nam_baby89

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tổng quan về thâm hụt ngân sách và mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với một số biến số kinh tế vĩ mô . 12
1. Một số vấn đề về thâm hụt ngân sách . 12
1.1. Khái niệm thâm hụt ngân sách . 12
1.2. Những yếu tố tác động đến thâm hụt ngân sách . 14
1.3. Một số định nghĩa và cách tính thâm hụt ngân sách . 16
1.4. Các cách xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước. 20
2. Thâm hụt ngân sách và mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mô . 22
2.1. Tổng quan . 22
2.2. Mối quan hệ vĩ mô và các biến số kinh tế vĩ mô: Một số vấn đề về lý thuyết và kiểm định thực tiễn. 23
Phần 2
Thâm hụt ngân sách nhà nước và mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ
mô ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010. 38
1. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam 2001-2010 . 38
1.1. Quan niệm về thâm hụt ngân sách ở Việt Nam . 38
1.2. Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 . 40
2. Thâm hụt ngân sách và những vấn đề đặt ra đối với sự bền vững của
ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 52
3. Thâm hụt ngân sách và sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô ở Việt
Nam . 59
3.1. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế . 62
3.2. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lạm phát. 66
3.3. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở Việt Nam72
3.4. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất . 75
3.5. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công ở Việt Nam . 76
4. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô . 80
4.1. Thiết kế kịch bản . 80
4.2. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với các biến số kinh tế vĩ mô. 81
Phần 3
Một số khuyến nghị và đề xuất. 87
1. Kinh nghiệm xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước . 87
1.1. Thâm hụt tài khóa thời kỳ hậu khủng hoảng. 88
1.2. Giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách ở các nước. 90
2. Một số khuyến nghị và đề xuất . 96
Kết luận. 106
Phụ lục
MÔ HÌNH DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH TỚI CÁC CHỈ
TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ . 109
Tài liệu tham khảo. 116
Sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010, hai tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng & Nguyễn Đức Thành (2011, trang 177) đã đưa ra kết luận: “.. nghiên cứu không cho thấy tác động rõ ràng của thâm hụt ngân sách đối với lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu”. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tú (2010), tuy không trực tiếp khẳng định là thâm hụt ngân sách đã ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 10 năm qua song đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy yếu lạm phát ở Việt Nam có một phần đáng kể do yếu tố tiền tệ.

Ngược lại, nghiên cứu của Darrat (2000) về trường hợp của Hy Lạp hay nghiên cứu của Metin (1998) về trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ lại cho thấy thâm hụt ngân sách có tác động đáng kể đến lạm phát ở các quốc gia này. Tương tự, hết quả nghiên cứu của Catão & Terrones (2001) dựa trên số liệu của 23 nước trong thời gian từ 1970 đến 2000 cho thấy tồn tại mối quan

hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Cụ thể, nếu thâm hụt ngân sách (tính theo phần trăm GDP) tăng thêm 1 điểm phần trăm thì sẽ làm lạm phát tăng 1 đến 6 điểm phần trăm trong dài hạn. Tuy nhiên, Catão & Terrones (2001) lập luận rằng thâm hụt ngân sách có xu hướng làm tăng tỷ lệ lạm phát nhiều hơn ở những nước có mức độ tiền tệ hóa của nền kinh tế thấp (tỷ lệ giữa M2 so với GDP thấp).

2.2.3. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với thâm hụt thương mại


Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có thể được minh họa thông qua việc sử dụng mô hình Keneys đối với một nền kinh tế mở giản đơn. Theo mô hình Keynes thì trong một nền kinh tế mở, tổng sản phẩm quốc nội (Y) được xác định bởi công thức sau:

Y = Tiêu dùng tư nhân + Chi tiêu chính phủ + Đầu tư + (Xuất khẩu –

Nhập khẩu) hay là:

Y = C + G + I + (X – M) (1)

Phương trình (1) có thể được biết lại thành

(X - M) = Y – C – G – I (2)

Nếu gọi S là tiết kiệm của nền kinh tế thì S được xác định bằng thu nhập trừ tiêu dùng tư nhân và tiêu dùng của chính phủ, theo đó:

S = Y – C – G (3)

Từ (2) và (3) suy ra

X – M = S – I (4)

Trong đó, S là tiết kiệm của nền kinh tế sẽ bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân (St) và tiết kiệm của khu vực chính phủ (Sg). Khi đó, đẳng thức (4) có thể viết lại thành:

X - M = St + Sg – I (5)

Nếu gọi T là phần thuế phải nộp cho chính phủ thì tiết kiệm của tư nhân St = (Y – T – C) và tiết kiệm của chính phủ Sg = T - G (chính phủ tiết kiệm khi có thặng dư ngân sách). Khi đó, phương trình trên có thể viết lại
thành:

X - M = St – I + (T - G) (6)


Phương trình (6) cho thấy thâm hụt cán cân thương mại sẽ bằng tiết kiệm tư nhân (St - I) cộng với tiết kiệm của chính phủ (T - G). Hay nói cách khác nếu như giả định ngân sách chính phủ ở trạng thái cân bằng (T - G = 0) và cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng (X - M = 0) thì khi đó đầu tư của tư nhân sẽ bằng với tiết kiệm tư nhân. Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở thì cân bằng này rất ít khi đạt được.

Giả sử nếu như đầu tư của khu vực tư nhân và tiết kiệm của khu vực tư nhân ổn định, phương trình 6 cho thấy mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. Đây cũng là lý do mà một số nghiên cứu lập luận rằng sự gia tăng về thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ kéo theo sự gia tăng về thâm hụt thương mại, hay nói cách khác ở đây có sự tồn tại của “thâm hụt kép”.

Cơ sở lý giải cho mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt kép nói trên có thể được lý giải thông qua việc sử dụng mô hình Mundell - Fleming cho nền kinh tế mở (Saleh, 2003). Theo mô hình này thì sự gia tăng về thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại tăng theo do tiêu dùng tăng. Do tiêu dùng khả dụng tăng, thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, trên một phương diện nào đó thì sự gia tăng về nhu cầu nhập khẩu có thể làm cho đồng nội tệ mất giá, theo đó phần nào bù trừ lại tác động đối với xuất khẩu ròng. Ở một khía cạnh khác, khi thâm hụt ngân sách tăng lên thì chính phủ sẽ phải phát hành thêm trái phiếu chính phủ, dẫn đến trái phiếu chính phủ giảm giá, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng và có thể làm cho lãi

suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho đồng nội tệ tăng giá, do vậy làm giảm xuất khẩu ròng.

Tuy nhiên, cũng có một số lý thuyết không ủng hộ quan điểm “thâm hụt kép” nói trên. Trường phái Ricardo cho rằng sự thay đổi giữa thuế và các khoản thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng đến lãi suất thực, đầu tư hay thâm hụt thương mại. Hay nói cách khác, lý thuyết Ricardo đã phủ nhận quan điểm cho rằng thâm hụt ngân sách có tác động đến thâm hụt thương mại. Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có mối quan hệ ngược chiều.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại cũng đưa ra nhiều kết luận trái ngược nhau. Lý thuyết tiếp cận của Keynes cho rằng sự gia tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến mở rộng đầu tư và tiêu dùng nội địa, qua đó kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nhập khẩu, gây thâm hụt thương mại. Piersanti (2000) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở các nước thuộc OECD đã đưa ra kết luận cho rằng thâm hụt thương mại cao có liên quan đến thâm hụt ngân sách cao ở phần lớn các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu đưa ra các kết luận khác. Ví dụ, Islam (1998) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở Brazil giai đoạn 1973-1991 thông qua việc áp dụng kiểm định nhân quả Granger đã kết luận là có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. Nghiên cứu của Pahlavani & Saleh (2009) dựa trên số liệu thực tế của Phi-líp-pin giai đoạn 1970-2005 cũng ủng hộ quan điểm cho rằng có mối quan hệ hai chiều, liên hệ chặt chẽ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.

2.2.4. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất


Xét dưới góc độ lý thuyết cũng có hai trường phái về tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất. Trường phái Keynes và trường phái tân

cổ điển cho rằng thâm hụt ngân sách tăng sẽ làm tăng lãi suất do cầu về tiền tăng. Trong khi đó, trường phái Ricardo lại cho rằng thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất (vì các lý do như phân tích trong phần trên).

Theo trường phái thứ nhất thì quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thường là quan hệ thuận chiều, điều ngày có nghĩa là khi thâm hụt ngân sách tăng thì lãi suất cũng tăng. Thâm hụt tăng cũng đồng nghĩa với nhu cầu huy động vốn của chính phủ tăng. Nếu như một phần của số vốn cần huy động để bù đắp cho thâm hụt được thực hiện thông qua thị trường nợ trong nước thì cầu về vốn trong nước sẽ tăng, qua đó sẽ làm gia tăng sức ép đối với mặt bằng lãi suất trong nước. Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương có thể bắt buộc phải giảm sức ép gia tăng về lãi suất thông qua chính sách tiền tệ mở rộng. Trường hợp ngân hàng trung ương không can thiệp thì áp lực đối với lãi suất là không thể tránh khỏi.

Tương tự như các biến số nói trên, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất cũng đã được bàn luận khá nhiều trong các nghiên cứu kiểm định thực tiễn. Kết quả là cũng các nghiên cứu khác nhau cũng đưa ra các kết luận khác nhau về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất. Trong khi có nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng chứng minh thâm hụt ngân sách tăng sẽ tác động đến lãi suất, ví dụ như nghiên cứu của Al-Saji (1993) về trường hợp của Anh, song cũng có nghiên cứu đưa ra các bằng chứng cho thấy thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất, ví dụ nghiên cứu của Evan (1985)12.

2.2.5. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công


Theo Cẩm nang thông kê tài chính Chính phủ GFS, thâm hụt ngân sách được xác định bằng mức chênh lệch giữa tổng số vay mới và số chi trả nợ gốc của NSNN trong năm. Trên giác độ này có thể thấy quan hệ giữa
thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ là rõ nét nhất. Thâm hụt ngân sách tăng




12 Trích dẫn từ Saleh (2003).

cũng đồng nghĩa với việc sẽ kéo theo sự gia tăng về gánh nặng nợ công, trừ trường hợp chính phủ in thêm tiền.

Như phân tích ở trên, khi có thâm hụt ngân sách tổng thể, Chính phủ có thể bù đắp cho khoản thâm hụt thông qua vay nợ trong nước hay nước ngoài hay thông qua in tiền13. Giả sử dư nợ chính phủ năm trước là và năm nay mức thâm hụt ngân sách là Xt (thâm hụt không bao gồm trả nợ gốc theo GFS), khi đó tổng dư nợ của Chính phủ tại thời điểm năm t sẽ bằng dư nợ năm trước cộng với thêm thâm hụt ngân sách năm nay và trừ tổng tiền
phát hành bù đắp thâm hụt (nếu có). Hay nói cách khác:

(7)

Trong đó:

o D(t) là dư nợ chính phủ cuối năm t

o Xt là thâm hụt ngân sách năm t

o là số tiền phát hành bù đắp thâm hụt ngân sách


Theo đó, nếu như chính phủ không phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ( thì thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến sự gia tăng về nợ chính phủ trong năm đúng bằng số thâm hụt ngân sách.

So với các mối quan hệ khác, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ và nợ công là khá rõ nét, thâm hụt ngân sách kéo dài sẽ dẫn đến việc gia tăng về nợ chính phủ (nợ công). Trừ khi thực hiện phát hành tiền hay bán tài sản, khi ngân sách bị thâm hụt chính phủ phải thực hiện vay nợ trong nước và vay nước ngoài để bù đắp nên sự gia tăng về nghĩa vụ nợ là không thể tránh khỏi.

Bên cạnh kênh tác động trực tiếp này, thâm hụt ngân sách còn tác

động đến nợ chính phủ thông qua kênh gián tiếp. Đó là khi huy động nguồn



13 Trong một số trường hợp việc bù đắp cho thâm hụt ngân sách có thể thực hiện thông qua việc bán tài sản của chính phủ

vốn để bù đắp cho thâm hụt, nợ công sẽ ngày càng tăng. Nợ công tăng lên sẽ kéo theo lãi phải trả tăng. Khi lãi phải trả tăng sẽ làm cho thâm hụt ngân sách tăng. Vòng luẩn quẩn này sẽ trầm trọng hơn trong bối cảnh lãi suất cao, tăng trưởng thấp, hiệu quả sử dụng NSNN (Hình 1). Ngoài ra, còn có yếu tố là khi nợ công tăng thì chi phí vay nợ (lãi suất) cũng sẽ tăng theo. Trường hợp của Hy Lạp năm 2010 -2011 là ví dụ điển hình cho trường hợp này.

Hình 1. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ




Vay bù đắp thâm hụt ngân
sách tăng






Thâm hụt ngân
sách tăng


Nợ chính phủ tăng






Lãi phải trả
tăng







Tóm lại, có nhiều luồng quan điểm khác nhau về tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng, lạm phát, thâm hụt thương mại cũng như các biến vĩ mô khác. Do những quan điểm trái ngược về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến các biến số vĩ mô, nhiều nghiên cứu định lượng đã được các nhà kinh tế tiến hành để tìm hiểu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với các biến vĩ mô khác. Kết quả của những nghiên cứu này cũng rất đa dạng. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra là một kết luận đúng với một quốc gia nào đó không đồng nghĩa với việc kết luận đó cũng đúng với trường hợp của quốc gia khác.

Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô nói chung thường là những vấn đề mang tính đặc thù quốc gia, chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm, trình độ phát triển và bối cảnh kinh tế xã hội của từng nước. Tuy vậy, kết luận chung có thể đúc rút được là mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với các biến số vĩ mô thuận hay nghịch phụ thuộc khá nhiều vào mức độ thâm hụt ngân sách và quy mô chi tiêu của chính phủ, các cách mà chính phủ sử dụng để bù đắp thâm hụt và hiệu quả sử dụng nguồn vốn có được từ việc chấp nhận thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, giữa thâm hụt ngân sách với các biến số kinh tế vĩ mô khác thường có quan hệ đa chiều nên việc tham khảo các kết quả có được từ các nghiên cứu kiểm định thực tiễn cần được thực hiện một cách thận trọng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nchstvn

New Member
Re: [Free] Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và với các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

cho minh xin bay nay voi ad
 

nchstvn

New Member
Re: [Free] Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và với các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp


ad ơi! leed giúp mình bài này với thanks ad nhiều

>> bài này chịu
Ứng dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) để phân tích mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top