kitten_linhchi

New Member

Download miễn phí Báo cáo Những giải pháp Marketing nhằm đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty Cổ phần may và Dịch vụ Hưng Long





Trên cơ sở giải quyết tốt những vấn đề còn hạn chế, thực hiện công khai tài chính, quan tâm hơn đến đời sống của cán bộ công nhân viên xây dựng mới nhà xưởng mua sắm trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản, nhằm hiện đại hoá máy móc, thiết bị, cải tiến dây truyền sản xuất, cải tiến cách tổ chức quản lý và khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là chính. Do đó tính đến hết ngày 31/12/2003 số lượng máy may của công ty đã trên 1,200 máy,(trong đó có 70% là may may được nhập khẩu từ Nhật bản), số lao động 1,300 người, tổng sản phẩm là 2,500,000, doanh thu đạt 41,850,000,000 đồng. Lợi nhuận trước thuế 5.363.000.000 đồng.(Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003) Nhưng hiện nay đa dạng hoá sản phẩm của công ty còn nhiều vần đề cần giải quyết trong chiến lược mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh tế nước ta. Ngành dệt may đã có những thành tựu đáng kể như sử dụng nhiều lao động, giải quyết việc làm và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tính đến năm 2000 giá trị hàng dệt may xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD, năm 2001 đạt 2,1 tỷ USD và năm 2002 hàng dệt may xuất khẩu lên tới 3,2 tỷ USD (Nguồn từ Tạp chí Thương mại số 21/2001). Giá trị xuất khẩu dệt may tăng mạnh trong 2 năm vừa qua đã cho thấy ngành dệt may nước ta ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định. Ngoài ra, ngành dệt may hiện nay đang có gần 90 vạn lao động làm việc chiếm tới 20% tổng số lao động công nghiệp của cả nước là một ngành giải quyết một số lượng lớn lao động phổ thông của nước ta. Đứng trước những thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ và Châu Âu nhưng thị trường trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa biết tận dụng những ưu thế để phát triển như dân số nước ta trên 80 triệu dân là thị trường có nhu cầu hết sức đa dạng và sức mua lớn. Có thể nói rằng những khó khăn mà ngành dệt may nước ta đang gặp phải hiện nay là thiếu những nhà cung ứng trên thị trường và sản phẩm chưa đa dạng cho nhiều đối tượng tiêu dùng, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc đặt hàng cho các nước nhập khẩu mà không tập trung phát triển thị trường trong nước. Hiện nay, các xí nghiệp dệt may lớn ở Trung ương và địa phương đều đang cố gắng dành những năng lực tốt nhất cho hàng dệt may xuất khẩu, phần nào không xuất được thì để lại tiêu dùng trong nước. Vì vậy mà hàng hoá không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và họ phải tìm đến những nhà sản xuất cung ứng khác như: Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của ngành dệt may Việt nam hiện nay. Do đó, để tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa thì ngành dệt may Việt Nam đã và đang có những hướng chiến lược phát triển mới, những mục tiêu kinh doanh sản xuất khác nhau nhằm đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước.
Sự phát triển không ngừng và những thành công nối tiếp nhau trong những năm vừa qua của ngành dệt may Việt Nam là cả một quá trình phát triển hơn 110 năm từ công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống sang một nền sản xuất mới với nhiều máy móc thiết bị hiện đại và chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng thị trường mở cửa. Bắt đầu từ ĐH VI của Đảng năm 1986 với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thực sự mang lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới. Sau một thời gian dài với những biến động của thị trường Liên Xô và Đông Âu sụp đổ kèm theo sự tan rã của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã làm cho việc xuất khẩu hàng dệt may của nước ta gặp khó khăn và thử thách lớn. Hàng loạt các xí nghiệp phải cắt giảm sản xuất, thất nghiệp gia tăng, hàng hoá sản xuất không được tiêu thụ do mất thị trường. Đứng trước những khó khăn, ngày 29/4/1995 Thủ tướng CP đã ký quyết định thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam với tên giao dịch “Việt Nam National Textile and Garment Coporation (VINATEX)” với 55 đơn vị thành viên trong đó có 15 công ty may, 21 công ty dệt, 3 công ty len và nhuộm, 1 viện mẫu thời trang, 1 viện kinh tế kỹ thuật may, 3 trường đào tạo và một số đơn vị khác. Tổng công ty thực hiện chức năng kinh doanh hàng dệt, may mặc từ đầu tư sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm; xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, sản phẩm dệt may và các hàng hoá có liên quan đến ngành Dệt May. Ngoài một số chức năng trên, Tổng công ty còn thực hiện những nhiệm vụ như nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, quản lý hoạt động kinh doanh theo đúng chức năng, ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước. Sau gần 10 năm thành lập cho đến nay đã có hơn 64 đơn vị thành viên và nhiều thành tựu đáng kể.
Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp là 4.880,9 tỷ đồng, doanh thu 5.864,6 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu 529,6 tỷ đồng. Đến năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11%, doanh thu tăng 10% và giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 15%. Năm 2002 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD (Nguồn từ báo Thời báo kinh tế Việt Nam 10/2002). Nhờ những thuận lợi trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực hiện nay như khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và khối kinh tế thế giới (WTO) mà ngành dệt may đã có những chiến lược mới phát triển mới trong xu thế thương mại hoá toàn cầu. Tổng công ty dệt may dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp đã xây dựng bản quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may trong những năm tới với các quan điểm chủ đạo như:
Ngành dệt may phải được ưu tiên phát triển và được coi là một ngành trọng điểm trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại đất nước.
Chú trọng đa dạng hoá sản phẩm coi trọng thị trường nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
Giải quyết việc làm cho lao động phổ thông.
Cùng với sự phát triển ngành dệt may Việt Nam ngày càng vững mạnh thì một trong những đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty dệt may là Công ty May Hưng Long cũng đang từng bước xây dựng hướng phát triển mới cho công ty mình nói riêng và ngành dệt may nói chung.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG
I. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Công ty May Hưng Long
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty May Hưng Long
Theo Nghị định số 68/1999/QĐ ngày 20/10/1999 của Bộ trưởng bộ công Nghiệp phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển xưởng may Mỹ Văn thuộc công ty May Hưng Yên thành Công ty Cổ phần may và Dịch vụ Hưng Long.
Là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/6/1999.
Tên giao dịch đối ngoại là: HUNG LONG GARMENT STOCK AND SERVICE COMPANY.
Tên viết tắt: HUNG LONG ST.CO
Địa chỉ: Km 24 - Quốc lộ 5- Xã Dị Sử- Huyện Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên.
Chức năng của Công ty: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc, các dịch vụ khác.
Sản phẩm chính của công ty là: áo Jacket, quần âu, quần áo tắm.
Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm ( Kể từ ngày ghi trong Quyết định chuyển từ doanh nghiệp nhà Nước sang công ty cổ phần). Với vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập được xác định bằng Việt Nam đồng là: 7000,000,000 đồng (bảy tỷ đồng) . Trong đó vốn vốn sở hữu Nhà nước là 17%, vốn cổ đông là CBNV là 50%, vốn cổ đông khác 33% trên vốn điều lệ. Vốn điều lệ của công ty được chia thành 70,000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo Luận văn Kinh tế 0
H Những đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch Luận văn Kinh tế 2
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
M Những số liệu “bất nhất” trong Báo cáo tài chính của Tập đoàn FLC Tài chính, Chứng khoán 9
L Những vấn đề cơ bản về lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính - thực tiễn tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
M Báo cáo tổng hợp về những vấn đề chung của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
N Những yêu cầu khi soạn thảo một bản báo cáo Mẹo vặt cuộc sống 0
L Luận văn: Những ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán toán Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài chính doang Tài liệu chưa phân loại 0
K Báo cáo Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong những Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top