biyun_xiaolin

New Member
Download Luận án Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975)

Download miễn phí Luận án Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975)





Nguyện vọng cao nhất của dân tộc Việt Nam từ sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết
là thống nhất đất nước. Do đó nhiệm vụ quan trọng của phong trào cách mạng miền
Nam thời kỳ 1954-1956 là đấu tranh đòi Mỹ-ngụy thi hành Hiệp định.
Công nhân cao su đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ chú trọng vào hai điểm:
đòi Mỹ-ngụy hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh, tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 07 năm 1956; đòi
thi hành điều 14c Hiệp định, chống Mỹ-ngụy khủng bố người yêu nước và kháng
chiến. Phong trào này đã tạo được không khí phấn khởi trong công nhân cao su, đồng
thời khẳng định niềm tin của công nhân vào cách mạng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

y quân đội nguỵ đóng tại địa phương điều
động một tiểu đoàn bảo an và một chi công an quận ra trấn áp công nhân. Chi bộ Đảng
Quản Lợi lãnh đạo công nhân đối phó với lực lượng này, vừa kiên trì đấu tranh, vừa
làm công tác binh vận lôi kéo binh lính đồng tình với cuộc đấu tranh, đồng thời họp
bàn biện pháp mở diện rộng đấu tranh sang Xa Trạch, Xa Cam, Xa Cát. Mục đích là
tập hợp lực lượng làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh. Trước sức mạnh đấu tranh đồng
loạt của công nhân các đồn điền tại Hớn Quản, chủ đồn điền phải nhận giải quyết một
số yêu sách như:
- Đồng ý bỏ cấp phát gạo đỏ. Cấp gạo trắng loại 2, trong đó gạo tấm chiếm 35%.
- Hủy bỏ đánh đập công nhân.
- Lương tăng từ 17 đồng lên 26 đồng một ngày.
317
- Khẩu phần ăn của một bệnh nhân nằm tại nhà thương tăng từ 6 đồng lên 8 đồng
mỗi ngày [85;55].
Sự kiện trên giúp cho 4.000 công nhân đồn điền Phú Riềng, Thuận Lợi thêm sức
mạnh đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, cùng phương cách mở rộng diện, lôi kéo binh
lính đạt kết quả mong muốn.
Đầu năm 1955, nhân cơ hội chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm lập ra những hội
như “hội đồng hương chánh”, “nghiệp đoàn không chính trị”; những thuyết dụ, như
“thuyết dân chủ”, “thuyết hoà hợp giai cấp”… Xứ ủy chỉ đạo Ban công vận xứ đưa cán
bộ cách mạng vào tác nghiệp trong các hội, nghiệp đoàn để tập hợp lực lượng, hướng
dẫn công nhân đấu tranh.
Ở Dầu Tiếng, tháng 02 năm 1955, 5.000 công nhân tập hợp biểu tình đòi chủ đồn
điền Pháp tăng lương từ 20% đến 50%, chống cúp phạt vô lý, bớt mức khoán, ngày làm
08 giờ, dời nhà, ở sạch, gạo tốt, nước uống vệ sinh.[34;119]
Tại Lộc Ninh, ngày 03 tháng 03 năm 1955, cấp ủy đảng Lộc Ninh huy động 12.000
công nhân Kinh, Thượng kéo về thị trấn Lộc Ninh đòi tăng lương, đòi trả lương người
Thượng ngang lương người Kinh, đòi tự do hội họp. Cuộc đấu tranh tăng 17.000 người
trong ngày, chủ đồn điền Đờ La-Lăng buộc phải chấp nhận yêu sách về quyền lợi bức
thiết như tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân
[85;50].
Kết quả của những sự kiện lịch sử đã diễn ra này là một văn bản “Cộng đồng hiệp
ước cao su Việt Nam”, với 16 điểm được chính thức công bố thay cho những quy định
về chế độ đồn điền của thực dân Pháp trước đây.
Bản “Cộng đồng hiệp ước cao su Việt Nam” đã được ký kết giữa một bên là Nghiệp
đoàn khai thác cao su Việt Nam gồm các công ty: Đất đỏ, CEXO, SIPH, Mít-sơ-lanh,
Hê-va Tây Ninh, Cao su Đồng Nai (LCD), Hê-va Xuân Lộc, Cao su Đông Dương,
Công ty cao su Phước Hoà, Hê-va Cầu Khởi, Công ty nông nghiệp Thành Tuy Hạ,
Viện khảo cứu cao su Việt Nam tại Lai Khê, Lắp-bê chủ sở hữu đồn điền Phước Hoà,
Viện Pasteur và một bên gồm Tổng liên đoàn đồn điền Việt Nam (Đảng lãnh đạo) do
Vũ Hà Thành làm Tổng thư ký và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với Nguyễn Văn
Của làm chủ tịch. [31;369]
318
Bản “Cộng đồng hiệp ước cao su Việt Nam” gồm 21 chương, 257 điều, quy định chi
tiết về các quyền công nhân như tự do nghiệp đoàn, tự do tư tưởng, chế độ đại biểu
công nhân, thâm niên, ngày làm, vệ sinh và an ninh xã hội[31;369]…
Về tiền lương, chương IV quy định lương công nhân cạo mủ 40 đồng/ngày, cạo 01
buổi 26 đồng. Ngoài lương công nhân được hưởng một phần gạo 933 gram mỗi ngày
cạo, loại gạo số 1 với 35% tấm. Vợ, con công nhân hàng tháng có trợ cấp và
tiền[31;369].
Về lao động, chương XI quy định công nhân làm 08 giờ mỗi ngày, một tuần làm 48
tiếng. Tiền thâm niên công nhân được tính từ tháng 30 đến 05 năm liền, thâm niên
bằng ½ tháng lương. Từ 05 năm trở đi tiền thâm niên bằng 01 tháng lương[31;369].
Chương XIX quy định chủ không được sa thải công nhân tuỳ tiện, khi sa thải phải có
phụ cấp nếu công nhân đã làm trên 30 tháng. Hiệp ước được thi hành trong 03 năm,
sau đó sẽ được sửa chữa, bổ sung[31;370].
Các chủ tư bản đồn điền Thủ Dầu Một còn chấp nhận đóng thuế cho cách mạng
(theo báo cáo của Ban công vận Khu ủy miền Đông Nam Bộ trong thời điểm 1960-
1963 vấn đề tài chính chi tiêu của các cơ quan đơn vị kháng chiến trong toàn khu miền
Đông phần lớn là dựa vào nghĩa vụ thuế ở các đồn điền cao su). Đây là sự kiện lớn, là
thắng lợi lớn của công nhân cao su Thủ Dầu Một và miền Đông Nam Bộ.
Những quyền lợi từ bản “Cộng đồng hiệp ước cao su Việt Nam” đã công bố nhưng
vẫn còn trên giấy, chưa được thi hành. Thực tế, giới chủ đồn điền cao su vẫn giằng co,
chậm giải quyết. Thời gian này, công nhân cao su đứng trước sự đe dọa mới, bị quy
chụp là “cộng sản”, bắt đi tù hay bị đuổi việc. Cuộc sống của công nhân khó khăn,
căng thẳng từng ngày, từng giờ.
Mặc dù, công nhân đấu tranh đòi cải thiện dân sinh, đòi tự do dân chủ thành thế liên
hoàn, ủng hộ nhau và đạt được một số thắng lợi đáng ghi nhận. Nhưng do cơ sở cách
mạng bên trong và bên ngoài còn ít ỏi, chưa thực hiện được việc phối hợp với nhau
chặt chẽ. Trong quá trình đưa người vào tổ chức Mỹ-Diệm, lực lượng cán bộ cơ sở ở
đồn điền chưa nguỵ trang thấu đáo, chặt chẽ, nên chính quyền Diệm dần phát hiện và
hình thành một kế hoạch đánh phá, khủng bố.
Gạo ẩm, cúp phạt, ngày công quá nhiều giờ… vẫn trở đi trở lại với người công nhân,
mặc dù giới chủ người Pháp đã phải xoay ra thủ đoạn “mật ngọt chết ruồi” thay thế
dần cho chế độ đòn roi, khổ sai. Sự thay đổi này diễn ra một cách trì trệ. Cho đến năm
319
1956, người công nhân cao su vẫn sống trong tình cảnh: việc làm không nỗi, bụng ỏng,
da vàng, ngực lép, ngủ tối lạnh thấu xương[139;2] …
Trước tình cảnh đó, mục tiêu đấu tranh của công nhân cao su vẫn theo đuổi là hủy
bỏ chế độ cao su cũ, ngày làm 8 giờ, bỏ việc cúp phạt không lý do, đòi cải thiện chế độ
ăn, đòi nhà ở, đòi chế độ nghỉ dưỡng đối với những công nhân bị đau ốm, sinh đẻ, đòi
thực hiện dân chủ, tự do. Đấu tranh giai cấp nằm trong cuộc đấu tranh trung tâm của
dân tộc: Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tổng tuyển cử thống nhất nước nhàø.
3.1.2.2. Đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ, đòi hoà bình thống nhất đất
nước, “chống” viện trợ Mỹ.
Nguyện vọng cao nhất của dân tộc Việt Nam từ sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết
là thống nhất đất nước. Do đó nhiệm vụ quan trọng của phong trào cách mạng miền
Nam thời kỳ 1954-1956 là đấu tranh đòi Mỹ-ngụy thi hành Hiệp định.
Công nhân cao su đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ chú trọng vào hai điểm:
đòi Mỹ-ngụy hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh, tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 07 năm 1956; đòi
thi hành điều 14c Hiệp định, chống Mỹ-ngụy khủng bố người yêu nước và kháng
chiến. Phong trào này đã tạo được không khí phấn khởi trong công nhân cao su, đồng
thời khẳng định niềm tin của công nhân vào cách mạng.
Những năm 1954 - 1...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top