phuc_n_h

New Member

Download miễn phí Tìm hiểu về công cụ xây dưng hệ thống và cơ sở lý thuyết





CHƯƠNG1: CÔNG CỤ XÂY DƯNG HỆ THỐNG VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1. NGÔN NGỮ VB/VB.NET 3

1.2. CÔNG CỤ SQL SERVER 2000 15

1.2.1 Tổng quan về SQL server 2000 15

1.2.2 Yêu cầu phần cứng và hệ điều hành cho SQLserver 15

1.2.3. Hệ thống kết nối 16

1.2.4. Mô hình truy cập cơ sở dữ liệu phổ dụng 16

1.2.3. Các lệnh cơ bản trong SQL 17

1.3. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CHUẨN HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU 25

1.3.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu 25

1.3.4. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ 32

1.4. LÝ THUYẾT THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 43

1.5. CHUẨN HÓA 57

1.5.1. Chuẩn hóa bước 1 (1NF) 58

1.5.2. Chuẩn hóa bước 2 (2NF) 60

1.5.3. Chuẩn hóa bước 3 (3NF) 60

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH THI TRẮC NGHIỆM 61

2.1: PHÂN TÍCH YÊU CẦU 61

2.1.1. Nhu cầu thi trắc nghiệm 61

2.1.2. Yêu cầu của chương trình 62

2.2. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG 63

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THI TRẮC NGHIỆM 67

3.1. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG 67

3.2. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 69

3.2.1. Phân tích dữ liệu 69

3.2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu 71

3.3. THIẾT KẾ GIAO DIỆN 74

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ CODE CỦA CHƯƠNG TRÌNH 84

A. Code đăng nhập hệ thống 84

B. Code đăng nhập để thi 86

C. Chức năng in thí sinh 90

D. Code sao lưu Cơ sở dữ liệu 90

F. Code tính thời gian 92

G. Code kiểm tra đáp án trả lời 93

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ỗi loại mô hình dữ liệu đều có những ưu điểm và những mặt hạn chế của nó, nhưng vẫn có những mô hình dữ liệu nổi trội và được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua lịch sử phát triển của các mô hình dữ liệu.
Vào những năm sáu mươi, thế hệ đầu tiên của cơ sở dữ liệu ra đời dưới dạng mô hình thực thể kết hợp, mô hình mạng và mô hình phân cấp.
Vào những năm bảy mươi, thế hệ thứ hai của cơ sở dữ liệu ra đời. Đó là mô hình dữ liệu quan hệ do EF. Codd phát minh. Mô hình này có cấu trúc logic chặt chẽ. Đây là mô hình đã và đang được sử dụng rộng khắp trong công tác quản lý trên phạm vi toàn cầu. Việc nghiên cứu mô hình dữ liệu quan hệ nhằm vào lý thuyết chuẩn hoá các quan hệ và là một công cụ quan trọng trong việc phân tích thiết kế các hệ cơ sở dữ liệu hiện nay. Mục đích của nghiên cứu này nhằm bỏ đi các phần tử không bình thường của quan hệ khi thực hiện các phép cập nhật, loại bỏ các phần tử dư thừa.
Sang thập kỷ tám mươi, mô hình cơ sở dữ liệu thứ ba ra đời, đó là mô hình cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, mô hình cơ sở dữ liệu phân tán, mô hình cơ sở dữ liệu suy diễn, Trong phần tiếp theo sau đây, sẽ trình bày về mô hình dữ liệu tiêu biểu nhất để thiết kế (bước đầu) một ứng dụng tin học đó là mô hình thực thể kết hợp. Trong các chương còn lại của giáo trình này chúng tui sẽ trình bày về mô hình dữ liệu quan hệ.
1.3.3. Mô hình thực thể kết hợp
Hiện nay mô hình dữ liệu quan hệ thường được dùng trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, đây là mô hình dữ liệu ở mức vật lý. Để thành lập được mô hình này, thường là phải dùng mô hình dữ liệu ở mức quan niệm để đặc tả, một trongnhững mô hình ở dạng đó là mô hình thực thể kết hợp. Sau đây là các khái niệm của mô hình thực thể kết hợp.
1.3.3.1. Thực Thể (entity)
Thực thể là một sự vật tồn tại và phân biệt được, chẳng hạn sinh viên Nguyễn Văn Thành, lớp Cao Đẳng Tin Học 2A, môn học cơ sở dữ liệu, xe máy có biển số đăng ký 52-0549, là các ví dụ về thực thể.
1.3.3.2. Thuộc tính (attribute)
Các đặc điểm riêng của thực thể gọi là các thuộc tính.
Chẳng hạn các thuộc tính của sinh viên Nguyễn Văn Thành là:mã số sinh viên, giới tính, ngày sinh, hộ khẩu thường trú, lớp đang theo học
1.3.3.3. Loại thực thể (entity type)
Là tập hợp các thực thể có cùng thuộc tính. Mỗi loại thực thể đều phải được đặt tên sao cho có ý nghĩa. Một loại thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ nhật.
Ví dụ các sinh viên có mã sinh viên là ““02CĐTH019”, “02CĐTH519”, “02TCTH465”, nhóm lại thành một loại thực thể, được đặt tên là Sinhvien chẳng hạn.
Tương tự trong ứng dụng quản lý điểm của sinh viên (sẽ được trình bày ngay sau đây) ta có các loại thực thể như Monhoc, Lop, Khoa, (Trong giáo trình này, tên của loại thực thể được in hoa ký tự đầu tiên, các ký tự còn lại viết thường).
1.3.3.4. Khoá (key)
Khoá của loại thực thể E là một hay một tập các thuộc tính của E có thể dùng để phân biệt hai thực thể bất kỳ của E.
Ví dụ khoá của loại thực thể Sinhvien là MASV, của Lớp là MALOP, của Khoa là MAKHOA, của Monhoc là MAMH,
Cần chú ý rằng khi biểu diễn một hệ thống bằng mô hình thực thể kết hợp thì tên của các loại thực thể phải khác nhau. Trong danh sách các thuộc tính của một loại thực thể thì tập thuộc tính khoá thường được gạch dưới liền nét. Nếu một hệ thống có nhiều loại thực thể, để đơn giản hoá mô hình, người ta có thể chỉ nêu tên các loại thực thể, còn các thuộc tính của loại thực thể được liệt kê riêng.
Ví dụ 1.1:
Bài toán quản lý điểm của sinh viên được phát biểu sơ bộ như sau:
Mỗi sinh viên cần quản lý các thông tin như: họ và tên (HOTENSV),ngày tháng năm sinh(NGAYSINH), giới tính (NU), nơi sinh(NƠISINH), hộ khẩu thường trú (TINH). Mỗi sinh viên được cấp một mã số sinh viên duy nhất (MASV) để phân biệt với mọi sinh viên khác của trường, mỗi sinh viên chỉ thuộc về một lớp nào đó. Mỗi lớp học có một mã số lớp (MALOP)duy nhất để phân biệt với tất cả các lớp học khác trong trường: có một tên gọi (TENLOP) của lớp, mỗi lớp chỉ thuộc về một khoa.
Mỗi khoa có một tên gọi (TENKHOA) và một mã số duy nhất (MAKHOA) để phân biệt với các khoa khác. Mỗi môn học có một tên gọi (TENMH) cụ thể, được học trong một số đơn vị học trình (DONVIHT) )và ứng với môn học là một mã số duy nhất (MAMH) để phân biệt với các môn học khác. Mỗi giảng viên cần quản lý các thông tin: họ và tên(HOTENGV), cấp học vị (HOCVI), thuộc một chuyên ngành (CHUYENNGANH) và được gán cho một mã số duy nhất gọi là mã giảng viên(MAGV) để phân biệt với các giảng viênkhác. Mỗi giảng viên có thể dạy nhiều môn ở nhiều khoa, nhưng chỉ thuộc về sự quản lý hành chính của một khoa. Mỗi sinh viên với một môn học được phép thi tối đa 3 lần, mỗi lần thi (LANTHI), điểm thi (DIEMTHI). Mỗi môn học ở mỗi lớp học chỉ phân công cho một giảng viên dạy (tất nhiên là một giảng viên thì có thể dạy nhiều môn ở một lớp). Với bài toán trên thì các loại thực thể cần quản lý như: Sinhviên, Mônhọc, Khoa, Lớp, Giảngviên. Ví dụ với loại thực thể Sinhviên thì cần quản lý các thuộc tính như:MASV,HOTENSV, NGAYSINH, và ta có thể biểu diễn như sau:
1.3.3.5. Mối kết hợp (relationship)
Mối kết hợp diễn tả sự liên hệ giữa các loại thực thể trong một ứng dụng tin học.
Ví dụ mối kết hợp giữa hai loại thực thể Sinhviên và Lop, mối kết hợp giữa Sinhviên với Mônhọc,... Mối kết hợp được biểu diễn bằng một hình elip và hai bên là hai nhánh gắn kết với các loại thực thể (hay mối kết hợp) liên quan, tên mối kết hợp thường là: thuộc, gồm, chứa,... Chẳng hạn giữa hai loại thực thể Lớp và Khoa có mối kết hợp “thuộc” như sau:
Bản số của mối kết hợp:
Bản số của một nhánh R trong mối kết hợp thể hiện số lượng các thực thể thuộc thực thể ở nhánh “bên kia” có liên hệ với một thực thể của nhánh R.
Mỗi bản số là một cặp số (min,max), chỉ số lượng tối thiểu và số lượng tối đa của thực thể khi tham gia vào mối kết hợp đó.
Ví dụ:
Có nghĩa là: “mỗi sinh viên thuộc một và chỉ một lớp nên bản số bên nhánh Sinhviên là (1,1), mỗi lớp có 1 đến n sinh viên nên bản số bên nhánh Lop là (1,n)”. Trong một số trường hợp đặc biệt, mối kết hợp có thể có các thuộc tính đi kèm và do đó chúng thường được đặt tên ý với nghĩa đầy đủ hơn. Ví dụ giữa hai loại thực thể Monhoc và Sinhvien có mối kết hợp ketqua với ý nghĩa: “mỗi sinh viên ứng với mỗi lần thi của mỗi môn học có một kết quả điểm thi duy nhất”.
Khoá của mối kết hợp: Là hợp của các khoá của các loại thực thể liên quan. Chẳng hạn như thuộc tính MAGV là khoá của loại thực thể Giangvien, MALOP là thuộc tính khoá của loại thực thể Lop, MAMH là thuộc tính khoá của loại thực thể Monhoc, do đó mối kết hợp phancong (giữa các loại thực thể Giangvien,Lop,Monhoc) có khoá là {MAGV,MAMH,MALOP} - phancong là mối kết hợp 3 ngôi. Việc thành lập mô hình thực thể kết hợp cho một ứng dụng tin học có thể tiến hành theo các bước sau:
√ Xác định danh sách các loại...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top