Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng với tác động của dư luận xã hội đến hành vi





Nông thôn với đặc trưng nghề nghiệp là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên đã khiến con người phải liên kết, dựa vào nhau mà sống. Hơn nữa dân cư trong cộng đồng này mang tính thuần nhất cao về các đặc điểm chủng tộc và tâm lý cũng là một yếu tố làm cho tính cố kết cộng đồng cao hơn so với ở đô thị. Sự liên kết giữa các thành viên trong làng xã rất chặt chẽ “bán anh em xa mua láng giềng gần, tối lửa tắt đèn có nhau”. Mọi người luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ nhau, coi người trong cộng đồngnhư anh em trong nhà. Vì thế mà trước dư luận xã hội người dân không thể làm ngơ. Mỗi hành vi của cá nhân luôn phải hướng đến người khác trong cộng đồng. Tính cá nhân bị hạn chế, tính cộng đồng trở thành quy luật của cộng đồng. Trong cộng đồng nông thôn, cá nhân bị hoà tan vào trong môi trường xã hội. Sự kiểm soát thực tế của cá nhân là rất yếu. Ngay cả các tiểu môi trường xã hội thì sự ảnh hưởng của nó tới hành vi của cá nhân vẫn còn thấp hơn so với của dư luận xã hội.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng với tác động của dư luận xã hội đến hành vi
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi con người chúng ta ai cũng đều đang sống trong một cộng đồng. Đó là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ và do vậy họ thường có ý thức, tình cảm và sự thống nhất trong một địa phương và khả năng tham gia những hành động mang tính tập thể vì quyền lợi của địa phương đó. Xét theo quy mô, cộng đồng được hình thành từ nhiều cấp độ, từ vi mô như gia đình, dòng họ (là cộng đồng tập hợp theo nguyên tắc thân thuộc), làng xã (theo nguyên tắc láng giềng)… đến cấp độ vĩ mô như dân tộc (theo nguyên tắc chính trị xã hội), tộc người (theo tiêu chí cùng chung nguồn gốc)… và giữa đó cũng có những cộng đồng cấp trung gian như nông trường, xí nghiệp. Trong mỗi cộng đồng, con người có mối quan hệ với nhau, có sự liên kết, gắn bó với nhau, có sự gắn kết tình cảm với nhau tạo thành tính cố kết của cộng đồng.
Khi trong cộng đồng xã hội xảy ra một sự kiện, một hiện tượng nào đó thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo người dân, họ bày tỏ thái độ, phán xét của mình về vấn đề đó và đi đến ý kiến thống nhất với đại đa số thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận thì hình thành nên dư luận xã hội. Nó là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội, là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa mọi người và có ảnh hưởng tới hành vi con người trong đời sống xã hội.
Bất cứ hành vi nào của con người đều có sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu ở đây là xem xét tác động của dư luận xã hội và tính cố kết cộng đồng có ảnh hưởng như thế nào tới hành vi của con người.
NỘI DUNG
Mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng và tác động của dư luận xã hội đến hành vi
Mỗi một cộng đồng khác nhau có mức độ gắn kết khác nhau và do đó hành vi của con người cũng khác nhau trước tác động của dư luận xã hội. Sau đây chúng ta sẽ cùng xem xét trong từng trường hợp cụ thể và có sự so sánh đối chiếu để thấy sự khác biệt đó như thế nào.
Trước hết chúng ta tìm hiểu mối quan hệ đó ở xã hội Phương Đông và Phương Tây.
Xã hội Phương Đông mà cụ thể là các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tính cố kết cộng đồng cao hơn so với Phương Tây. Người dân trong cộng đồng này trong một thời gian dài chịu tác động của hệ tư tưởng Nho giáo với những quy định rất khắt khe về lễ giáo. Mọi người sống với nhau trong mối quan hệ gắn bó tình cảm, dựa trên những chuẩn mực, giá trị chung của xã hội Phương Đông. Các thành viên trong cộng đồng có sự đoàn kết giúp đỡ nhau, có tính tập thể rất cao. Khác với Phương Tây, các gia đình cũng sống gần nhau, cũng có quan hệ với nhau nhưng họ sống với nhau theo kiểu trang trại và quan hệ của người dân rất lỏng lẻo. Bởi lẽ họ đề cao giá trị cá nhân, coi trọng tự do cá nhân. Và như theo Tonnies thì đó thuộc loại quan hệ Gerellshaft – quan hệ thứ cấp. Đó là những quan hệ duy lý dựa trên sự tính toán về lợi ích cá nhân. Mối quan hệ này dựa trên lí lẽ chứ không phải tình cảm.
Chính vì thế mà ở xã hội Phương Đông hành vi của cá nhân chịu ảnh hưởng rất lớn của dư luận xã hội. Mỗi người hành động phải chú ý đến người khác, đến cộng đồng. Họ không thể tuỳ tiện hành động theo ý muốn của mình. Trước dư luận xã hội họ phải tuân theo những chuẩn mực, khuôn mẫu chung của cộng đồng. Ở đây tác động của dư luận, của tiểu môi trường xã hội mạnh hơn so với sự kiểm soát thực tế của cá nhân. Do đó các hành động của cá nhân luôn hướng theo ý muốn chung của cộng đồng. Dư luận xã hội có sự chi phối mạnh mẽ tới quết định của cá nhân.
Còn ở xã hội Phương Tây thì ngựơc lại. Sự kiểm soát thực tế có vai trò lớn hơn đối với quyết định của cá nhân so với dư luận. Con người hành động theo ý muốn của mình chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của cộng đồng. Yếu
tố dẫn đến cá nhân đưa ra quyết định cuối cùng là do bản thân quan điểm, ý kiến của cá nhân đó. Dư luận chỉ là luồng ý kiến bên ngoài để tham khảo chứ không có ý nghĩa nhiều đối với hành vi của cá nhân.
Tiếp theo chúng ta xem xét vấn đề này ở cộng đồng nông thôn và đô thị (chủ yếu đề cập ở Việt Nam).
Nông thôn với đặc trưng nghề nghiệp là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên đã khiến con người phải liên kết, dựa vào nhau mà sống. Hơn nữa dân cư trong cộng đồng này mang tính thuần nhất cao về các đặc điểm chủng tộc và tâm lý cũng là một yếu tố làm cho tính cố kết cộng đồng cao hơn so với ở đô thị. Sự liên kết giữa các thành viên trong làng xã rất chặt chẽ “bán anh em xa mua láng giềng gần, tối lửa tắt đèn có nhau”. Mọi người luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ nhau, coi người trong cộng đồngnhư anh em trong nhà. Vì thế mà trước dư luận xã hội người dân không thể làm ngơ. Mỗi hành vi của cá nhân luôn phải hướng đến người khác trong cộng đồng. Tính cá nhân bị hạn chế, tính cộng đồng trở thành quy luật của cộng đồng. Trong cộng đồng nông thôn, cá nhân bị hoà tan vào trong môi trường xã hội. Sự kiểm soát thực tế của cá nhân là rất yếu. Ngay cả các tiểu môi trường xã hội thì sự ảnh hưởng của nó tới hành vi của cá nhân vẫn còn thấp hơn so với của dư luận xã hội. Nông thôn có tiểu văn hoá riêng với các giá trị, chuẩn mực đặc thù quy định khuôn mẫu hành động và kiểm soát hành vi của cá nhân trong cộng đồng. Các quan hệ ở nông thôn lấy quan hệ tình cảm làm cơ sở, coi trọng các quan hệ cộng đồng, bằng hữu, hàng xóm láng giềng... Đó là những quan hệ sơ cấp dựa trên tình cảm – Gemeinschaft. Chính vì mức độ gắn kết tình cảm trong nông thôn rất cao nên hành vi của cá nhân chịu tác động rất lớn của dư luận xã hội trong cộng đồng. Cá nhân trong cộng đồng nông thôn sợ nhất là bị cô lập. Do đó họ không dám làm bất cứ điều gì đi ngược lại những ý kiến chung, dư luận của cộng đồng. Ví dụ như ở nông thôn người nào bị hắt hủi ngay cả trong các đám tang thì tức là người đó đã bị mọi người đẩy ra khỏi cộng đồng. Đó là điều đáng sợ nhất của người dân nông thôn. Ở cái nơi mà “phép vua còn thua lệ làng” thì hành vi của cá nhân bị kiểm soát rất chặt chẽ. Nếu một cá nhân nào đó chỉ cần có hành vi không đúng với các chuẩn mực chung thì ngay lập tức bị dán nhãn tiêu cực. Bởi vậy cá nhân không dám có hành vi chống lại dư luận xã hội. Quan hệ dòng họ ở nông thôn rất gắn bó. Người trưởng họ có tiếng nói thay mặt cả họ. Nếu trong họ có thành viên nào có ý kiến trái ngược với quan điểm chung thì ngay lập tức sẽ bị gạt đi. Do đó càng ngày càng có ít những ý kiến như thế (theo lý thuyết vòng xoáy im lặng) và do vậy cũng có rất ít hành vi ở ngoài vòng kiềm toả của dư luận xã hội.
Trong khi đó ở đô thị hành vi của cá nhân rất ít chịu tác động của dư luận xã hội. Bời vì ở đô thị tính cố kết cộng đồng không cao như ở nông thôn. Cá nhân ở đô thị được giải phóng, mức ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top