc trong biểu diễn Mak Yong [228, tr.
10].
Trong lễ Mak Yong, bà Mak Yong là một trong những nhân vật được diễn
chính trong lễ Mak Yong. Nhân vật này đóng cả hai vai (lưỡng tính) vừa nam vừa
nữ có khả năng múa, hát lên đồng nhập bóng để chữa bệnh, cầu cúng tổ tiên và các
vị thần linh. Cùng với Mak Yong còn có những nhân vật khác như Mindok và
những nhạc công biểu diễn trống gendang, tarawat (chiêng) và kèn serunai...cũng
tham gia hành lễ. Trong lễ Mak Yong, nhân vật Mak Yong (Putri) và Mindok
thường đóng cặp đôi. Bà Mak Yong (Putri) ngồi dâng lễ vật, múa hát kể chuyện về
hoàng tử, về vua và Mindok vừa là người hướng dẫn hành lễ vừa biểu diễn đàn
Rebab hay trống Rebana và hát phụ họa [128, tr. 97].
Trong biểu diễn Mak Yong, khi đàn Rebab của Mindok réo lên là báo hiệu sự
khởi động của nghi lễ. Bà Mak Yong bắt đầu vừa hát, vừa nói, tay cầm bó cây lau
nhịp theo lời hát. Theo lời kể của nghệ nhân Fatimah Abdullah, trong biểu diễn
Mak Yong có nhiều bài hát dạo đầu được Mak Yong trình diễn theo tiếng đàn
Rebab, chẳng hạn như những các bài sau:
E; eh heh, ai timbul royat seorang raja sebuah, ala sebuah negeri gak:
Bài hát kể về những câu chuyện của vua ở một vùng đất.
Ai tak tok Raja nak salin, ala salin ku raja:
Bài hát nếu ở đó không có vua thì tui sẽ làm như vua.
Kalau tak tok menteri, aia cek wei:
Nếu không có ai là tướng (bộ trưởng), thì tui sẽ …
Ayuh, eh e’, eh, ayuh ia cek wei:
Hát về người cha
Ayuh tuan wei:
Cha ơi, chúa của tui ơi!
Anak seorang dinama, hamba la cek wei ‘e:
Đứa con bị gọi
Ai Putetri Ratna, ai Ratna Suling la cek wei, e’:
Công chúa Ratna Suling1
….
Theo nghệ nhân Fatimah Abdullah, nội dung những bài hát, kể này rất dài
dòng nhưng chủ yếu xoay quanh chủ đề nói về cha con Awang trong truyền thuyết
Mak Yong và phần hát kể về vua hoàng hậu. Cuối mỗi bài, Mak Yong thường hát
đoạn như sau:
Eh, minyun charah nampak bereching
Minyun yak yak, keh, keh minyun.
Senujak ha-nial2
Cha kéo mặt trời lên, kéo mặt trời xuống, mặt trời bùng sáng
tui kéo bà tui lên, tui kéo lên và kéo xuống
Đó là đoạn cuối của những bài hát, thường hát để kết thúc bài hát dạo đầu của
lễ. Khi hát đoạn này, Mak Yong hay cầm bó cây lau vừa hát vừa nhịp ra dấu hiệu
kết thúc một bài hát hay kết thúc một đoạn của nghi lễ. Theo chúng tui nghĩ, chắc
có lẽ, Mak Yong hát đoạn đó để cầu mặt trời truyền năng lượng chuẩn bị cho đoạn
diễn Angin – truyền năng lượng để nhập đồng.
Khi hành lễ Mak Yong, đóng vai là người trung gian giao tiếp với thần linh.
Theo nghệ nhân Fatimah Abdullah kể, đối với người Mã Lai, linh hồn (semangat)
rất quan trọng. Linh hồn các vị thần là thuộc thế giới bên ngoài nhưng luôn gắn kết,
ràng buộc với thế giới loài người. Họ luôn giúp đỡ, che chở mỗi cá nhân, cộng đồng
và ngược lại khi thần nổi giận thì có thể gây cho con người nhiều khổ đau bệnh tật.
Vì vậy, người Mã Lai phải sống tốt và luôn cầu nguyện. Ngày xưa, trường hợp có
1 Những bài hát của Mak Yong do nghệ nhân Fatimah Adullah kể lại nhưng do quy luật của truyện kể hay
thiếu trước hụt sau cho nên để mang tính chuẩn xác về mặt tư liệu chúng tui trích những lời hát này trong bài
của [228, tr. 14-15].
2 Những bài hát của Mak Yong lên đồng (Shaman) do nghệ nhân Fatimah Adullah kể lại nhưng không đầy
đủ. Cho nên để mang tính chuẩn xác về mặt tư liệu chúng tui trích những lời hát này trong sách của Ivor
H.N. Ewans [154, tr. 172].
người bệnh, gia đình người thân chỉ có dâng lễ cho thần thánh qua bà Mak Yong,
Putri hay Bomoh là linh nghiệm nhất, người Mã Lai tin vậy1.
Bà kể tiếp, ngày xưa, Mak Yong lên đồng chữa bệnh rất hiệu nghiệm, khi
Rebab réo lên Mak Yong lên đồng tiếp xúc với thần linh hay linh hồn có liên quan
đến người bệnh. Khi linh hồn thần linh được mời về đã nhập vào Mak Yong, Mak
Yong sẽ đối thoại với thầy Mindok để tìm giải pháp cứu chữa cho người bệnh. Khi
lên đồng, động tác múa của Mak Yong cũng đơn giản, chỉ lắc tay, lắc chân nhẹ theo
nhịp của đàn Rebab. Những nhịp của đàn này giúp Mak Yong nhanh chóng đi vào
trạng thái thôi miên. Lúc nhập đồng, Mak Yong có thể thay đổi giọng nói, đầu lắc
nhẹ, biểu diễn nhiều động tác khác thường thì đó là dấu hiệu vị thần đã nhập.
Những người dự lễ có thể đối thoại, chất vấn Mak Yong để tìm hiểu chứng bệnh và
phương pháp cứu chữa cho người bệnh. Khi tìm thấy chứng bệnh, họ hứa sẽ trả lễ
cúng cho linh hồn (semangat) của tổ tiên (Patri/Patra) thì người bệnh sẽ hết bệnh.
Nghệ nhân Fatimah Adullah kể, trong lúc đối thoại với người bệnh, với
Mindok để tìm ra chứng bệnh thật, Mak Yong thường hát nhiều bài lên đồng, cụ thể
là những bài sau:
Junkeh Rem tabek laweh !
Yek gatong chebelhat
Sakan gatong dalak Rem
Đầu của Rem! Xin kính cẩn chào Harem!
Đợi tui một lúc
Dalak Harem thật to
Yam bedlat keping Tapern
Jagat pengwerng yak Tanggoi
Dahar menulang keh menulang bekau?
tui đi ở trên Tapern
Wa magru akhar nan pak halei nan?
Bác học chữ Jawa từ Gru Maduen Thạch Tìm cùng quê của bác Hiếu Lễ. Gru
này nhiều chữ lắm nhưng đã già mất năm 1995. Chữ và những bài kinh của
Gru này bác hưởng một ít và các học trò khác giữ một ít, chứ không phải mình
bác đâu.
PVV: Hiện nay, người Chăm ít ai quan tâm đến Raja Praong, tại sao?
urK un{ , c' tk{K mn*{X E@~ tL rj^ -\p() , s}bR y~@ nN v^ ?
Urak uni, Cam takik manuis thau tal Raja Praong, sibar yau nan wa?
Đúng như vậy. Trước 1980 bác cũng có vài học trò làm thợ mộc, khi đi làm
chung bác hay động viên chúng nó nên làm thầy Maduen để giúp bà con
Chăm và gìn giữ phong tục mình nhưng chúng nó ai cũng từ chối cả. Chúng
nói làm Maduen khổ lắm, không có tiền nên không muốn làm.
PVV: Bác có kế hoạch gì để bảo tồn lễ Raja Praong trong cộng đồng người Chăm?
v^ h~^ ZP s{bR -p`@F A{K v@K rj^ -\p() dl' ngR c'\d] hl] v^?
Wa hu ngap sibar pieh khik wek Raja Praong dalam nagar Cam drei halei
wa?
Bác tin tưởng Raja Praong sẽ không bao giờ mất. Người Chăm còn thờ tổ tiên
(Ciét Praok) thì Raja Praong còn. Vì bảo đảm không ai dám bỏ tục thờ tổ tiên,
vứt Ciét Praok- vật thiêng của tổ tiên đi. Như vậy, khi nào còn Ciét Praok
trong gia đình, tộc họ thì Rja Praong sẽ còn trong cộng đồng Chăm.
PVV: Nếu vật thiêng tổ tiên Ciét Praok của tộc họ còn nhưng không có thầy
Maduen để cúng Raja Praong thì sao bác?
MyF -c`@T -\p)K -d)K m{N oF h~^ \g^~ Md*@N b^ ZP rj^ -\p() o^ y~@
nN s{bR v^?
Mayah Ciét Praok daok min oh hu gru maduen ba ngap Raja Praong o yau
nan sibar wa?
Bác tin rằng sẽ có sự xui khiến, trước giải phóng cũng có tình trạng khan hiếm
thầy Maduen. Người ta cứ nghĩ rằng, thầy Maduen sẽ hết đời, người già mất sẽ
hết thầy Maduen (luic rai maduen) nhưng trời xui khiến, do Mỹ Nguỵ ráo riết
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top