daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Những dạng cơ bản của tiểu thuyết tâm lý trong văn học việt nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 (qua tố tâm, lấy nhau vì tình, bướm trắng, sống mòn)
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài
3
2. Lịch sử vấn đề
4
3. Giới hạn đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
đóng góp mới của luận án 16
4. Kết cấu luận án
19
Chƣơng I
NHỮNG TIỀN ĐỀ CHỦ YẾU VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
TIỂU THUYẾT TÂM LÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU
THẾ KỶ XX ĐẾN 1945
20
1.1. Những tiền đề chủ yếu của tiểu thuyết tâm lý Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX 20
1.1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và văn hóa
20
1.1.2. Con người cá nhân và sự ra đời tiểu thuyết tâm lý 22
1.1.3. Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX và sự ra đời tiểu thuyết tâm lý 29
1.2. Quá trình phát triển tiểu thuyết tâm lý Việt Nam từ đầu thế kỷ
XX đến 1945 34
1.2.1. Bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết tâm lý Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 34
1.2.2. Những chặng đường phát triển và các dạng cơ bản của tiểu thuyết
tâm lý Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 40
Chƣơng II
NHỮNG DẠNG CƠ BẢN CỦA TIỂU THUYẾT TÂM LÝ TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1939 50
2.1. Tố Tâm và tiểu thuyết tâm lý tình cảm 50
2.1.1. Tố Tâm và con người tâm lý tình cảm 50
2.1.2. Tố Tâm và nội dung tâm lý trong tiểu thuyết tâm lý tình cảm 58
2.1.3. Tố Tâm và các cách, phương tiện nghệ thuật chủ yếu trong 654
tiểu thuyết tâm lý tình cảm
2.2. Lấy nhau vì tình và tiểu thuyết tâm lý bản năng 79
2.2.1. Lấy nhau vì tình và con người tự nhiên bản năng 79
2.2.2. Lấy nhau vì tình và nội dung tâm lý trong tiểu thuyết tâm lý bản năng 86
2.2.3. Lấy nhau vì tình và các cách, phương tiện nghệ thuật chủ yếu
của tiểu thuyết tâm lý bản năng 93
Chƣơng III
NHỮNG DẠNG CƠ BẢN CỦA TIỂU THUYẾT TÂM LÝ TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1939 ĐẾN 1945 110
3.1. Bƣớm trắng và tiểu thuyết tâm lý ý thức cá nhân khép kín 110
3.1.1. Bướm trắng và con người cá nhân khép kín 110
3.1.2. Bướm trắng và nội dung tâm lý trong tiểu thuyết tâm lý ý thức cá
nhân khép kín 116
3.1.3. Bướm trắng và các cách, phương tiện nghệ thuật chủ yếu
trong tiểu thuyết tâm lý ý thức cá nhân khép kín 126
3.2. Sống mòn và tiểu thuyết tâm lý nhân cách 143
3.2.1. Sống mòn và con người nhân cách 143
3.2.2. Sống mòn và nội dung tâm lý trong tiểu thuyết tâm lý nhân cách 153
3.2.3. Sống mòn và các cách, phương tiện nghệ thuật chủ yếu trong
tiểu thuyết tâm lý nhân cách 165
KẾT LUẬN 195
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 199
TÀI LIỆU THAM KHẢO 200
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Văn học là nhân học, là phương tiện khám phá thế giới tâm hồn đầy bí
ẩn của con người. Cho nên, tác phẩm văn học dù ở thời đại nào cũng miêu tả tâm lý,
miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Tâm lý là vấn đề muôn thủa của văn học.
Mặc dù văn học thời đại nào cũng miêu tả tâm lý, nhưng trong văn học cổ và
trung đại, trọng tâm của tác phẩm tự sự dồn về phía sự kiện, biến cố và hành động
của nhân vật, còn sự miêu tả tâm lý chỉ giữ vai trò thể hiện tính cách và biến cố xã
hội. Phải đến văn học hiện đại, quá trình tâm lý mới trở thành đối tượng miêu tả,
phân tích trực tiếp của tác phẩm tự sự. Tiểu thuyết tâm lý, vì vậy, vừa là sản phẩm
của văn học hiện đại, vừa là dấu hiệu trưởng thành của nền văn học dân tộc. Nó là
một hiện tượng lịch sử.
Chọn đề tài nghiên cứu những dạng cơ bản của tiểu thuyết tâm lý Việt Nam
qua bốn tác phẩm: Tố Tâm (1922) của Hoàng Ngọc Phách, Lấy nhau vì tình (1937)
của Vũ Trọng Phụng, Bướm trắng (1939) của Nhất Linh, Sống mòn (1944) của Nam
Cao, luận án nhằm một mặt khẳng định thành tựu của văn học dân tộc giai đoạn từ
đầu thế kỷ XX đến 1945 trên cơ sở những cứ liệu cụ thể, mặt khác góp phần làm
sáng tỏ hơn sự vận động của lịch sử văn học nói chung, của tiểu thuyết tâm lý nói
riêng - một sự vận động với những qui luật nội tại của nó theo hướng hiện đại hoá.
1.2. Tiểu thuyết tâm lý không chỉ là một hiện tượng lịch sử mà còn là một
hiện tượng loại hình. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật không lặp lại.
Đồng thời, nhiều tác phẩm lại có những yếu tố tương đồng, những đặc điểm chung,
tạo thành các kiểu, các dạng tiểu thuyết tâm lý khác nhau. Nghiên cứu tiểu thuyết
tâm lý như một hiện tượng loại hình sẽ giúp đưa ra những khái quát lý thuyết về
những kiểu, dạng tiểu thuyết tâm lý, từ đó có thêm cơ sở để khám phá giá trị các
tiểu thuyết tâm lý trong một tương quan mới - tương quan về phương diện loại hình.6
Ở ta, việc nghiên cứu tiểu thuyết tâm lý giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945
đã đạt được nhiều thành tựu trên các phương diện ngôn ngữ, nhân vật, kết cấu, nội
dung tư tưởng,... nhưng lại chưa thật sự quan tâm đến phương diện loại hình.
Những gì mà nghiên cứu, phê bình đạt được chủ yếu mới chỉ là những khám phá,
phát hiện về giá trị nội dung và hình thức của các tác phẩm cụ thể. Chúng ta vẫn
còn thiếu những công trình thể hiện một cái nhìn toàn diện, xem tiểu thuyết tâm lý
như là một loại hình văn học riêng, vận động như một dòng chảy riêng trong nguồn
mạch chung của văn học dân tộc theo hướng hiện đại hoá. Nói cách khác, ở ta, việc
nghiên cứu tiểu thuyết tâm lý như là những hình thức thể loại mang tính nội dung
chưa được chú ý đúng mức. Bởi vậy, nghiên cứu tiểu thuyết tâm lý, vừa như một
hiện tượng lịch sử, vừa như một hiện tượng loại hình, theo chúng tui là cần thiết và
vẫn còn đang là một công việc có nhiều ý nghĩa, hứa hẹn nhiều đóng góp mới.
1.3. Tiểu thuyết tâm lý giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 chiếm một vị trí
quan trọng trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học. Do
những hạn chế như đã nói ở trên trong nghiên cứu về tiểu thuyết tâm lý nên giảng
dạy văn học vẫn chỉ dừng ở phân tích từng tác phẩm riêng biệt. Các tiểu thuyết tâm
lý đã được soi sáng và phân tích trong nhiều mối tương quan khác nhau như tương
quan với trào lưu, với phương pháp sáng tác, với phong cách nhà văn,v.v... nhưng
lại chưa được đặt trong quan hệ với các tác phẩm cùng dạng để xem xét từ góc độ
loại hình. Vì vậy, việc nghiên cứu các dạng tiểu thuyết tâm lý ở đề tài này sẽ giúp
cho việc giảng dạy có thêm cơ sở để khám phá tiểu thuyểt tâm lý với một góc nhìn
mới.
Đối với giới sáng tác và công chúng yêu thích tiểu thuyết tâm lý, luận án còn
hy vọng rằng những tư liệu và kết luận của luận án sẽ trở thành tài liệu tham khảo
bổ ích, vừa có thể góp phần tác động đến các nhà tiểu thuyết đương đại, vừa có thể
góp phần vào quá trình tiếp nhận của công chúng cả với các tiểu thuyết tâm lý giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XX, cả với các tiểu thuyết trong giai đoạn hiện nay.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Do nghiên cứu các dạng tiểu thuyết tâm lý trên cơ sở khảo sát bốn tiểu thuyết
tiêu biểu là Tố Tâm, Lấy nhau vì tình, Bướm trắng, Sống mòn nên chúng tui chỉ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
trình bày trong phần Lịch sử vấn đề các ý kiến trực tiếp bàn về nghệ thuật miêu tả
tâm lý và dạng tiểu thuyết tâm lý của bốn tác phẩm này.
2.1. Về Tố Tâm và tiểu thuyết tâm lý tình cảm
Bài viết đầu tiên về Tố Tâm là bài Quyển Tố Tâm ra đời của Lê Hữu Phúc,
viết năm 1922 [131, tr.111]. Từ đó cho đến nay, tiểu thuyết Tố Tâm luôn nhận được
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học cả trong và ngoài nước.
Nhìn chung, khi xem xét tác phẩm dưới góc độ lịch sử, các nhà nghiên cứu,
phê bình đều nhất trí khẳng định vị trí mở đầu của tác phẩm đối với sự ra đời và
phát triển của tiểu thuyết Việt Nam nói chung, của tiểu thuyết lãng mạn và tiểu
thuyết tâm lý nói riêng theo hướng hiện đại hóa, tiêu biểu là: Lê Thanh [156,
tr.192]; Trần Đình Hƣợu và Lê Chí Dũng [58, tr.327]; Phan Cự Đệ [26, tr.29];
Nguyễn Đăng Mạnh và Nguyễn Đình Chú [74, tr.75]; v.v.. Cho đến gần đây, vị trí
của tác phẩm đối với tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc vẫn được tiếp tục
khẳng định. Tố Tâm vẫn được đánh giá là “một gương mặt tiểu thuyết sáng gía, tiêu
biểu, một đỉnh cao trong vòng ba mươi năm đầu thế kỷ XX” [147, tr.137].
Tuy nhiên, dưới góc độ loại hình, sự xem xét tác phẩm vẫn có những ý kiến
chưa thống nhất. Huỳnh Lý [127], Nguyễn Đăng Mạnh [81, tr.35], Hà Minh Đức
[32, tr.14], Phan Cự Đệ [26, tr.23-25], Hoàng Nhƣ Mai [69, tr.6];v.v.. đều cho
rằng Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết lãng mạn đầu tiên trong văn xuôi đầu thế kỷ ở ta,
nhưng, Trần Đình Hƣợu và Lê Chí Dũng lại nói: “Tố Tâm và Đạm Thuỷ không
hẳn là nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn... Tố Tâm chưa đạt tới một tiểu thuyết lãng
mạn chủ nghĩa” [58, tr.323]. Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Trần Đăng Suyền
và Lê Quang Hƣng cũng chỉ coi Tố Tâm là “có tính chất lãng mạn”, là “mầm mống
của chủ nghĩa lãng mạn” [147, tr.149].
Trong giai đoạn trước năm 1945, đa số các nhà nghiên cứu tán thành ý kiến
của Hoàng Ngọc Phách, coi Tố Tâm là tiểu thuyết tâm lý. Lê Hữu Phúc lưu ý:
“Độc giả xem quyển Tố Tâm xin nhớ là một quyển tâm lý tiểu thuyết” [131, tr.113].
Trƣơng Tửu khẳng định: “Ông Song An là người đầu tiên dùng quốc văn viết một
quyển tiểu thuyết tâm lý” [13, tr.546]. Lê Thanh nhận xét: “Quyển Tố Tâm là
quyển tâm lý tiểu thuyết đầu tiên ở ta” [156, tr.192].v.v... Nhưng, Thạch Lam lại8
không thừa nhận Tố Tâm là một cuốn tiểu thuyết tâm lý, vì “chỉ phân tách có cái
tâm lý hời hợt bề ngoài, một cái thái độ của tâm hồn mà thôi” [102, tr.365]. Vũ
Ngọc Phan cũng nói: “Tác giả đã lầm là đi đặt Tố Tâm vào loại tâm lý tiểu thuyết,
vì đọc cả cuốn tiểu thuyết không thấy tính chất tâm lý ở đâu cả” [129, tr.174].
Sau 1945, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình khẳng định Tố Tâm là một tiểu
thuyết tâm lý, chẳng hạn: Trần Đình Hƣợu và Lê Chí Dũng nói: “Tố Tâm là một
cuốn tiểu thuyết tâm lý(...). Đạm Thuỷ và Tố Tâm thực sự có nội tâm phong phú”
[58, tr.323]; Nguyễn Huệ Chi nói: “phân tích tâm lý là đặc điểm nổi bật của cuốn
tiểu thuyết này nên xếp nó vào loại hình tiểu thuyết tâm lý là thích hợp” [13, tr.104].
Nhưng, một số nhà nghiên cứu, phê bình khác lại vẫn dè dặt, chẳng hạn: Huỳnh
Lý: “Tác giả gọi cuốn sách là tâm lý tiểu thuyết. Có những nhà phê bình bảo nên
chữa là ái tình tiểu thuyết hay bi tình tiểu thuyết; có người sau này gọi nó là xã hội
tiểu thuyết. Đều đúng cả. Nhưng nếu cứ phải xếp loại nó theo “mốt” đương thời, thì
cho nó là tâm lý tiểu thuyết vẫn đúng” [127]; Phan Cự Đệ: “Hoàng Ngọc Phách gọi
Tố Tâm là “tâm lý tiểu thuyết”. Điều đó có phần đúng” [26, tr.25]; Đỗ Đức Hiểu:
“Có thể gọi Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách là tiểu thuyết tâm lý... Song, đó là tâm
lý cổ điển, tâm lý trên mặt phẳng” [49, tr.125].
Điều chúng tui rất lưu ý là: đa số các bài viết và các công trình của các tác
giả đi trước đều thống nhất cho rằng sự độc đáo của tác phẩm là ở sự miêu tả tâm lý
ái tình và tác phẩm là tiểu thuyết ái tình. Thiếu Sơn nhận xét: “Tố Tâm cũng là tiểu
thuyết tình”. Trúc Hà ca ngợi tác giả Tố Tâm đã “chịu khó đem ngọn bút tinh tế vẽ
vời mọi nỗi u ẩn, ly kỳ, bí mật của ái tình một cách rõ ràng, sáng sủa”. Trƣơng Tửu
khẳng định: tác giả Tố Tâm “có tài tả những sự phát hiện lặng lẽ của ái tình”. Phạm
Thế Ngũ cho rằng: “Cả câu chuyện là một cuộc phân tích tâm lý ái tình” [13, tr.
516,529,543,595]. Phan Cự Đệ nói: Hoàng Ngọc Phách đã: “có biệt tài khi miêu tả
những phát hiện lặng lẽ của ái tình” [26, tr.26]. Hà Minh Đức cũng nói: “Tố Tâm là
một cuốn tiểu thuyết ái tình” [32, tr.14]. Ngay cả Vũ Ngọc Phan, người vốn không
thừa nhận Tố Tâm là tiểu thuyết tâm lý, lại vẫn coi Tố Tâm là tiểu thuyết ái tình:
“Nói về loại, Tố Tâm chỉ là một quyển ái tình tiểu thuyết” [129, tr.174].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Khái niệm “ái tình” mà các nhà nghiên cứu nói ở trên không phải chỉ để chỉ
phạm vi đề tài của tác phẩm, mà còn để chỉ nội dung tâm lý được miêu tả là tâm lý
tình cảm. Song Vân nhắc nhở: “Câu chuyện đó muốn gọi là tâm lý tiểu thuyết hay
ái tình tiểu thuyết, chẳng qua chỉ là một sự giải phẫu khôn khéo những tình cảm”
[13, tr.530]. Huỳnh Lý nhận xét: “Tố Tâm vẫn là lịch sử của một nỗi lòng, là tâm lý
của một cảm tình chuyển từ khâm phục đến si ái” [127]. Hà Minh Đức khẳng định:
“Sức hấp dẫn của tác phẩm là ở những tình cảm xúc động của người con gái lần đầu
đến với tình yêu và đau khổ vì tình... Dòng tình cảm vừa chân tình vừa lãng mạn,
thơ mộng bao trùm nhiều trang sách. Có thể xem Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết lãng
mạn đầu tiên trong văn xuôi ở đầu thế kỷ góp phần mở đầu cho trào lưu lãng mạn
trong văn học. Chất lãng mạn này ít nhiều mang tính chất tiến bộ. Nó được nuôi
dưỡng bằng mạch tình cảm tương đối trong sáng” [32, tr.14].
Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình còn coi sự tác động chủ yếu nhất và mạnh
mẽ nhất của Tố Tâm đối với bạn đọc là sự tác động về tình cảm. Thiếu Sơn nói:
“Tố Tâm quả đã chinh phục trái tim người đọc từ Bắc chí Nam”; Trúc Hà cho biết:
“Trong lúc đọc Tố Tâm, tui vẫn thấy thứ tình cảm xúc ấy, giá ở những kẻ nhu cảm
đa tình, có thể vì Tố Tâm mà nhỏ đôi giọt lệ”; Trần Đình Ý nhận xét: “Tố Tâm là
một cuốn tiểu thuyết về tình cảm. Tác giả đa cảm trước hết chỉ muốn cho chúng ta
rung động, xúc cảm” [13, tr.515, 524, 557]; Lê Trí Viễn tâm sự: “Không truyện
nào in vào lòng tui sâu bằng Tố Tâm. tui đã thật sự vui sướng với hai nhân vật
chính lúc họ yêu nhau, rồi tui lại thầm rơi nước mắt lúc cô gái lìa đời” [180, tr.178];
Công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX do Trần Đăng Suyền và Lê Quang Hƣng
chủ biên cũng khẳng định: “chưa có cuốn tiểu thuyết nào vừa ra đời đã làm rung
động trái tim độc giả nhiều như Tố Tâm” [147, tr.137]; v.v...
Nhìn chung, các công trình, bài viết trước đây đều chưa đặt ra việc xác định
dạng (kiểu) tiểu thuyết tâm lý của Tố Tâm. Tuy vậy, những ý kiến của các tác giả đi
trước - đặc biệt là những ý kiến phân tích tác phẩm như một cuốn tiểu thuyết ái tình
- thật sự là những gợi ý bổ ích cho chúng tui trong việc khẳng định Tố Tâm là tiểu
thuyết tâm lý tình cảm.
2.2. Về Lấy nhau vì tình và tiểu thuyết tâm lý bản năng10
Nổi bật trong các ý kiến đánh giá về Lấy nhau vì tình là các ý kiến cho rằng
Lấy nhau vì tình là tác phẩm chứng tỏ tư tưởng bảo thủ và lòng tin ở thuyết tính dục
của Vũ Trọng Phụng. Vũ Ngọc Phan nói: “Từ Kỹ nghệ lấy Tây cho đến Lấy nhau
vì tình, không một phóng sự nào, không một tiểu thuyết nào của ông lại không có
những chuyện hiếp dâm với những ảnh hưởng tai hại của nó. Ông tin ở chủ nghĩa
tính dục một cách thái quá và tưởng rằng bất kỳ việc gì ở đời cũng có thể đem chủ
nghĩa ấy ra để giảng giải” [96, tr.109]. Trƣơng Chính nhận xét: “Trong các tác
phẩm của ông, phóng sự hay tiểu thuyết, từ Kỹ nghệ lấy Tây cho đến Lấy nhau vì
tình, ông chú trọng tả khía cạnh dâm đãng của con người” [96, tr.142]. Phan Cự Đệ
cho rằng Lấy nhau vì tình là tác phẩm “rơi rớt những quan điểm bảo thủ hay cải
lương phong kiến của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực” [30, tr.355].
Về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, các nhà nghiên cứu đều cho rằng
miêu tả tâm lý vốn không phải là sở trường của Vũ Trọng Phụng. Phạm Thế Ngũ
nói: “Sau Làm đĩ,... Vũ Trọng Phụng đổi hướng, bước sang một lô tiểu thuyết có
khuynh hướng phân tích tâm lý: Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc. Song
ở đây ta thấy mấy sở đoản của Vũ Trọng Phụng. Ông chỉ khéo chụp được những
xen, những dáng bề ngoài, nhất là tài tình để điểm vào đó nụ cười chua chát, giọng
nói mỉa mai, do đó ông thành công ở loại phóng sự, loại tiểu thuyết có động tác ồ ạt
bên ngoài, có tính chất hoạt kê bông lơn. Nhưng đến loại tâm lý tiểu thuyết, cần đặt
một tâm trạng dưới con mắt phân tích theo dõi, cần để cái cơ mưu chìm vào trong,
mô tả những hành động nguyên nhân hơn là những hành động kết quả, cần tạo cả
không khí tâm lý ở chỗ vô hình nó linh hoạt hoá nhân vật, Vũ Trọng Phụng tỏ ra
cộc cằn, vụng về. Nhân vật của ông khi đó hiện ra nếu không vô lý thì cũng rất khó
hiểu, khó cắt nghĩa trong sự hành động. Câu chuyện thường kềnh càng những động
tác, những cảnh, những khung, những lời, trong khi nhân vật suy nghĩ hay xử sự
một cách rất nông cạn, tầm thường, kỳ cục nữa. Đó là những khuyết điểm rõ rệt
thường thấy trong mấy tiểu thuyết tâm lý trên của Vũ Trọng Phụng” [96, tr.168].
Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Vũ Trọng Phụng rất ham thích phân tích, lý giải những
quá trình tâm lý của nhân vật của mình. Thủ pháp được dùng phổ biến ở đây là đưa
ra những mệnh đề có tính khái quát triết lý làm căn cứ suy luận” [78, tr.51]; “Làm đĩ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
thực chất là sự thuyết minh cho các quan niệm hết sức bi quan về tình yêu nam nữ:
“giao cấu là mục đích cuối cùng của ái tình” (…). Lấy nhau vì tình lại thuyết minh
cho một luận đề khác được Vũ Trọng Phụng dùng đặt tên cho một truyện ngắn của
mình: Cái ghen đàn ông (1937). (…) Ông cho rằng “lấy nhau vì tình” tất sẽ dẫn đến
tan vỡ và bất hạnh, vì tình yêu thực ra chỉ là sự “yêu mình qua người khác” [79,
tr.6,7]. Nguyễn Hoành Khung nhận xét: bên cạnh những trang viết “tỏ ra khá sắc sảo
trong việc thăm dò, phân tích tâm lý phức tạp của con người”, Vũ Trọng Phụng đã
bộc lộ những hạn chế như: đã nhập làm một “chủ nghĩa định mệnh lịch sử - xã hội”
với “chủ nghĩa định mệnh sinh lý” do ông tiếp thu của Phrớt một cách dung tục để rồi
đi đến chỗ “rời bỏ những nguyên tắc hiện thực chủ nghĩa để sa hẳn vào chủ nghĩa tự
nhiên”; đã “sẵn sàng gò ép tâm lý tính cách nhân vật để minh họa cho quan niệm của
mình”; đã sáng tạo ra một loạt những tác phẩm “giống như những nghiên cứu tâm lý,
tất cả đều chứng minh luận đề tâm lý: bản chất con người là ích kỷ” [63, tr.413]. v.v...
Rải rác trong nhiều bài viết, công trình khác về Vũ Trọng Phụng, chúng ta còn
có thể gặp nhiều ý kiến tương tự. Chẳng hạn, nhận xét của Trần Đăng Thao: “nhân
vật của Vũ Trọng Phụng thường động về vị trí và tĩnh về tâm lý” [159]; nhận xét của
Đinh Trí Dũng: những nhân vật nạn nhân, “tha hóa” của Vũ Trọng Phụng “đã có
chiều sâu tâm lý đáng kể”, nhưng ở những nhân vật khác như Nghị Hách, Xuân tóc
đỏ... “đời sống tâm lý có khi còn xộc xệch” [17]; v.v...
Nhìn chung, tuy chưa có nhà nghiên cứu, phê bình nào xem xét tác phẩm dưới
góc độ loại hình tiểu thuyết tâm lý, nhưng rải rác trong các ý kiến của họ, chúng tui đã
nhận được những chỉ dẫn có ý nghĩa định hướng rất quan trọng. Những nhận xét về
“lòng tin ở thuyết tính dục”, về sự “cộc cằn, vụng về”, “điều khiển như những con
rối” trong miêu tả tâm lý, về việc coi Lấy nhau vì tình là tiểu thuyết luận đề, về
“khuynh hướng khái quát triết lý” và sự “thích thú phát biểu những quy luật tâm lý
của “loài người”, về sự “gò ép tâm lý tính cách nhân vật để minh họa cho quan niệm
của mình”,v.v… là những gợi ý rất bổ ích cho chúng tui trong việc xếp tác phẩm vào
dạng tiểu thuyết tâm lý bản năng.
2.3. Về Bƣớm trắng và tiểu thuyết tâm lý ý thức cá nhân khép kín12
Phần lớn những công trình, bài viết trước đây về Bướm trắng chủ yếu tập
trung nghiên cứu nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tiêu biểu cho khuynh hướng đề
cao là ý kiến của các tác giả: Đặng Tiến, Bùi Xuân Bào, Phạm Thế Ngũ, Trần
Hữu Tá, Đỗ Đức Hiểu, v.v... Đặng Tiến cho rằng Bướm trắng chịu “ảnh hưởng
của Trang tử” và viết Bướm trắng, Nhất Linh muốn thể hiện quan niệm của ông về
hạnh phúc: “hạnh phúc chỉ ở lòng mình, hạnh phúc chỉ ở sự yên tĩnh của tâm hồn”
[165]. Phạm Thế Ngũ cho rằng nhân vật Trương là con người “muốn phá hoại
nhân phẩm, tự thân trụy lạc, mà vẫn không thể nào không hướng về những nẻo
đường thiện mỹ”. Trần Hữu Tá nhận xét: viết Bướm trắng, “tác giả đâu có ý muốn
ca ngợi cuộc sống vô luân”, Bướm trắng đã có những trang viết có “giá trị nhân văn
đích thực” [98, tr.160, 378]. Đỗ Đức Hiểu cho rằng miêu tả chuyện tình của nhân
vật Trương trong Bướm trắng, Nhất Linh muốn nói: “Tình yêu, cái đẹp như con
bướm trắng, trẻ thơ không bao giờ bắt được, nó luôn ở phía trước con người. Và con
người không ngơi nghỉ đuổi bắt cái đẹp” [49, tr.131]; v.v..
Nhưng ngược lại, đúng như nhận xét của Trƣơng Chính: cũng như Con
đường sáng của Hoàng Đạo và Đẹp của Khái Hưng, Bướm trắng của Nhất Linh
thường bị các nhà phê bình “phê phán là bệnh hoạn, nghệ thuật vị nghệ thuật, hoặc
theo chủ nghĩa cải lương tư sản” [14]. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là ý kiến
của các nhà nghiên cứu: Thế Phong, Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Hà
Minh Đức,v.v... Thế Phong khẳng định: Nhất Linh viết tác phẩm này chỉ vì “chán
chường cách mệnh và chính trị, con người trở về với nội tâm” [98, tr.168]. Phan
Cự Đệ nhận xét: nhân vật Trương là con người “sống gấp, hưởng thụ và phá
phách”, “sa đọa về nhân phẩm”, là “con người hạ xuống hàng con vật”, con người
có “lối sống hưởng thụ ích kỷ của chủ nghĩa cá nhân tư sản”, là “chủ nghĩa cá nhân
cực đoan và chủ nghĩa vô luân”, và Bướm trắng là tác phẩm “lãng mạn suy đồi”
được viết trong “thời kỳ xuống dốc”, “đi vào ngõ cụt, bế tắc” của Nhất Linh và Tự
Lực Văn Đoàn [91, tr.10-19]. Nguyễn Hoành Khung cho rằng Bướm trắng đã “đi
vào đồi bại với chủ nghĩa vô luân trắng trợn”, đã “thắm đượm một chủ nghĩa bi
quan đen tối và chủ nghĩa cá nhân lúc này bộc lộ đầy đủ tính chất đồi bại của nó, trở
mọi lần; chàng thấy đời người ta dẫu khốn khó đến đâu cũng có những thú vị riêng
ở trong” [110, tr.15]; Hay: “Trương ngồi giở sổ loay hoay tính. Cả một buổi chiều
chàng chỉ phải làm có hai cái tính cộng với hai tính trừ. Nếu làm xong, hết việc phải
ngồi không nên Trương viết chằng chịt các con số lên một tờ giấy nghịch chơi cho
đỡ buồn. Chốc chốc chàng lại đưa mắt nhìn đồng hồ. Nhân đương viết bật cười: -
Anh tính gì lạ lùng thế. Sáu bảy bốn mươi hai, viết bốn nhớ hai. Cứ thế mà nói mãi
được. Nhầm phải đền thì chết. - Phải đền à?- Chứ gì. Không đền thì ngồi tù thay.
Có thế thôi. Trương nghĩ thầm: “Lạ quá, đến giờ mà lão Daniel chưa đến”. Chàng
nhìn đồng hồ: “Bốn giờ kém mười lăm. Bốn giờ đúng thì Daniel phải ra ngoài mỏ
với ông chủ nhất”. Trương đứng dậy đi đi lại lại một lúc, ra cửa đứng nhìn rồi lại
quay vào ngồi vừa tính thầm vừa suy nghĩ: “Bốn mươi hai, viết bốn nhớ hai, hay là
viết hai nhớ bốn, đằng nào cũng thế. Một là Thu vẫn yêu mình, nếu vậy không có gì
thay đổi cả. Hai là Thu không yêu mình nữa, mà mình cũng mong chờ Thu chán
mình - nếu vậy Thu xoàng lắm. Mà nếu Thu xoàng thì mình hết yêu ngay, còn gì
hơn nữa. Vị chi hai với hai là bốn...rõ ràng lắm. Mình thụt két mà Thu còn yêu mới
thực là yêu. Thu không yêu nữa càng hay. Thử xem sao. Đằng nào cũng có lợi”
[110, tr.142].
Đoạn trích trên cho thấy những suy nghĩ rất lộn xộn, không rõ ràng của
Trương hoàn toàn không có liên quan gì với hoàn cảnh bên ngoài là công việc mà
Trương đang làm và cuộc đối thoại của Trương với Nhân. Tình huống của những
suy nghĩ đó là những mâu thuẫn tâm trạng của Trương: vừa muốn thụt két để có
tiền ăn chơi, vừa muốn giữ gìn nhân phẩm, vừa yêu Thu, lại vừa không muốn làm
hại Thu vì biết mình sắp chết...
Vì chỉ được xây dựng trên cơ sở lôgíc chủ quan của ý thức, nên tình huống
tâm lý nhân vật trong Bướm trắng, nếu có được xây dựng dựa trên mối liên hệ với
hoàn cảnh bên ngoài, thì chỉ là những tác động ngẫu nhiên, không đáng kể. Phần
lớn tình huống tâm lý nhân vật được xây dựng dựa trên những sự liên tưởng, những
hồi ức, kỉ niệm, những mâu thuẫn, băn khoăn có sẵn trong tâm trạng, hay thậm chí,146
cả những tâm trạng ngẫu nhiên chợt đến. Vì thế, dòng nội tâm không ngừng trôi
chảy bị khép kín trong thế giới chủ quan của “ý thức bản thân”.
Không gian và thời gian trong Bướm trắng không được miêu tả một cách
khách quan, bằng cái nhìn của tác giả, mà chủ yếu là không gian và thời gian được
miêu tả qua cái nhìn của nhân vật, nằm trong dòng ý thức của nhân vật: khi nhân vật
sống trong những mơ tưởng về cái đẹp và tình yêu, không gian trở nên sinh động,
đầy ánh sáng, âm thanh, màu sắc và thường là không gian khoáng đạt (con đường,
khu vườn...); khi nhân vật sống trong sự ám ảnh của cái chết, không gian trở lên tối
tăm, ảm đạm, yên tĩnh và thường là không gian chật hẹp (căn phòng).
Quan hệ giữa ý thức của nhân vật với yếu tố không gian, thời gian được tác
giả xử lý rất linh hoạt. Có khi không gian, thời gian là nguyên cớ cho sự xuất hiện ý
thức. Chẳng hạn: “Trời ấm và trong. Trên một cây bàng nhỏ, những lộc mới đâm,
màu xanh non hơi phớt hồng, trông như một đàn bướm ở đâu bay về đậu yên.
Chàng thấy cây cỏ cũng như người, khao khát được sống, tuy đời bao giờ cũng
giống bao giờ. Một ý tưởng vụt đến trong trí chàng như một sự ăn năn: Mình đi đến
đâu?...” [110, tr.64]. Có khi không gian, thời gian là kết quả ý thức của nhân vật.
Chẳng hạn: “Chỉ ngồi gần Thu, Trương đã thấy trong người đổi khác, cuộc đời và
cảnh trời đất lúc đó cũng nhiễm một vẻ khác hẳn lúc thường...” [110, tr.21]. Trong
rất nhiều trường hợp, không gian và thời gian trở thành sản phẩm của ý thức thuần
tuý. Đó là khi nhân vật không phân biệt giữa sắc và không, giữa thực và mộng, như:
cảnh “một ngày chủ nhật nắng - một ngày đã xa lắm chàng đứng nhìn những con
bướm trắng bay trên một luống cải lấm tấm hoa vàng”; cảnh “trời nắng ở bên kia
thế giới”, “trời nắng một tháng trước ở Hà Nội”; hình ảnh khu vườn rau của mẹ
chàng “từ thời quá vãng xa xăm” [110, tr.33,82,128]; v.v... Khung cảnh không gian
và thời gian trong những cơn mê sảng hay trong những sự suy tưởng càng cho thấy
sự chi phối của ý thức. Khi đó, không gian và thời gian hoàn toàn tách biệt với
không gian và thời gian vật chất, trở thành sản phẩm thuần tuý của ý thức.
Đặng Tiến phát hiện thấy trong Đôi bạn có một chữ như: “chữ như chìa khoá
đưa vào không gian Nhất Linh”, làm “môi giới giữa sắc và không” [151, tr.103].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi147
Không phải chỉ trong Đôi bạn, mà tất cả các đoạn miêu tả không gian trong Bướm
trắng cũng đều có một chữ như như vậy. Đó là chữ như làm chuyển hóa không gian
từ ngoại cảnh vào ý thức, làm chủ quan hóa ngoại cảnh. Ví dụ: “Trời bỗng nắng to.
Bức tường trắng và nóc ngói đỏ tươi của một ngôi nhà mới xây vụt qua cửa xe rực
rỡ như một thứ đồ chơi, sơn còn mới. Trương thấy tiếng người, tiếng xe cộ qua lại
dưới phố cũng vừa bừng nổi to hơn như theo ánh nắng mà ồn ào, rộn rịp hẳn lên”
[110, tr.21]; Hay: “Căn phòng khách mờ mờ tối, những bức màn màu nâu nhạt.
Trương thấy nhuộm một vẻ buồn âm u như ở ngoài thế giới người đời. Ở góc
buồng, cạnh cửa sổ có để một bình sứ cắm mươi bông cẩm chướng vàng trắng lẫn
đỏ, cuống dài rũ xoè ra như một cái đuôi công. Mấy bông cẩm chướng trong bóng
tối âm thầm gợi chàng nghĩ đến những cái vui của cuộc đời nở ở những nơi khác.
Một bông cẩm chướng trắng gió lọt vào làm rung động như một cánh bướm” [110,
tr.33].
Bị chi phối bởi ý thức của con người cá nhân khép kín, thời gian trong Bướm
trắng là thời gian khép kín. Nhân vật thường hay nhớ lại, nhớ đến, nghĩ đến, tưởng
đến cái đã qua và thời gian trong Bướm trắng khép kín trong mối quan hệ hiện tại -
quá khứ - hiện tại. Kết cấu này tạo điều kiện để nhân vật chìm sâu hồi ức và liên
tưởng. Trong hiện tại khổ đau, nhân vật chủ yếu hướng về quá khứ, và rất nhạy bén
với những gì thuộc về quá khứ, vì tương lai là cái chết, là sự tuyệt vọng, còn quá
khứ là cái đẹp, là tình yêu và hạnh phúc, là Liên với “những cái thú thần tiên của
tình yêu lúc mới bắt đầu”, là Thu và bàn tay với những ngón tay thon đẹp để soãi
đặt trên nền chăn trắng, là “những con bướm trắng bay trên một luống cải lấm tấm
hoa vàng” trong “một ngày chủ nhật đã xa xôi”, là “khu vườn rau của mẹ” và
“những con bướm rất xinh ở đâu bay về” khi luống đậu nở hoa trắng, là bà ký Tân
với nồi nước gội rễ hương bài,... Quá khứ với hiện tại là hai mặt đối lập của nhau,
tác động và chuyển hóa lẫn nhau, khi thì hiện tại khơi gợi sự trở về quá khứ, khi thì
quá khứ giúp con người thức tỉnh trong hiện tại. Dòng tâm lý nhân vật biến đổi, đi
về giữa hai sự đối lập quá khứ và hiện tại, làm nổi rõ những cơn khủng hoảng tinh
thần của nhân vật và làm thay đổi cảm xúc của người đọc.148
Cũng do bị chi phối bởi ý thức, không gian trong Bướm trắng chủ yếu là
không gian yên tĩnh, chật hẹp được phác họa bằng một vài chi tiết cận cảnh thông
qua cái nhìn gần của nhân vật: một đường phố vắng với những ngôi nhà tiều tuỵ ở
hai bên đường; một căn phòng khách mờ mờ tối với những bức màn màu nâu nhạt
và một bình sứ cắm mươi bông cẩm chướng vàng trắng lẫn đỏ, cuống dài rũ xoè ra
như một cái đuôi công; một căn phòng trọ với một đôi vợ chồng có lẽ vì cùng kiệt quá
đã phải quên cả những liêm sỉ của một đời sống thường; một khu vườn nắng với
những chòm lá lấp lánh ánh sáng và màu vàng của một bông hoa chuối tây nở ở góc
giậu;... Cả tác phẩm chỉ có 3 lần nhân vật nhìn xa nhưng đó cũng đều là những
không gian yên lặng: “Từng đám mây trắng và cao yên lặng bay trong ánh sáng rực
rỡ. ở dưới cánh đồng có tiếng một đứa bé con gọi trâu” [110, tr.66]; “Ngoài vườn,
đêm yên lặng. Không có gió, nhưng hơi lạnh đưa qua cửa vào phòng ấm như từng
làn gió nhẹ. Trên những chòm lá cây đen, các ngôi sao trong quá nên trông tưởng
như rời hẳn nền trời sa xuống đứng lơ lửng ở giữa lưng chừng cao” [110, tr.120];
“Trời đã sẩm tối... Trương nhìn ra xa; ở tận chân trời, chen giữa hai luỹ tre làng lộ
ra một mẩu đê cao với một chòm cây đứng trơ vơ, cô đơn” [110, tr.224]. Còn lại là
không gian được miêu tả qua cái nhìn gần. Để nhìn gần, có khi nhân vật phải
“chống khuỷu tay, ngẩng đầu lên, ghé mắt nhìn sang” [110, tr.54], hay “ngẩng đầu
nằm sát cạnh bức ván nan, tìm lỗ thủng để nhìn sang” [110, tr.200]. Nét bút tạo
không gian của tác giả trở nên độc đáo nhất khi ông sử dụng những chi tiết đối lập
giữa sáng và tối, đen và trắng. Sự tạo dựng không gian bằng những chi tiết cận cảnh
giúp tác giả có điều kiện để thể hiện sự phong phú của tâm hồn nhân vật nhờ vào sự
tinh tế của cảm giác và sự liên tưởng táo bạo đã khiến tác giả tạo ra được nhiều
phác họa độc đáo. Ví dụ: “Dưới một cái ao gần đấy, bóng một cành tre in ngược,
ngọn trúng vào giữa một đám sao trông như một cây bông vừa tỏa hoa lấp lánh”
[110, tr.49]; “Chàng hồi hộp và một nỗi sung sướng ùa vào tâm hồn khi nhận thấy
cửa sổ để mở, trong có đèn sáng và Thu của chàng đương đứng vấn lại tóc cạnh
chiếc màn tuyn rũ loe xuống như một bông huệ lớn trắng trong... Trương không
trông rõ mặt Thu, chỉ thấy ánh sáng toả ra lấp lánh thành một vùng hào quang trên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Bài giảng Gia công áp lực - Những kiến thức cơ sở về biến dạng dẻo Tài liệu chưa phân loại 0
D Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học Nông Lâm Thủy sản 0
P Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Luận văn Kinh tế 0
S Còn có những nguyên nhân nào khác hay các dạng phóng tinh sớm khác không? Thưa bác sĩ? Sức khỏe sinh sản 0
T Những dịch vụ miễn phí giúp chuyển đổi định dạng RAR sang ZIP Giới thiệu phần mềm hay theo yêu cầu 0
K Báo cáo Những giải pháp Marketing nhằm đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty Cổ p Tài liệu chưa phân loại 0
H Tôi muốn mở một cửa hàng đĩa Game, Cần phài chuẩn bị những gì ? mua loại máy nào và loại nào dạng th Hỏi đáp Tin học 0
T Phần rãnh ở cuối đầu dương vật có xuất hiện một số những vệt màu trắng sữa, dạng sừng. Đó là bệnh gì Sức khỏe 1
N Phân tích, đánh giá xem café Passiona thuộc dạng sản phẩm mới nào và nó có những điểm khác biệt nào Luận văn Kinh tế 0
A Tuyển tập những phương pháp giải nhanh các dạng bài trắc nghiệm môn Vật lý Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top