Kasia

New Member

Download miễn phí Luận văn Mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Đông Hà Nội





MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT.3

MỞ ĐẦU.4

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.5

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.5

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.5

1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ.6

1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.10

1.2.1. Một số khái niệm.10

1.2.2. Chính sách và quy trình cho vay của ngân hàng thuơng mại.12

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất luợng hoạt động cho vay.16

1.2.4. Rủi ro trong hoạt động cho vay.19

1.3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.19

1.3.1. Các hình thức cho vay.20

1.3.2. Vai trò của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.20

1.3.3. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.23

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG HÀ NỘI.34

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG.34

2.1.1. Sự ra đời và phát triển.34

2.1.2. Cơ cấu tổ chức.35

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Đông Hà Nội.37

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỚI CÁC DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG HÀ NỘI.39

 2.2.1. Quy trình cho vay DNNVV Chi nhánh ngân hàng TMCP Phưong Đông.39

 2.2.2. Thực trạng cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Đông.42

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNVV CỦA CHI NHÁNH.50

2.3.1 Kết quả đạt được.50

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG HÀ NỘI.58

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG HÀ NỘI.58

 3.1.1. Định hướng chung của chi nhánh.58

 3.1.2. Định hướng cho vay đối với DNNVV của chi nhánh.59

3.2. GIẢI PHÁP CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG HÀ NỘI.60

3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt và hợp lý.61

 3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay.66

 3.2.3. Đơn giản hoá thủ tục cho vay.68

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.69

3.3.1. Kiến nghị đối với các DNNVV.66

 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Phương Đông.73

 3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt nam.74

 3.3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước.75

KẾT LUẬN.77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.78

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n đến hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ giúp Nhà nước xây dựng được môi trường pháp lý công minh. Đó là nền tảng để các DN, đặc biệt là DNNVV tự do cạnh tranh, có phương hướng trong mọi hoạt động và phát huy được năng lực của mình. Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho DNNVV và các NHTM dễ dàng tìm đến với nhau hơn, đẩy mạnh đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, nếu việc ban hành các quy định, chính sách của Nhà nước không đồng bộ, không minh bạch, sẽ đẩy DNNVV vào thế bị động. DN không được kinh doanh trong một môi trường tự chủ và công bằng, không có phương hướng và căn cứ pháp lý, khiến cho mọi hoạt động trở nên trì trệ và gặp nhiều cản trở. Môi trường pháp lý không lành mạnh khiến cho mọi thành viên trong nền kinh tế bị ảnh hưởng, kìm hãm đầu tư và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Các nhân tố thuộc về Ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng
Thứ nhất, các chính sách và quy định của NHNN ảnh hưởng to lớn tới việc mở rộng cho vay của NHTM. Các NHTM đóng vai trò là đầu mối quan trọng của nền kinh tế, là động lực của tiết kiệm và đầu tư, thúc đẩy nhịp độ các hoạt động sản xuất và thương mại trong nước và quốc tế. Vì thế Nhà nước cần tác động tới hệ thống NHTM nhằm đảm bảo an toàn cho nền kinh tế thị trường, thực hiện các chính sách vĩ mô về kinh tế xã hội. NHNN là cầu nối để Nhà nước thực hiện các mục tiêu đó. Tùy vào từng giai đoạn phát triển với định hướng khác nhau, NHNN sẽ đưa ra hàng loạt các chính sách tài chính tiền tệ, thông qua hệ thống NHTM để điều chỉnh thị trường. Chính sách tiền tệ của NHNN được tiến hành thông qua các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các quy định về TSĐBvà các NHTM thực hiện các quy định đó của NHNN. Ví dụ: Để kiềm chế lạm phát, NHNN ra quy định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó các NHTM phải thực hiện nâng mặt bằng lãi suất nhằm tăng huy động tiết kiệm, giảm đầu tư, thu hút tiền từ lưu thông về để đảm bảo dự trữ bắt buộc. Điều này khiến NHTM phải thắt chặt cho vay, chính vì thế hoạt động cho vay DNVVN cũng khó khăn hơn. Ngược lại trong giai đoạn cần kích thích hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, NHNN sẽ giảm lãi suất chiết khấu hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó mặt bằng lãi suất giảm và các NHTM có thể mở rộng hoạt động cho vay, giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận với tín dụng của NHTM.
Thứ hai, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Mọi vấn đề thành lập và hoạt động của DN đều chịu sự quản lý và điều hành của các cơ quan Nhà nước. Tùy vào từng lĩnh vự, DN chịu sự quản lý của các cấp Bộ, Ngành khác nhau, như Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,các UBND Tỉnh, thành phố. Trong đó mọi giấy tờ thủ tục kinh doanh đều được cấp, duyệt, thanh tra, kiểm tra và giám sát bởi các cơ quan này. Do đó, cơ chế chính sách của các cơ quan Nhà nước đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của DNNVV. Nếu được sự hỗ trợ kịp thời trong việc hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục, được tạo điều kiện sản xuất kinh doanh tại địa phương, DNNVV sẽ dễ dàng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó thuận lợi hơn trong việc vay vốn NH.
Như vậy, hoạt động cho vay DNNVV của NHTM chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau. Để nâng cao hiệu quả hoạt động này không chỉ cần sự nỗ lực từ bản thân NH và DN, mà còn cần sự hỗ trợ đắc lực từ các cơ quan chức năng khác.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG HÀ NỘI
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
2.1.1 Sự ra đời và phát triển
Ngân hàng TMCP Phương Đông thành lập năm 1996, Hội sở tại 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ngân hàng TMCP Phương Đông, gọi tắt là Ngân hàng Phương Đông, tên tiếng Anh – Orient Commercial Joint Stock Bank, gọi tắt là Oricombank (OCB).
Ngân hàng Phương Đông được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, thuộc sở hữu của các cổ đông, kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Vốn hoạt động của Ngân hàng Phương Đông gồm có: Vốn điều lệ, vốn huy động, vốn tiếp nhận, vốn vay, vốn khác.
Vốn điều lệ (vốn cổ phần) của ngân hàng TMCP Phương Đông khi mới thành lập là 70.000 triệu đồng, đến 31/12/2006 đã tăng lên 630.000 triệu đồng, được chia thành 630.000 cổ phần, phát hành dưới hình thức cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu là 1.000.000đồng. Cổ phiếu được ghi tên, địa chỉ pháp nhân, thể nhân, được chuyển nhượng, thừa kế theo luật định.
Ngân hàng TMCP Phương Đông có Hội sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch và văn phòng thay mặt trực thuộc. Các chi nhánh, văn phòng Đại diên là đơn vị trực thuộc, thay mặt pháp nhân của Ngân hàng TMCP Phương Đông, có con dấu riêng và chịu sự giám sát của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa bàn. Các phòng giao dịch là đơn vi trực thuộc Hội sở hay chi nhánh ngân hàng Phương Đông, hạch toán báo sổ, không có bảng cân đối tài khoản kế toán riêng, không có con dấu riêng, không trực tiếp làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Khi hội đủ điều kiện và được Ngân hàng Nhà nước cho phép, nước ngoài chấp thuận, Ngân hàng TMCP Phương Đông sẽ mở chi nhánh hay văn phòng thay mặt ở nước ngoài.
Ngày 14/01/2003 khai trương chi nhánh Ngân hàng TMCP Phương Đông Hà Nội (OCB CN Hà Nội) tại số 12 Hai Bà Trưng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp có chi nhánh tại Hà Nội rất vui mừng đến giao dịch tại OCB chi nhánh Hà Nội. Bước đầu, Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Đông đã tạo được ấn tượng tốt về cách giao dịch, đặc biệt là hình thức tiết kiệm lãi lãnh hàng tháng được khách hàng thủ đô rất ưa chuộng.
Nhiều hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đa dạng và mới mẻ như: cho vay trả góp mua ô tô, cho CBNV vay trả góp phục vụ đời sống sinh hoạt, cho vay xây sửa nhà mới, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, với lãi suất ưu đãi, cán bộ tín dụng tận tình, chu đáo, giải quyết nhanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Từ năm 2006 đến nay, Chi nhánh Hà Nội đã mở thêm năm phòng Giao dịch đó là Phòng GD Minh Khai, Phòng GD Lò Đúc, Phòng GD Sao Việt, Phòng GD Nguyễn Trãi và Phòng GD Bà Triệu. Chi nhánh tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược bán lẻ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Chi nhánh đã và đang làm hết sức mình để phục vụ khách hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NH TMCP Phương Đông Hà Nội:
Chức năng của các phòng:
Phòng kế toán: Phòng kế toán cũng đóng vai trò là phòng giao dịch, có chức năng thực hiện giao dịch với khách hàng, cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng, đồng thời kết hợp với phòng ngân quỹ để thu chi tiền mặt theo chứng từ hợp lý, hợp lệ. Phòng kế toán thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, thu nợ thu lãi và các nghiệp vụ khác của Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Đông Hà Nội theo quy định của Ngân hàng Phương Đông. Thực hiện công tác thanh toán, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi theo chế độ tài chính, tổng hợp, lưu giữ hồ sơ, hạch toán kinh tế, lập các báo cáo thống kê...
Bộ phận tin học: Quản lý mạng vi tính của chi nhánh, bảo mật số liệu, thông tin trên máy tính, lưu trữ bảo quản sổ sách chứng từ kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định.
Phòng ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho quỹ. Thực hiện các dịch vụ két sắt, nghiệp vụ nhận, cất giữ giấy tờ có giá bằng tiền và các tài sản quý của khách hàng, nhận kiểm đếm tiền cho các ngân hàng khác, thu đổi ngoại tệ cho khách hàng, chế độ báo cáo theo quy định ...
Phòng kinh doanh: Phòng này chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng, vừa hiệu quả vừa an toàn, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân giúp lãnh đạo chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng.
Mở và theo dõi thư bảo lãnh, thư tín dụng theo lệnh của Ban Giám đốc, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp tại Chi nhánh Ngân hàng Phương Đông Hà Nội, thực hiện hợp đồng bán ngoại tệ để các công ty thanh toán, tính phí cho các dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu tái chiết khấu các chứng từ, chấp hành các chế độ báo cáo theo quy định...
Phòng hành chính: Thực hiện các công tác hành chính, tiếp thị, lễ tân, xây dựng cơ quan văn minh lịch sự.
Phòng giao dịch: Huy động vốn, cho vay đối với dân cư, doanh nghiệp trên địa bàn.
Nhờ có bộ máy bố trí hợp lý, gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ. Đặc biệt là sự quản lý điều hành giỏi giang của ban lãnh đạo, Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Đông Hà Nội đã đạt được những thành công đáng kể. Đến nay Ngân hàng đã và đang tạo được một thị phần đáng kể trên địa bàn, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng, tạo cơ sở vững chắc cho Ngân hàng phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo niềm tin cho khách hàng.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của C...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top