Makis

New Member

Download miễn phí Mối quan hệ giữa đất đai và văn hoá: tham chiếu từ người Khmer và người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng





Ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam công bố hiến pháp mới,
khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai (Điều 19) và nhiệm vụ “thực hiện quyền làm
chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba
cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng
tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt” (Điều 2). Thực
hiện nhiệm vụ đó, cùng với quá trình mở rộng quy mô các hợp tác xã nông nghiệp ở miền
Bắc (từ HTX có quy mô thôn làng lên HTX có quy mô toàn xã;) , Đảng và Nhà nước đã tiến
hành cuộc vận động tập thế hoá nông nghiệp ở miền Nam. Các thôn ấp được tổ chức thành
các tập đoàn sản xuất hay hợp tác xã. Tuy nhiên, chính sách này đã không mang lại kết quả
khả quan. Tính đến năm 1986, chỉ có 5.9% nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long, 20% ở
miền Đông Nam bộ và 85% ở vùng duyên hải miền Trung gia nhập các hợp tác xã. Sản xuất
ở nhiều nơi bị đình đốn, sản lượng nông nghiệp suy giảm nhanh chóng; cả nước ở trong tình
trạng khan hiếm lương thực [Đỗ Quý Toàn, Lakshmi Iyer, 2003].



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i Khmer tại Trà Vinh có nổi lên ủng hộ nhưng bị Đỗ Thành Nhân
cùng binh đoàn Đông Sơn tàn sát rất dã man. Chính vì thế, cả người Hoa và người Khmer ở Nam bộ đều không
ủng hộ nhà Tây Sơn.
Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE)
Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương
17
kiểm soát chính trị trực tiếp của chính quyền phong kiến trung ương. Ðầu thập niên 1830, vua
Minh Mạng bắt đầu có nỗ lực phá vỡ quyền lực và uy tín của giới cai trị miền Nam. Khi Lê
Văn Duyệt qua đời năm 1832, Minh Mạng xóa bỏ bộ máy quân sự có tính chất tự trị cục bộ
tại miền Nam và đặt vùng này dưới sự kiểm soát trực tiếp của trung ương, bổ nhiệm quan
chức từ các vùng khác đến trấn giữ. Tiếp theo đó, ông có những chính sách cực đoan khác
như cấm đoán đạo Công giáo và theo dõi các hoạt động thương mại của người Hoa. Vua
Minh Mạng đã tìm cách phát triển ở miền Nam một cảm thức trung thành với trung ương
thông qua việc thành lập trường học, ra huấn dụ đạo đức và quảng bá các điện thờ thay mặt
cho uy quyền triều đình. Những động thái này không chỉ đơn thuần củng cố quyền lực của
chính quyền trung ương với khu vực ĐBSCL mà còn có mục đích sâu xa hơn: “Việt hoá” đối
với các dân tộc thiểu số như người Hoa, người Khmer và người Chăm. Chính sách đồng hóa
về văn hóa được Minh Mạng gọi là "nhất thị đồng nhơn", nghĩa là phải “coi họ cũng là người
như chúng ta”. Ở người Khmer, quyền hạn của giới tăng lữ Phật giáo tiểu thừa cũng bị giới
hạn, thay vào đó là sự gia tăng ảnh hưởng của các thiết chế xã hội thế quyền do nhà nước
trung ương áp đặt từ trên xuống [Choi Byung Wook, 2004, tài liệu đã dẫn].
Quan điểm về thể chế chính trị của Minh Mạng đã có tác động tích cực đến việc củng cố
rường mối quốc gia, khẳng định tính thống nhất của dân tộc/nation; nhưng sự áp đặt về văn
hoá đã ít nhiều dẫn đến sự phản kháng của người dân Nam bộ nói chung, người Khmer nói
riêng. Từ năm 1820 nhiều lãnh tụ Khmer như Achar Kuy (Chauvai Kuy), Teva Som ở Trà Cú
đã kêu gọi dân chúng nổi lên chống lại vương triều Nguyễn, tất cả đều bị dẹp trong biển máu.
Đến năm 1833, Lê Văn Khôi - con nuôi của Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt - dựng
cờ khởi nghĩa; ông nhận được sự ủng hộ của đông đảo người Việt và cả người Khmer. Sau
khi Lê Văn Khôi bị đánh dẹp vào năm 1835, cộng đồng người Khmer càng bị trù dập nhiều
hơn: Họ phải sống ổn định thay vì có thể du cư trên một địa bàn kênh rạch chằng chịt, khó bề
kiểm soát; các phum, sóc đổi thành làng, xã; họ tên của mỗi người phải được gọi theo âm
Hán Việt như Sơn, Thạch, Kim, Kiên…
Ngược lại với các chính sách về chính trị và văn hoá, chính sách về đất đai của Minh Mạng
lại ít tạo ra phản ứng đối nghịch. Năm 1836, nhà vua ra lệnh thống nhất hệ thống đo đạc đất
đai trên toàn quốc và chủ trương bảo vệ quyền sở hữu tư nhân của người dân. Mặc dù về
danh nghĩa, đất đai được coi là tài sản của nhà vua; nhưng trên thực tế, ở khu vực Nam bộ nói
chung, bên cạnh sở hữu của các công xã, nhiều thửa đất rộng lớn đã thuộc quyền tư hữu của
nông dân hay điền chủ. Nhờ chính sách có phần cởi mở như vậy, nhiều gia đình đã có thể yên
tâm thu vén đất đai, mở rộng sản xuất. Trong “Gia Định thành thông chí”, một tác phẩm
được viết đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã phản ánh lại tình hình này như sau: "Dân ở
vùng này đều có thể tự do đi khai khẩn đất ruộng ở các vùng khác, ai muốn đến ở đâu, khai
khẩn ruộng gò, ruộng thấp ở nơi nào tùy ý. Lựa chọn đất đai rồi chỉ cần khai báo với nhà
cầm quyền là mình trở thành nghiệp chủ khoảnh đất ấy, chính quyền cũng không đo đạc xem
diện tích bao nhiêu, không cần biết đất ấy tốt xấu thế nào. Người nghiệp chủ tùy theo điền
sản mình chiếm rộng hẹp mà tự nguyện nộp thuế nhiều hay ít và nộp thuế bằng thóc dùng hộc
già hay hộc non đong cũng được". Kết quả là đến giữa thế kỷ XIX, một bộ phận trong xã hội
miền Nam trở nên giàu có, xã hội dần ổn định và quyền lực của chính quyền trung ương từng
bước được củng cố.
Tuy nhiên, cho dù Minh Mạng có mạnh tay đến đâu, ông vẫn có những nhượng bộ nhất định
đối với người Khmer và người Hoa. Có thể nhận thấy rất rõ điều này ở Sóc Trăng, Rạch Giá
và Trà Vinh - những địa phương có đông người Khmer sinh sống. Theo một nghiên cứu của
Trần Thị Mai có nhan đề “Tình hình phân phối và sở hữu ruộng đất ở Sóc Trăng thời Pháp
thuộc (1867 – 1945)”, cho đến trước khi thực dân Pháp chiếm đóng (1867), tại Sóc Trăng,
hình thức sở hữu đất đai phổ biến vẫn là đất công của các làng xã. Trích dẫn từ nhiều nguồn
tài liệu, tác giả cho biết, trước khi thực dân Pháp có mặt, ở vùng phụ cận Rạch Giá và Sóc
Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE)
Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương
18
Trăng “Làng xã chỉ gồm toàn đất công và không có lấy một địa chủ. Trước đây, sở hữu ruộng
đất tư không hề tồn tại ở hạt Sóc Trăng hay chỉ có một hay hai khu đất được cấp cho các
đầu mục Căm bốt mà chính quyền An Nam muốn qua đó để củng cố sự hợp tác. Đất đai ở
đây, của người An Nam cũng như của người Căm bốt, được cày cấy theo từng làng. Trên sổ
thuế hàng năm chỉ ghi nhận diện tích ruộng đất được canh tác, số đinh, số lính và cuối cùng
là tên họ của các gia trưởng. Trước vụ thu hoạch, ruộng đất được phân phối cho các nông
gia trong mỗi làng” [Trần Thị Mai, 2007].
Ở một khu vực mà đặc điểm nổi bật là chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất xuất hiện sớm và
chiếm ưu thế chủ đạo, ruộng đất công rất ít như ở Nam bộ thì tình trạng vừa nêu trên đây của
Sóc Trăng (và một vài địa phương khác như Rạch Giá, Trà Vinh) có thể được xem là những
ngoại lệ đặc biệt. Về hiện tượng này, Trần Thị Mai kiến giải: “Sóc Trăng là vùng đất mới, chỉ
chính thức trở thành đất đai của chúa Nguyễn kể từ năm 1757. Để khai khẩn vùng đất mới
này, những lưu dân cùng kiệt phải dựa vào kinh phí của Nhà nước cấp phát để khẩn hoang. Do
vậy, theo qui định những ruộng đất khẩn hoang loại này được gọi là ruộng công và được
giao cho các xã thôn quản lý và phân cấp cho xã dân cày cấy theo đúng lệ của triều đình. Lệ
này không chỉ áp dụng trong làng Việt mà cả trong các phum, sóc của người Khmer. Mặt
khác, có thể xem đây như là một biện pháp nhẹ tay mang tính sách lược của chính quyền
phong kiến nhằm vừa khuyến khích khẩn hoang lập làng vừa đảm bảo an ninh và trật tự xã
hội trên vùng đất mới. Và do vậy, đã góp phần không nhỏ tạo nên sự ổn định tương đối của
tình hình ruộng đất trong nông thôn Sóc Trăng thời ấy” [Trần Thị Mai, 2007].
Tuy nhiên, chỉ riêng những sách lược về đất đai của Minh Mạng đã không đủ mạnh để có thể
bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của người Khmer. Các chính sách kinh tế - chính
trị và xã hội tổng thể của Minh Mạng và các triều vua Nguyễn sau này đã ph...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top