Ashkii

New Member

Download miễn phí Lý thuyết cơ bản về mạng máy tính





 LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

I/ Mạng máy tính – Phân loại mạng

 1/ Mạng máy tính là gì

 2/ Phân loại mạng máy tính

 2.1/Theo khoảng cách địa lý

 2.2/Theo kỹ thuật chuyển mạch( switching )

 3) Các thành phần mạng máy tính

 a. Máy tính cá nhân

 b. Đường truyền vật lý

 c. Kiến trúc mạng

II/ Mô hình OSI

 * Tầng vật lý (physical).

 * Tầng liên kết dữ liệu (Data Link).

 * Tầng giao vận (Transport).

 * Tầng phiên (Session).

 * Tầng trình diễn (Presensation).

 * Tầng ứng dụng (Application).

III/ Hệ điều hành

IV/ Kỹ thuật mạng cục bộ

 1) Đặc trưng

 2)Topology

 a.STAR

 b.RING

 c. BUS

 3) Đường truyền

 4) Các cách truy nhập đường truyền vật lý

 a. Phương pháp CSDA/CD(phương pháp đa truy nhập sử dụng sóng mang có phát hiện xung đột).

 b. Phương pháp TOKEN BUS (BUS với thẻ bài)

 c. Phương pháp TOKEN RING (Ring với thẻ bài)

V/ Các vấn đề cơ bản với mạng máy tính

 1. Kiểm soát lỗi

 2. Kiểm soát luồng dữ liệu

 3. Địa chỉ hóa

 4. Đánh giá độ tin cậy của mạng

 5. An toàn thông tin trên mạng

 6. Quản trị mạng

 

CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT MẠNG MÁY TÍNH CHO TRƯỜNG PTTH ĐỐNG ĐA

I. Giới thiệu về trường Đống Đa:

 1. Chức năng tổ chức bộ máy của trường

 a. Chức năng

 b. Tổ chức bộ máy

 2. Điều kiện địa lý

II/ Xây dựng sơ đồ mạng:

 1. Xây dựng sơ đồ mạng

 2. Lựa chọn hệ điều hành cho mạng

 3. Lựa chọn phần mềm truyền dữ liệu

 4. Lựa chọn cấu hình mạng

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


giao thức (protocol) của mạng.
* Topo mạng:
- Kiểu điểm - điểm( point-to-point)
Đường truyền nối các nút với nhau và mỗi nút đều có trách nhiệm thông tin tạm thời. Sau đó, chuyển tiếp dữ liệu tới các nút tiếp theo rồi tới đích theo địa chỉ của thông tin.
Một số topo của mạng điểm - điểm :
Dạng hình sao
Dạng hình cây
Dạng chu trình
- Kiểu điểm – nhiều điểm (point-to-multipoint)
Tất cả các nút được phân chia chung một đường truyền vật lý. Dữ liệu được gửi đi từ một nút nào đó sẽ có thể được tiếp nhận bởi các nút còn lại. Bởi vậy, cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ liệu để mỗi nút căn cứ vào đó kiểm tra xem dữ liệu có phải là dữ liệu của mình hay không.
Một số dạng topo của mạng quảng bá:
- Dạng đồng trục:
Terminal
T- connector
Hình a: Dạng đồng trục (BUS)
Các trạm đều được phân chung một đường truyền, chúng được đấu nối vào đường trục thông qua đầu nối T- connecter. ở 2 đầu đường trục sử dụng thiết bị đấu nối đặc biệt Terminal.
+ Nêú sử dụng đường trục một chiều. Dữ liệu sẽ gửi đi từ một trạm theo một chiều duy nhất. Khi gặp thiết bị terminal nó sẽ phản xạ tín hiệu theo chiều ngược lại. Các trạm phía bên kia đều có thể nhận được dữ liệu của mình nếu đúng địa chỉ.
+ Nếu sử dụng đường trục 2 chiều thì dữ liệu sẽ được quảng bá trên 2 chiều của đường trục. Các trạm đều có thể nhận được dữ liệu nếu đúng địa chỉ của mình.
- Dạng hình vòng :
Repeater
Hình b: Dạng hình vòng (Round robin) hay Ring
Tất cả các trạm được đấu nối trên một vòng thông qua các bộ chuyển tiếp Repeater. Dữ liệu sẽ được luân chuyển từ một trậm trên vòng một chiều duy nhất. Các trạm còn lại đều có thể nhận dữ liệu của mình nếu xác định đúng địa chỉ. Để tránh tắc nghẽn, người ta thường xây dựng các vòng phụ có chiều ngược lại so với vòng chính.
Trạm vệ tinh
Các trạm mặt đất
Hình c: Dạng quảng bá( Broad cast ) hay dạng vệ tinh ( Satellite)
- Dạng quảng bá:
Topo dạng vệ tinh (hay radio) mỗi nút cần có một ăngten để thu và phát. Thực hiện thu phát giữa các trạm mặt đất với trạm vệ tinh.
Tóm lại trên thực tế tuỳ từng trường hợp vào quy mô kích cỡ của mạng vào điều kiện địa lý, khả năng phát triển số lưọng các máy tính cá nhân mà có thể sử dụng kết hợp các topo trên.
* Giao thức mạng(Protocol):
Bất luận thế nào thì việc trao đổi thông tin không thể không tuân theo những quy tắc quy ước nào đó. Vì vậy, việc truyền tín hiệu trên mạng muốn đạt được kết quả tốt cần có những:
- Quy ước về mặt khuôn dạng dữ liệu (cú pháp ,ngữ nghĩa).
- Quy ước về thủ tục truyền dữ liệu.
- Quy ước về kiẻm soát luồng dữ liệu.
- Thủ tục về đánh giá chất lưọng truyền tin.
Như vậy mạng có thể sử dụng các giao thức khác nhau tuỳ chọn của người thiết kế.
II/ Mô hình OSI:
Hiện nay các hệ thống mạng đều được thiết kế theo cấu trúc đa tầng để tiện lợi cho việc thiết kế và cài đặt mạng sau này, số lượng các tầng, tên mỗi tầng đều phụ thuộc vào nhà thiết kế.
Khi thiết kế, các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc của riêng mình. Từ đó dẫn đén tình trạng không tương thích giữa các mạng như:
- Phương pháp truy nhập đường truyền khác nhau.
- Sử dụng họ giao thức khác nhau.
Sự tương thích đó làm trở ngại cho sự tương tác của người sử dụng các mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng lớn thì trở ngại đó càng không thể chấp nhận được đối với người sử dụng.
Từ các lý do trên, cần có sự hội tụ thống nhất giữa các nhà thiết kế với những người sử dụng. Do đó, trên thế giới đã thành lập ra tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế về kiến trúc mạng (Iternational organization for standardization ) lấy tên là OSI vào năm 1977. Tổ chức này đã thành lập ra một tiểu ban nhằm xây dựng và pháp triển khung chuẩn về kiến trúc mạng và đã hình thành năm 1984. Gọi là mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở OSI- Refrence Model For Open System Inerconnection). Mô hình này được xây dựngtrên các nguyên tắc chung nhất của các hiệp hội viễn thông quốc tế bao gồm 7 tầng như sau:
1
2
3
4
5
6
7
Application
Presentation
Session
Transport
Network
Data Link
Physical
Vật lý
Liên kết DL
Mạng
Giao vận
Phiên
Trình diễn
ứng dụng
2
3
6
4
7
5
1
Hệ thống mở A
Hệ thống mở B
Giao thức tầng 1
Giao thức tầng 7
Đường truyền vật lý
Mối quan hệ giữa hai tầng đồng mức:
Trên thực tế dữ liệu không thể truyền từ tầng thứ i bên này sang tầng thứ i bên kia mà dữ liệu sẽ được chuyển từ hệ thống này sang hệ thống kia thông qua đường truyền vật lý. Như vậy chỉ có tầng thấp nhất của hệ thống A và B mới có liên kết vật lý, còn các tầng cao chỉ là những liên kết ảo để thuận tiện cho quá trình cài đặt sau mạng sau này.
Mối quan hệ giữa hai tầng liền mức:
Indication (chỉ báo)
N
N
Hệ thống A
Hệ thống B
Giao thức tầng N+1
Confirm (xác nhận)
Respone (trả lời)
N+1
Request (yêu cầu)
N+1
Giao thức tầng N+1
Khi hai thực thể có nhu cầu trao đổi thông tin với nhau thì tín hiệu yêu cầu (Request) được gửi bởi người sử dụng dịch vụ ở tầng N+1 trong hệ thống A để gọi thủ tục của giao thức tầng N. Yêu cầu này được cấu tạo dưới dạng một hay nhiều đơn vị dữ liệu của giao thức (PDU-Protocol Data Unit) để gửi tới hệ thống B.
Khi nhận được đơn vị dữ liệu của giao thức, một thủ tục của giao thức tầng N của hệ thống B sẽ thông báo yêu cầu đó lên tầng N+1 bằng hàm chỉ báo (Indication). Sau đó tín hiệu trả lời (Reapone) được gửi từ tầng N+1 của hệ thống B xuống tầng N để gọi thủ tục giao thức tầng N để trả lời hệ thống A. Khi nhận được trả lời, một thủ tục giao thức tầng N sẽ gửi hàm xác nhận lên tầng N+1 để hoàn tất chu trình yêu cầu thiết lập liên kết của người sử dụng ở tầng N+1 của hệ thống A.
* Tầng vật lý (physical):
Tầng này liên quan đến nhiệm vụ truyền dòng bit không có cấu trúc qua đường truyền vật lý và thực hiện truy nhập đường truyền vật lý nhờ các phương tiện như: cơ điện, hàm, thủ tục, chức năng.
+ Thuộc tính điện: truyền các dòng bit và biểu diễn các bit, quyết định tốc độ truyền các bit.
+ Thuộc tính cơ: Liên quan đến việc thể hiện tính chất giao diện của một đường truyền như: kích thước, cấu hình, cách nối ghép, đảm bảo việc nối ghép giữa hai hệ thống có ảnh hưởng ít nhất.
+Thuộc tính chức năng: chỉ ra các chức năng được thực hiện bởi các phần tử giao diện giữa hai hệ thống vật lý và đường truyền.
+ Thuộc tính về thủ tục: Liên quan đến giao thức điều khiển việc truyền các xâu bít qua đường truyền vật lý.
* Tầng liên kết giữ liệu (Data Link):
+ Tầng này cung cấp phương tiện truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo một cách tin cậy.
+ Gửi các khối dữ liệu (frame) thông qua các cơ chế đồng bộ hoá , kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu cần thiết.
* Tầng giao vận (Transport):
Tầng này là tầng cao nhất trong nhóm bốn thầng thấp ( các tầng trong mô hình OSI được chia thành hai nhóm, nhóm các tầng thấp từ tầng vật lý đến tầng giao vận và nhóm các tầng cao là ba tầng còn lại).
Nhiệm vụ chính của tầng...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top