huongquynh082

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Dệt may là một ngành công nghiệp có đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần lớn các sản phẩm dệt may đều được sản xuất dưới hình thức gia công. Tuy gia công không phải là hoạt động chủ lực mà Việt Nam hướng tới trong bước phát triển ngành dệt may nhưng hiện nay, gia công hàng may mặc xuất khẩu đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của ngành. Công ty cổ phần May 10 là một trong những công ty được thành lập đầu tiên trong ngành dệt may, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước chưa phát triển, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, cũng như rất nhiều các doanh nghiệp dệt may khác, công ty cổ phần May 10 cũng tiến hành xâm nhập thị trường quốc tế bằng hình thức gia công sản phẩm cho các đối tác nước ngoài.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần May 10, tui đã chọn đề tài “Mở rộng thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Cổ phần May 10” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu hoạt động gia công và công tác mở rộng thị trường gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty nhằm đưa ra một số giải pháp khả thi cho hoạt động gia công tại công ty cổ phần May 10.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công hàng xuất khẩu may mặc tại công ty cổ phần May 10
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lí luận cơ bản của gia công hàng may mặc xuất khẩu và công tác mở rộng thị trường, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu và thực trạng hoạt động này tại công ty cổ phần May 10.
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề về mở rộng thị trường gia công xuất khẩu và vài nét về hoạt động gia công xuất khẩu ở Việt Nam
Chương II: Thực trạng thị trường gia công xuất khẩu và công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu của công ty CP May 10
Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty CP May 10.

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM
1. Một số vấn đề về mở rộng thị trường gia công xuất khẩu
1.1 Thị trường và mở rộng thị trường
1.1.1 Khái niệm thị trường
Thị trường là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa, được biểu hiện bằng các hoạt động mua bán, trao đổi, diễn ra trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Như vậy theo nghĩa rộng, thị trường chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, nơi gặp gỡ của cung và cầu. Nội dung, bản chất của thị trường là hoạt động trao đổi thông qua các hoạt động trao đổi lợi ích mà người mua và người bán thỏa mãn nhu cầu của mình..
Các tổ chức kinh doanh không chỉ bán mà họ còn mua khối lượng lớn các nguyên liệu, các bộ phận thành phẩm, dịch vụ lắp đặt, thiết bị phụ trợ, vật tư,… Các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ là để thoả mãn nhiều mục đích khác nhau: Kiếm lời, giảm bớt chi phí, đáp ứng những nhu cầu của công nhân viên và thoả mãn những nghĩa vụ pháp lý. Như vậy “thị trường các doanh nghiệp bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra các sản phẩm khác hay những dịch vụ khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người khác để kiếm lời.”
1.1.2 Chức năng của thị trường
Thị trường là môi trường chủ yếu cho các hoạt động kinh doanh, gắn liền với các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, do đó nó thực hiện các chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng thừa nhận và thực hiện
Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của thị trường. Khi quá trình trao đổi được diễn ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thị trường thực hiện chức năng thừa nhận và chức năng trao đổi. Thị trường thừa nhận tính hai mặt của hàng hóa đem trao đổi là giá trị và giá trị sử dụng. Về giá trị, thị trường chấp nhận về giá cả nghĩa thị trường chấp nhận chi phí sản xuất. Thừa nhận giá trị của hàng hóa bao hàm cả sự thừa nhận của người tiêu dùng, đó là sự phù hợp giữa chất lượng sản phẩm, giá bán và khả năng thanh toán của khách hàng. Về mặt giá trị sử dụng, thị trường thừa nhận những lợi ích do sản phẩm mang lại, lợi ích này được phản ánh ở thị hiếu tiêu dùng, tập quán tiêu dùng, và tâm lý tiêu dùng.
+ Chức năng điều tiết
Thông qua các quy luật kinh tế, thị trường thực hiện chức năng điều tiết của mình. Đó là quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu. Quá trình điều tiết này diễn ra ở cả hai thái cực, điều tiết sản xuất và điều tiết tiêu dùng. Thị trường có thể khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó, từ đó tạo ra sự cân đối cung – cầu về một loại hàng, thay đổi cơ cấu sản xuất của các ngành, các vùng lãnh thổ. Thị trường còn điều tiết việc tiêu dùng các sản phẩm xã hội, có thể làm thay đổi mặt hàng tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng của dân cư. Với sự tác động của thị trường, người tiêu dùng sẽ cân nhắc, tính toán để gia tăng lợi ích của mình, cũng như sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực của xã hội.
+ Chức năng thông tin
Thị trường luôn phản ánh đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trong từng thời kỳ, thị trường là nơi chứa đựng các thông tin cho các nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Đối với các nhà kinh doanh, quá trình nghiên cứu thị trường giúp họ có được những thông tin cần thiết như: Số lượng và cơ cấu cung –cầu hàng hóa, đặc điểm về nhu cầu tiêu dùng, khả năng thanh toán, tình hình cạnh tranh…Từ đó giúp các nhà kinh doanh có chính sách Marketing cần thiết, ứng xử hợp lý với thị trường. Đối với người tiêu dùng, thị trường sẽ cung cấp các thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, về các dịch vụ của nhà kinh doanh …
Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là môi trường truyền tin giữa hai chủ thể. Nhà kinh doanh, thông qua thị trường giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm của mình. Người tiêu dùng, thông qua thị trường phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của họ, những đòi hỏi mà các nhà kinh doanh phải đáp ứng.
Việc thực hiện các chức năng của thị trường không tách rời nhau mà đan xen vào nhau. Cùng một hoạt động, thị trường có thể đồng thời thực hiện nhiều chức năng.
1.1.3 Vai trò của thị trường
Thị trường đóng vai trò rất quan trọng đối với quản lý kinh tế vĩ mô, cũng như đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế quốc dân, sự hoạt động của thị trường giúp cho quá trình trao đổi hàng hóa được diễn ra suôn sẻ, nhờ đó mà quá trình tái sản xuất được tiếp diễn bình thường.
Đối với các doanh nghiệp, thị trường là bộ phận chủ yếu nhất trong môi trường kinh doanh. Thị trường là nơi hình thành và thực hiện các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với môi trường xung quanh, giữa doanh nghiệp với cộng động dân cư cũng như hệ thống kinh tế quốc dân. Thị trường là nơi cung cấp các yếu tố “Đầu vào” và tiêu thụ “Đầu ra” cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy nghiên cứu nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm thỏa mãn và định hướng cho sự phát triển nhu cầu thị thị trường là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động Marketing
1.1.4 Một số vấn đề về mở rộng thị trường
1.1.4.1 Sự cần thiết của mở rộng thị trường
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế, do vậy sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước là không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp muốn phát triển thì phải củng cố được các thị trường đã chiếm lĩnh được và ngày càng mở rộng những thị trường mới.
Trước hết, mở rộng thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp củng cố được vị trí của mình trên thị trường do gia tăng được thị phần so với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, khi xâm nhập được vào một thị trường nào thì thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm của công ty sẽ được phổ biến rộng rãi trong thị trường. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có những bước phát triển bền vững hơn.
Thứ hai, khi thị trường được mở rộng sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng nhanh được doanh số bán, từ đó gia tăng được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ ba, việc mở rộng ra các thị trường mới sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào một hay một số ít thị trường chính, từ đó tránh được những ảnh hưởng tiêu cực khi thị trường truyền thống có những thay đổi theo chiều hướng xấu.
1.1.4.2 Nội dung của mở rộng thị trường
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó cho phép đánh giá quy mô và tiềm năng của thị trường và là cơ sở để lựa chọn thị trường và đoạn thị trường cần xâm nhập. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để xác lập các chính sách marketing thích ứng với từng thị trường và môi trường của nó. Mỗi môi trường kinh doanh có sự khác biệt và thay đổi theo thời gian, do vậy công tác nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng khi muốn mở rộng thị trường.
Việc nghiên cứu thị trường bao gồm những nội dung sau đây:
- Hàng hoá trên thị trường: Việc nghiên cứu hàng hoá phải được tiến hành trên cả mặt định tính và định lượng. Về mặt định tính, phải nghiên cứu hàng hoá trên cơ sở nghiên cứu về nhu cầu của thị trường, chu kì sống của sản phẩm, tính chất thời vụ của tiêu dùng để rút ra được kết luận là sản phẩm đó có thể xâm nhập vào thị trường đó được không. Về mặt định lượng, cần nghiên cứu nếu hàng hoá đó xâm nhập vào thị trường đó thì có hiệu quả không thông qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí,…
- Dung lượng thị trường: Việc thâm nhập vào thị trường có hiệu quả không phải xem xét trên sức mua của thị trường đó, tức dung lượng sản phẩm mà thị trường cần cung cấp. Việc nghiên cứu này thực chất là nghiên cứu về lượng cầu mà thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, sức cung của nhà cung cấp, nhà phân phối hiện tại trên thị trường để xác định xem dung lượng thị trường lớn hay nhỏ.
- Giá cả hàng hoá: Doanh nghiệp cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giá của sản phẩm, từ đó có cơ sở để xác định giá thâm nhập thị trường.
- Nghiên cứu bạn hàng và các đối thủ cạnh tranh: về các thông tin như tư cách pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và mức độ ảnh hưởng trên thị trường, quan điểm kinh doanh…
b. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng lớn khách hàng với những nhu cầu, đặc tính và sức mua rất khác nhau. Sẽ không thể có một doanh nghiệp cá biệt nào có đủ khả năng cung ứng nhu cầu và ước muốn của mọi khách hàng tiềm năng. Mặt khác, mỗi doanh nghiệp chỉ có một hay một vài thế mạnh xét trên một phương diện nào đó trong việc đáp ứng và thoả mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường. Do đó, việc lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu là rất cần thiết.
Sau khi đã có những thông tin cần thiết về thị trường mà doanh nghiệp muốn thâm nhập thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần chọn phân đoạn thị trường nào thích hợp nhất để tiến hành thâm nhập. Thông thường, khi lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp dựa vào các yếu tố sau đây:
- Quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường
Một đoạn thị trường được coi là hiệu quả nếu doanh thu từ thị trường ấy bù đắp được những chi phí bỏ ra và có lợi nhuận không chỉ hiện tại mà cả tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định đúng đắn quy mô và sức tăng trưởng của thị trường luôn là vấn đề đầu tiên khi lựa chọn thị trường mục tiêu. Để đánh giá quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các chỉ tiêu cần thiết như doanh số bán, sự thay đổi của doanh số bán, mức lãi và tỷ lệ thay đổi mức lãi,…
- Mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường
Một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì họ không phải là người bán duy nhất và các sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp không chỉ đáp ứng cho một nhóm khách hàng. Doanh nghiệp thường xuyên phải đối phó với áp lực cạnh tranh và những đòi hỏi của khách hàng. Do vậy, mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Theo mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter thì doanh nghiệp sẽ phải chịu các tác động từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sức ép từ các nhà cung cấp, cạnh tranh giữa các hãng trong ngành, sức ép từ phía khách hàng và sự đe doạ của hàng thay thế. Như vậy, để phân tích được áp lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá ảnh hưởng của năm nhóm nhân tố đó tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp.







Sơ đồ 1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
- Các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp
Một đoạn thị trường rất hấp dẫn vẫn có thể bị loại bỏ nếu chúng không ăn khớp với các chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cứ cố gắng theo đuổi sức hấp dẫn của thị trường vượt quá khả năng và mục tiêu của họ thì nguồn lực doanh nghiệp sẽ bị phân tán, khó tập trung cho các mục tiêu chiến lược. Vì vậy, khi lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần có những đánh giá xác đáng về các đoạn thị trường đó, đồng thời kết hợp với khả năng sẵn có của doanh nghiệp, trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn cho mình một hay vài đoạn thị trường để tập trung nguồn lực của mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
c. Nghiên cứu và lựa chọn bạn hàng
Nghiên cứu bạn hàng là hoạt động nghiên cứu tìm hiểu về các doanh nghiệp có thể hợp tác làm ăn với mình. Các đối tác phải đảm bảo độ tin cậy cao thì mới có thể tiến tới hợp tác làm ăn kinh doanh. Đối tác càng có uy tín và thiện chí thì khả năng thực hiện hợp đồng càng cao và có thể thiết lập các quan hệ làm ăn lâu dài. Khi lựa chọn đối tác cần căn cứ vào các tiêu chí sau:
Khả năng thanh toán: Đây là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn bạn hàng. Đối tác có tiềm lực về tài chính và khả năng thanh toán nhanh chóng thì càng thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm các chi phí và thu hồi vốn nhanh.
Chức năng, quyền hạn của đối tác: đối tác có quyền hạn và chức năng cao hơn của doanh nghiệp thì khả năng đàm phán và các ưu thế sẽ nghiêng về phía đối tác hơn. Trong kinh doanh, yếu tố giao dịch và đàm phán rất quan trọng. Doanh nghiệp cần xác định các lợi thế của mình trong các cuộc đàm phán để giành phần thắng lợi.
Uy tín của đối tác trên thị trường: đây là tiêu chí quan trọng để quyết định hợp tác làm ăn. Đối tác có uy tín trên thị trường chứng tỏ họ được nhiều nhà sản xuất tin tưởng và hợp tác. Doanh nghiệp có thể lựa chọn những đối tác đã có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường để thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài.
Tinh thần thiện chí: doanh nghiệp phải xem xét thái độ của đối tác có sẵn sàng liên kết, hợp tác hay không. Vì như vậy hai bên sẽ dễ dàng trao đổi và thảo luận các vấn đề mà cả hai cùng có lợi, giảm bớt các tranh chấp, tiết kiệm thời gian và chi phí.
1.1.4.3 Biện pháp mở rộng thị trường
Doanh nghiệp có thể quyết định thâm nhập một hay nhiều khúc của thị trường cụ thể tuỳ theo chiến lược phát triển và chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp.
Thứ nhất, doanh nghiệp có thể tập trung vào một khúc duy nhất của thị trường tức là chọn phục vụ một mức nhu cầu nào đó ứng với một nhóm người tiêu dùng nhất định.
Thứ hai, doanh nghiệp chỉ hướng vào nhu cầu của người mua hay doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc thoả mãn một mức nhu cầu nào đó của khách hàng.
Thứ ba, doanh nghiệp cũng có thể chỉ hướng vào một nhóm người tiêu dùng cụ thể nào đó.
Thứ tư, doanh nghiệp chọn một vài khúc thị trường không liên quan đến nhau để phục vụ.
Cuối cùng doanh nghiệp cũng có thể chọn cách chiếm lĩnh toàn bộ thị trường
1.2 Gia công xuất khẩu
1.2.1 Khái niệm về gia công xuất khẩu
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa thì gia công quốc tế được hiểu như sau:
Gia công xuất khẩu là cách hợp tác sản xuất và trao đổi hàng hoá giữa các nước, theo đó, nước nhận gia công nhận nguyên liệu hay nhiên liệu và có thể cả thiết bị, máy móc của nước gia công để sản xuất ra thành phẩm theo những định mức, tiêu chuẩn cụ thể; và giao những thành phẩm đó cho nước gia công với những điều kiện do hai bên thoả thuận. Tiền công được trả bằng tiền hay bằng hàng. cách này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước dưới hình thức hợp tác sản xuất, chủ yếu là giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, cách gia công xuất khẩu rất được coi trọng. cách này được xem là một một biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dồi dào, có tay nghề khá và khai thác cơ sở công nghiệp đã xây dựng trong buổi đầu thời kì công nghiệp hoá nhưng còn thiếu đồng bộ, thiếu nguyên liệu, vật tư (như sản xuất sợi, dệt vải, sản xuất hàng may mặc, dệt thảm,...). Mặt khác, đó cũng là biện pháp để tiến dần tới trình độ sản xuất hoàn chỉnh, như trong việc lắp ráp xe hơi.
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu
a. Đặc điểm của hoạt động gia công
3.3 Một số ý kiến đề xuất
3.3.1 Đề xuất đối với các cơ quan Nhà nước
Để công ty phát triển thuận lợi và bền vững, ngoài những cố gắng và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty mà còn có sự hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan chức năng.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty nhập khẩu máy móc thiết bị mới, hỗ trợ công ty trong việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất.
- Đơn giản hóa các thủ tục Hải quan và thủ tục hành chính để công ty có thể nâng cao hiệu quả trong kinh doanh xuất nhập khẩu vì thủ tục rườm rà làm công ty mất đi một khoản chi phí thời gian - yếu tố quan trọng trong kinh doanh hiện đại. Bên cạnh đó ngành Hải Quan cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cách hoạt động của mình, vì tuy đã có nhiều thay đổi nhưng Hải Quan vẫn là ngành gây nhiều phiền hà nhất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Một số cán bộ Hải Quan biến chất, có những hành vi tiêu cực gây mất niềm tin đối với khách hàng nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, ngành Hải Quan cần làm trong sạch trong ngành.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và thu hút các học viên theo học ngành may nhằm khắc phục tình trạng thiếu kĩ sư ngành may như hiện nay. Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế thời trang và marketing nhằm khắc phục những điểm yếu cơ bản của ngành may là yếu trong khâu thiết kế và khâu nghiên cứu tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác, từng bước tạo lập các cơ sở để cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang nước ngoài những sản phẩm mang thương hiệu Việt. Điều này sẽ giúp cho kim ngạch xuất khẩu của ngành may tăng mạnh, đất nước thu được một nguồn ngoại tệ lớn.
- Các chính sách xuất nhập khẩu phải nhất quán, ổn định để hoạt động của các doanh nghiệp không bị xáo trộn, giữ được chữ tín đối với khách hàng.
Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính và Chi cục Hải Quan cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý gia công xuất khẩu theo hướng có hiệu quả hơn, đảm bảo cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các hợp đồng gia công.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường
Hiện nay, thông tin là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy, để mở rộng thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc thì một vấn đề không thể xem nhẹ là phải xây dựng được một hệ thống thông tin thị trường có khả năng cung cấp thông tin chính xác và nhanh chóng cho doanh nghiệp.
- Coi hiện đại hoá công nghệ sản xuất là một quá trình phát triển từ thấp tới cao, xác định được mức công nghệ sản xuất phù hợp với mình. Từ đó để lựa chọn công nghệ sản xuất và hiện đại hoá dần dần từng bước.
3.3.2 Đề xuất với Tập đoàn dệt may Việt Nam
- Tổng công ty dệt may Việt Nam cần cung cấp những thông tin cần thiết một cách kịp thời cho các doanh nghiệp trong ngành, tránh tình trạng thông tin chậm chạp làm ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp.
- Cần xây dựng một trung tâm nguyên phụ liệu đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành, giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu, tăng hàm lượng nội địa trong sản phẩm may. Việc có một trung tâm nguyên phụ liệu, trước mắt sẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, sau đó từng bước phát triển ngành nguyên phụ liệu Việt Nam.
3.3.3 Đề xuất đối với công ty cổ phần May 10
Ngoài các biện pháp nhằm mở rộng thị trường gia công hàng may mặc xuất khẩu như đã trình bày ở trên, em cũng xin đưa ra những kiến nghị đối với lãnh đạo công ty để công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất.
- Công ty nên xây dựng các chính sách thỏa đáng nhằm thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao và đưa ra các biện pháp kích thích lao động làm việc năng suất, chất lượng, nhiệt tình cống hiến cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
- Tăng cường xây dựng các mối quan hệ với các bạn hàng nhằm duy trì các đơn đặt hàng thường xuyên và không bị mất khách hàng
- Nâng cao năng lực sản xuất, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa khả năng sản xuất các loại mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, chú trọng vào sản xuất các mặt hàng truyền thống của công ty, các mặt hàng có giá trị cao.
- Giảm tối đa các loại chi phí vận chuyển, chi phí văn phòng, các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng nhưng vẫn phải giữ được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại cho các phân xưởng để nâng cao khả năng sản xuất. Tập trung đầu tư cho đội ngũ thiết kế mẫu để dần dần tiến tới xuất khẩu trực tiếp.
- Có các biện pháp nhằm thăm dò thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng,… để góp phần sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường một cách tốt nhất. Tăng vốn hiểu biết về thị trường quốc tế và luật pháp quốc tế,… để tránh rơi phải tình trạng vì thiếu hiểu biết mà bị phạt, bị áp dụng những biện pháp hạn chế xuất khẩu, gây mất thị trường của công ty.

KẾT LUẬN
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành xuất khẩu trọng tâm được Nhà nước chú trọng quan tâm hàng đầu bởi ngoài việc thu được nguồn ngoại tệ về cho đất nước, đây còn là ngành tạo ra một lượng việc làm lớn cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Nhà nước và nỗ lực của chính mình, các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty cổ phần May 10 nói riêng đang dần dần phát triển, tiến ra thị trường thế giới. Các sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu của công ty đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng cao, đồng đều.
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Mở rộng thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Cổ phần May 10” đã trình bày một số nội dung về gia công hàng may mặc xuất khẩu, công tác mở rộng thị trường, phân tích thực trạng tại công ty cổ phần May 10, từ đó đề ra các giải pháp có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả công tác mở rộng thị trường gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty. Tuy gia công hàng may mặc không phải là chiến lược phát triển lâu dài của công ty nhưng bằng phương pháp này, công ty có thể từng bước xâm nhập thị trường nước ngoài, tạo tiền đề cho xuất khẩu trực tiếp ra thị trường quốc tế.
Tuy trải qua 15 tuần thực tập tại công ty cũng như được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Liên Hương cũng như các cô chú, anh chị trong các phòng ban của công ty May 10 nhưng bài báo cáo của em có thể còn nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin Thank Cô Nguyễn Thị Liên Hương và các cô chú, anh chị trong các phòng ban của công ty cổ phần May 10 trong quá trình thực tập đã giúp đỡ em để em hoàn thành được bài báo cáo của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỹ thuật ngoại thương – PGS – TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Thống kê năm 2005
2. Nghị định 57/1998/NĐ – CP có hiệu lực ngày 31/07/1998
3. Luật khuyến khích đầu tư trong nước
4. Quyết định số 36/2008/QĐ-Ttg của thủ tướng chính phủ ngày 10/03/2008
5. Các tài liệu tham khảo tại công ty cổ phần May 10
6. Một số website khác

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM 4
1. Một số vấn đề về mở rộng thị trường gia công xuất khẩu 4
1.1 Thị trường và mở rộng thị trường 4
1.1.1 Khái niệm thị trường 4
1.1.2 Chức năng của thị trường 4
1.1.3 Vai trò của thị trường 6
1.1.4 Một số vấn đề về mở rộng thị trường 6
1.2 Gia công xuất khẩu 11
1.2.1 Khái niệm về gia công xuất khẩu 11
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu 12
1.2.3 Phân loại hoạt động gia công xuất khẩu 15
2 Vài nét về hoạt động gia công xuất khẩu tại Việt Nam 18
2.1 Tình hình chung về hoạt động gia công xuất khẩu tại Việt Nam 18
2.1.1 Kim ngạch gia công xuất khẩu 18
2.1.2 cách gia công 19
2.1.3 Chủng loại hàng gia công 20
2.1.4 Thị trường gia công xuất khẩu của Việt Nam 20
2.2 Môi trường pháp lý cho hoạt động gia công xuất khẩu tại Việt Nam 21
2.2.1 Môi trường luật pháp trong nước 21
2.2.2 Luật pháp nước ngoài 23
2.3 Lợi ích của hoạt động gia công xuất khẩu đối với Việt Nam 24
2.3.1 Tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng 24
2.3.2 Thu hút lao động xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo sự ổn định chính trị - xã hội 24
2.3.3 Góp phần tăng cường mối liên hệ sản xuất giữa các ngành 25
2.3.4 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 27
2.1 Giới thiệu chung về công ty CP May 10 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP May 10 27
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý sản xuất 31
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua của công ty CP May 10. 35
2.2 Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty Cổ phần May 10 38
2.2.1 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công tại công ty CP May 10 38
2.2.1.1 Ký kết hợp đồng 38
2.2.1.2 Nhập khẩu nguyên phụ liệu 39
2.2.1.3 Tổ chức gia công hàng hóa 41
2.2.1.4 Tổ chức xuất khẩu hàng hóa 43
2.2.1.5 Thanh khoản hợp đồng gia công 45
2.2.2 Doanh thu của hoạt động gia công 46
2.2.3 Cơ cấu các mặt hàng gia công xuất khẩu 49
2.3 Thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc và công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu của công ty CP May 10 52
2.3.1 Thị trường gia công xuất khẩu của công ty 52
2.3.2 Công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu 54
2.3.2.1 Công tác mở rộng thị trường của công ty CP May 10 54
2.3.2.2 Công tác mở rộng thị trường gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty CP May 10 55
2.2.2.3 Kết quả đạt được của công tác mở rộng thị trường 58
2.4 Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu và công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty 59
2.4.1 Những thành tựu đạt được 59
2.4.1.1 Xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài đối với nhiều bạn hàng quốc tế 59
2.4.1.2 Dây chuyền công nghệ hiện đại 60
2.4.1.3 Công ty đã áp dụng đồng bộ ba hệ thống quản lý 60
2.4.1.4 Đạt chất lượng cao về sản phẩm 61
2.4.2 Những tồn tại còn lại 62
2.4.2.1 Hạn chế trong nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng 62
2.4.2.2 Chưa hoàn toàn chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu mà còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp của nước ngoài 62
2.4.2.3 Công ty chỉ xuất khẩu theo điều kiện FOB 62
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong công ty 63
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan 63
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY 64
CỔ PHẦN MAY 10 64
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 64
3.1.1 Phương hướng phát triển của ngành may mặc Việt Nam 64
3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 67
3.1.3 Đánh giá cơ hội, thách thức của công ty Cổ phần May 10 69
3.1.3.1 Cơ hội 69
3.1.3.2 Thách thức 71
3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường gia công xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 73
3.2.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm 73
3.2.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động 73
3.2.1.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 75
3.2.1.3 Hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ cho việc gia công 76
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh, uy tín và thương hiệu của công ty 77
3.2.2.1 Nâng cao tính cạnh tranh, thương hiệu và uy tín của công ty 77
3.2.2.2 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để củng cố và thiết lập nhiều mối quan hệ liên doanh, liên kết với các bạn hàng. 79
3.2.2.3 Xây dựng và phát triển thương hiệu. 80
3.2.3 Đảm bảo thực hiện đúng thời hạn các điều khoản trong hợp đồng. 81
3.2.4 Tiếp tục tăng cường đổi mới và hiện đại hoá công nghệ sản xuất . 82
3.3 Một số ý kiến đề xuất 83
3.3.1 Đề xuất đối với các cơ quan Nhà nước 83
3.3.2 Đề xuất với Tập đoàn dệt may Việt Nam 84
3.3.3 Đề xuất đối với công ty cổ phần May 10 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


Sơ đồ 1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 9
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất hàng gia công xuất khẩu tại công ty CP May 10 41
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng gia công Việt Nam 18
Bảng 2: Tình hình SXKD của công ty CP May 10 trong thời gian từ 2005 -2008 35
Bảng 3: Doanh thu các mặt hàng gia công xuất khẩu năm 2005-2008 46
Bảng 4: Cơ cấu các mặt hàng gia công của công ty 2005 – 2008 49
Bảng 5: Cơ cấu doanh thu gia công XK các thị trường trong thời gian 2005 -2008 52
Bảng 6: Bảng hợp đồng gia công thực hiện trong năm 2005 - 2008 58
Bảng 6: Mục tiêu tăng trưởng của ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020 65
Bảng 7: Chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam 66
tới năm 2020 66

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty thương mại xây Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ rượu của chi nhánh công ty Hà Phú An Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động quảng cáo của Công ty Siêu thị Hà Nội để mở rộng thị trường Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp góp phần mở rộng thị trường và tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty đá Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại Công ty Gốm và Xây dựng Hợp Thịnh- Vĩnh Phúc Khoa học Tự nhiên 0
C Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược Marketing - Mix với việc mở rộng thị trường ở Công ty Kính Đáp Cầu - Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top