suzuki_vn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU .
1. QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM: . 7
1.1. Vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam . 7
1.2. Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam. . 10
1.2.1. Nguồn gốc của rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK Việt Nam:. 10
1.2.2. Tác động của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp XNK Việt Nam. 11
1.2.3 Đo lường tác động của chênh lệch tỷ giá hối đoái lên doanh thu của các doanh
nghiệp XNK Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 . 15
1.2.4. Kết luận mô hình:. 22
2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP XNK
VIỆT NAM . 23
2.1. Đặc điểm quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam: . 23
2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước: . 24
2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại : . 28
2.1.3. Đối với doanh nghiệp XNK: . 30
2.1.3.1. Về chủ quan: . 32
2.1.3.2. Về khách quan: . 34
2.2. Kết quả khảo sát về tình hình quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. . 35
3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA
DOANH NGHIỆP GIẢI THÍCH CHO QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI
SINH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐAN MẠCH VÀO VIỆT NAM. . 40
3.1. Giới thiệu mô hình: . 40
3.2. Ứng dụng mô hình vào trường hợp Việt Nam: . 46
KẾT LUẬN . 49
PHỤ LỤC . 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60

ngoài, 7 ngân hàng thương mại Việt Nam (4 NHTM quốc doanh và 3 NHTM cổ phần).
Điều này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng hưởng
ứng chính sách do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Đã vậy, ngay trong số những ngân hàng
có cung cấp giao dịch kỳ hạn và hoán đổi số lượng hợp đồng giao dịch cũng rất ít. Điều
này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp cũng chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần để hưởng ứng
chính sách do Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Sau năm 2000 tình hình kinh tế khu vực sáng sủa hơn sau khủng hoảng, thu ngoại tệ từ
xuất khẩu về nhiều tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước gia tăng dự trữ ngoại
tệ và sẵn sàng can thiệp để bình ổn tỷ giá hối đoái. Thực tế cho thấy rằng Ngân hàng
Nhà nước đã khá thành công trong việc quản lý tỷ giá từ năm 2000 đến khi Việt Nam gia
nhập WTO và một lần nữa các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại luôn được che
chở trong vỏ bọc an toàn của Ngân hàng Nhà nước, và vì thế, vấn đề rủi ro tỷ giá gần
như bị lãng quên sau lần được chú ý vào năm 1998.
Nhưng sau khi Việt Nam gia nhập WTO – tổ chức kinh tế thế giới với những cam kết về
tự do hóa thương mại thì sự can thiệp của Nhà nước vào tỷ giá rõ ràng là ngày càng suy
giảm và dường như đang theo một cơ chế truyền động có chủ đích để tiến tới bước cuối
cùng là xóa bỏ tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Khi cơ chế tỷ giá linh hoạt, thì rủi ro tỷ
giá sẽ xảy ra thường xuyên hơn, mức độ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
lớn hơn. Thực tế những năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã chứng minh điều này.
Những biến động của tỷ giá đã buộc tất cả các bên liên quan NHNN, NHTM, và đặc biệt
là các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro tỷ giá và đặc biệt là công
cụ phái sinh.
2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước:
Trong thời gian vừa qua, NHNN dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, chính phủ đã có
những thông tư hướng dẫn, quy chế nhằm quy định và định hướng sự phát triển của thị
trường các công cụ phái sinh, đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế. Sau đây là
một số quy định đáng chú ý trong thời gian vừa qua.
 Quy định về giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và giao sau:
[25]
Từ năm 1998 đến tháng 5 năm 2004, tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá
giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn. Như
vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và của NHNN Việt Nam hoàn
toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau rất lớn giữa hai cách tính và một
khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của NHNN không còn phù hợp với những
diễn biến trên thị trường thì điều này sẽ làm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp
vụ này trên thị trường ngoại hối.
Tỷ giá kỳ hạn tối đa = tỷ giá giao ngay tối đa + % biên độ dao động.
Hơn nữa, thời gian tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại hợp đồng này chỉ
là 6 tháng, và như vậy không đáp ứng được nhu cầu về thời gian trong hoạt động phòng
ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường. Theo thời gian, số lượng chủ thể
trên VinaForex ngày càng đông và mỗi chủ thể có một nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
với thời gian riêng của mình, có thể là vài tháng mà thậm chí là hơn là một năm. Vì thế,
trong thời gian tới, việc mở rộng thời gian dài hơn 6 tháng là một điều tất yếu và NHNN
không thể tiếp tục quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi một thời hạn được. Đồng thời,
nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho nhiều loại ngoại tệ mạnh khác mà không
riêng gì USD. Do đó, NHNN đã quyết định số 648/2004 vào ngày 28/5/2004 quy định
kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi từ 3 ngày đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên
tắc xác định tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá kỳ hạn được xác định trên cơ sở:
- Tỷ giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi
- Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND ( tính theo
năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của Mỹ ( Fed Funds Target rate) của USD
do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố;
- Kỳ hạn của hợp đồng.
Có thể nói, quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kỳ hạn của các NHTM Việt Nam
tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị
trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại hối kỳ hạn nói riêng.
 Quy định về giao dịch quyền chọn tiền tệ:
[26]
Theo quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN của thống đốc NHNN giao dịch quyền
chọn tiền tệ là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó, bên mua
quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hay bán một lượng ngoại tệ xác định ở
một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua
quyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hay mua lượng
ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận trước. Tại Quyết định này, giao dịch
quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt
Nam). Đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái bao gồm tổ chức tín dụng (TCTD)
được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân và NHNN Việt Nam. TCTD được
phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối
đa là 10% so với vốn tự có. Cũng trong quyết định này, các TCTD được phép không
được mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được
phép bán quyền chọn cho các đối tượng này mà thôi.
Đến ngày 28/12/2006 nghị định số 160/2006/NĐ – CP đã ra đời và thay thế cho quyết
định số 1452/2004/QĐ – NHNN, từ đây NHNN đã cho phép các NHTM thí điểm việc
sử dụng quyền chọn USD – VND. Đây là một tín hiệu đáng mừng dành cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Đến năm 2009, năm mà thị trường ngoại hối không ổn định, tỷ giá
liên tục tăng cao và khoảng cách chênh lệch tỷ giá trong và ngoài hệ thống , cùng với sự
tư vấn của ngân hàng thương mại các doanh nghiệp đã ký hợp đồng quyền chọn mua/
bán ngoại tệ dưới hình thức “ quyền chọn Mỹ”. Trong các hợp đồng này, hai bên ký với
nhau giá mong muốn, cộng với phí và không chờ đến thời điểm đáo hạn. Nhờ đó, hai
bên thoải mái giao dịch với nhau với mức giá chợ đen, lúc đó tỷ giá công bố của NHNN
trở nên vô nghĩa. Trước tình hình đó, ngày 18/3/2009 NHNN lại tiếp tục đưa ra văn bản
số 1820/NHNN – QLNH nghiêm cấm các NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền
đồng. Từ đây loại bỏ khỏi thị trường một công cụ phòng ngừa rủi ro hữu ích. Đây có thể
được đánh giá là một trong những hạn chế lớn của NHNN, bởi theo một cuộc khảo sát thì có
khoảng 80% giao dịch ngoại hối là giữa VND và USD, mặc dù còn có...


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

LinhLinh1811

New Member
Re: [Free] Mô hình probit trong đánh giá quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Cho mình xin tài liệu này với! Thank ad!
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top