sungyuri95

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ
I. Khái niệm và phân loại du lịch quốc tế
1. Một số khái niệm
2. Phân loại du lịch quốc tế
II.Vai trò và những nội dung cơ bản của kinh doanh du lịch quốc tế
1. Vai trò
1.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước
1.2. Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch
1.3. Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư
1.4. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà
1.5. Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế
1.6. Các vai trò khác
2. Nội dung của hoạt động kinh doanh quốc tế
III. Đặc điểm thị trường du lịch quốc tế
IV. Hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng
1. Hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế
2. Các nhân tố ảnh hưởng
2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.3. Ảnh hưởng từ các nhân tố khác
Chương II: NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO
I. Giới thiệu chung về đất nước và hoạt động du lịch của Thái Lan và Singapo
1. Vài nét về Thái Lan và du lịch Thái Lan
1.1. Sơ lược về Vương quốc Thái Lan
1.2. Sơ lược về du lịch Thái Lan
2. Vài nét về Singapo và du lịch Singapo
2.1. Sơ lược về Quốc đảo Singapo
2.2. Sơ lược về du lịch Singapo
II. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo
1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch
2. Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch
2.1. Đường giao thông
2.2. Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí
2.3. Phương tiện vận chuyển trong du lịch
3. Yếu tố con người trong hoạt động du lịch
3.1. Hướng dẫn viên du lịch
3.2. Điều hành du lịch
3.3. Các đối tượng khác
4. Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch
4.1. Loại bỏ các phiền toái và e sợ cho du khách trong chuyến du lịch
4.2. Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch
4.3. Chiến lược sản phẩm du lịch
4.4 Chính sách giá
4.5. Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch
4.6. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững
5. Những kinh nghiệm từ các yếu tố khác
5.1. Lễ hội
5.2. Các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch
5.3. Phố đi bộ và chợ đêm
5.4. cách thanh toán
5.5. Vấn đề môi trường và vệ sinh trong du lịch
5.6. Chính sách mùa siêu giảm giá
5.7. Những việc làm nhỏ chứng tỏ sự quan tâm đến khách du lịch
Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch quốc tế ở Việt Nam
2. Một số kiến nghị giải pháp để đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan và Singapo
2.1 Một số hạn chế và điểm yếu dễ nhận thấy ở hoạt động đón khách quốc tế của Việt Nam
2.2 Những đề xuất kiến nghị
2.2.1 Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch
2.2.1.1 Chính phủ
2.2.1.2 Tổng cục du lịch Việt Nam
2.2.2 Đối với các bộ ngành có liên quan
2.2.3 Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Đây là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận có triển vọng phát triển trong xã hội hiện đại.
Về mặt xã hội, du lịch trong thời hiện đại là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Ngày nay, mức độ phát triển, khá giả của đời sống không chỉ đo đếm bằng con số các tiện nghi vật chất mà còn ở việc con người đã đi du lịch được bao nhiêu nơi, làm giàu có thêm được bao nhiêu vốn sống của mình. Nếu như năm 1960, số khách đi du lịch quốc tế toàn Thế giới mới chỉ là 69 triệu người thì năm 1990 con số này là 385 triệu người và đến năm 2007 đã đạt con số kỷ lục 898 triệu lượt người.. Dự báo trong tương lai con số này sẽ không ngừng tăng 1937 triệu vào năm 2010 (theo WTO).
Một số nét về du lịch theo Tổ chức du lịch Thế giới, du lịch đang ngày càng trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranh chống cùng kiệt đói trên thế giới, do tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới và nhiều việc làm nhất trên thế giới ( với 207 triệu việc làm trực tiếp hay gián tiếp; 75% hành khách của ngành hàng không quốc tế là du khách); du lịch toàn cầu mỗi năm thu nhập hơn 514 tỷ USD; tại 83% nước trên thế giới, du lịch là 1 trong 5 nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng các nước vùng Caribe thì 50% GDP là từ du lịch.
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của rất nhiều quốc gia bởi du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà bên cạnh đó nó còn là thông điệp của tình hữu nghị hoà bình và sự hợp tác giữa các quốc gia... Và cũng giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào, muốn phát triển mỗi cấp ngành có liên quan sẽ có những mối quan tâm khác nhau. Đối với ngành công nghiệp du lịch điều quan tâm hàng đầu là làm thế nào thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và kích thích khách du lịch tiêu nhiều tiền khi đi du lịch.
Việt Nam - một đất nước với phong cảnh hữu tình, nhiều tài nguyên du lịch đáng nhẽ phải thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng khách quốc tế Việt Nam đón mỗi năm còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực, kể cả so sánh với những nước có nguồn tài nguyên du lịch không bằng Việt Nam. Để quản lý và khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực du lịch đôi khi ngoài nỗ lực của bản thân, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực.
Xuất phát từ những ý tưởng trên đây, tui mạnh dạn chọn đề tài:
“Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo. Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam”
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: hoạt động du lịch quốc tế tại Thái Lan và Singapo, những kinh nghiệm hay đã áp dụng để phát triển du lịch ở hai nước này.
- Mục tiêu nghiên cứu: đưa ra một số giải pháp từ kinh nghiệm của các nước nói trên để có hướng phát triển cho du lịch Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Phương pháp thu thập: Thông tin thứ cấp và sơ cấp.
+ Phương pháp xử lý: Phương pháp phân tích và khái quát hoá, các phương pháp thống kê.
-Kết cấu của luận văn chia làm ba chương:
+ Chương I: Một số vấn đề lý luận về du lịch quốc tế
+ Chương II: Những kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế tại Thái Lan và Singapo
+ Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp rút ra từ kinh nghiệm phát triển của Thái Lan và Singapo cho hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam
Do kiến thức còn hạn chế, thực tế kinh nghiệm chưa nhiều và đề tài lựa chọn cũng là một đề tài vĩ mô nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. tui rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn.
tui xin chân thành Thank Chủ nhiệm khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế cùng các thầy, các cô, các bạn trong trường ĐHNT đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tui hoàn thành tốt bài viết này.



CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DU LỊCH QUỐC TẾ
1. Một số khái niệm
1.1 Khái niệm về du lịch
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và kinh tế Du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới.
Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người. Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp hoạt động du lịch mang tính tự phát, đó là các cuộc hành hương về đất thánh, các thánh địa, chùa chiền, các nhà thờ KiTô giáo. Tới thế kỷ thứ XVII, khi các cuộc chiến tranh kết thúc thời kỳ Phục Hưng ở các nước châu Âu bắt đầu, kinh tế xã hội phát triển nhanh, thông tin, bưu điện cũng như giao thông vận tải phát triển và thúc đẩy cho du lịch phát triển mạnh mẽ.
Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của các hãng lữ hành Thomas Cook. Năm 1841 Thomas Cook đã tổ chức cho 570 người từ Leicestor đến Longshoroungh với một mức giá trọn gói gồm các dịch vụ vui chơi, ca nhạc, đồ uống... Nhưng du lịch chỉ thực sự phổ biến cuối thế kỷ XIX và bùng nổ vào thập kỷ 60 cuối thế kỷ XX này khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai đem lại những thành quả vô cùng to lớn về kinh tế xã hội. Con người sống trong không gian với "bê tông" "máy tính", tác phong công nghiệp đã quá mệt mỏi họ nảy sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cuội nguồn văn minh nông nghiệp hay chỉ đơn giản để nghỉ ngơi, sau một thời gian lao động.
Như vậy, du lịch đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời sống con người và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu. Vậy du lịch là gì?
Về khái niệm du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
* Dưới góc độ khách du lịch:
Theo nhà kinh tế học người Áo Rozep Stander cho rằng khách du lịch là loại khách đi lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
* Dưới góc độ nhà kinh doanh du lịch:
Du lịch được hiểu là việc sản xuất bán và trao cho khách các dịch vụ và hàng hoá nhằm đảm bảo việc đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí, thông tin đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia và các tổ chức kinh doanh đó.
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau:
"Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"
1.2 Khái niệm về du lịch quốc tế
Các định nghĩa về du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang gặp phải những khó khăn nhất định. Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau.
Theo định nghĩa của hội nghị ở Rôma do Liên Hiệp Quốc tổ chức về các vấn đề của du lịch quốc tế năm 1963: Khách du lịch quốc tế là những người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn.
Định nghĩa trên mắc phải sai lầm đó là không đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng hay phụ thuộc giữa các ngành với nhau trong du lịch. Định nghĩa vẫn chưa giới hạn đầy đủ đặc trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và các mối quan hệ kinh tế du lịch (các mối quan hệ thuộc loại nào: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá). Ngoài ra, định nghĩa cũng bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Xuất phát từ những thực tế đó, chúng ta chỉ có thể nhìn nhận du lịch quốc tế như sau: Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau. Ở hình thức này khách phải vượt qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Từ cách nhìn nhận trên chúng ta có thể thấy rằng du lịch quốc tế là những hình thức du lịch có dính dáng tới yếu tố nước ngoài, điểm đi và điểm đến của hành trình ở các quốc gia khác nhau, khách du lịch sử dụng ngoại tệ của nước mình đem tới nước du lịch để chi tiêu cho nhu cầu du lịch của mình.
2. Phân loại du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế được chia làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động.
+ Du lịch quốc tế chủ động là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đến một đất nước nào đó, ví dụ đến Việt Nam và tiêu tiền kiếm được từ đất nước của họ.
+ Du lịch quốc tế bị động là hình thức du lịch có trong trường hợp các công dân Việt Nam đi ra ngoài biên giới nước ta và trong chuyến đi ấy, họ tiêu tiền kiếm được ở Việt Nam.
Xét trên phương diện kinh tế, du lịch quốc tế chủ động gần giống hoạt động xuất khẩu vì nó làm tăng thu nhập ngoai tệ cho đất nước du lịch. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đổi ra bản tệ để chi tiêu số tiền chi tiêu ở nơi du lịch đẩy mạnh cán cân thanh toán của Việt Nam. Đối với hình thức du lịch quốc tế bị động, loại du lịch này tương tự như nhập khẩu hàng hoá vì nó liên quan tới chi ngoại tệ.
Xét trên phương tiện văn hoá xã hội: Khách du lịch quốc tế có cơ hội tìm hiểu các phong tục tập quán, hệ thống văn hoá, pháp luật của nước sở tại, đồng thời chịu sự chi phối của hệ thống chính trị, văn hoá, kinh tế cũng như pháp luật của nước đó. Điều này có nghĩa là khi đó du lịch tại một quốc gia khác, khách du lịch phải tuân theo qui định về luật pháp, văn hoá, xã hội, của quốc gia đó.
Nguyên tắc trao đổi văn hoá và kinh tế trên cơ sở này sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của du lịch quốc tế chủ động cũng như du lịch quốc tế bị
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoangcung

Member
Re: [Free] Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo - Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

Tìm đúng cuốn đang cần tìm hiểu mà chưa có link tải ạ. Kính nhờ Bác gửi cho em cuốn này với ạ. Xin đa tạ Bác.
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo - Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

hoangcung

Member
Re: [Free] Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo - Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

Thật không biết nói gì hơn. Chân thành Thank Bác.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển dịch vụ Logistics tại Singapore bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: KINH NGHIỆM CỦA Khoa học kỹ thuật 0
M Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, kh Luận văn Kinh tế 0
H Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà n Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển công nghiệp điện tử ở Châu Á Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top